Ấn Độ “thả cửa”, chuyên gia lo nguy cơ tái vỡ trận vì Covid-19
Ấn Độ đứng trước nguy cơ bùng dịch trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế, dù nước này vừa trải qua làn sóng Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có.
Người Ấn Độ mua bán ở chợ sau khi chính quyền nới lỏng biện pháp hạn chế hồi tháng 6 (Ảnh: Reuters).
Cách đây hơn 2 tháng, khoảng 4.000 người chết vì Covid-19 mỗi ngày ở Ấn Độ. Nhưng vào cuối tuần trước, một quán bar trên cao ở thủ đô New Delhi một lần nữa chật cứng thanh niên không đeo khẩu trang.
Srishtii Guptaa là một trong số hàng trăm người có mặt tại câu lạc bộ đêm nổi tiếng này. Nữ sinh viên 29 tuổi từng mất một số người thân vì Covid-19 hồi tháng 4 và tháng 5, nhưng bây giờ cô đã quay trở lại cuộc sống bận rộn sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
“Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Không có gì có thể ngăn tôi khỏi tiệc tùng”, Guptaa nói.
Đối với một số người Ấn Độ, cuộc sống đã trở lại bình thường sau đợt bùng phát dịch khủng khiếp vừa qua. Tại New Delhi và các thành phố khác trên khắp đất nước, người dân lại đổ xô đến các trung tâm mua sắm, chen chân trong các nhà hàng và tập trung tại các quán bar. Nhiều người không còn quan tâm đến các biện pháp phòng dịch như giãn cách hay đeo khẩu trang.
Dù chiến dịch tiêm chủng diễn ra chậm chạp, song số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ đã giảm đáng kể sau khi lên đến đỉnh điểm hơn 400.000 người nhiễm một ngày hồi đầu tháng 5. Hiện mới chỉ có khoảng 7% trong số hơn 1,3 tỷ dân Ấn Độ được tiêm 2 liều vắc xin Covid-19.
Các chuyên gia y tế cho rằng số ca nhiễm giảm một phần do các biện pháp phong tỏa khu vực hồi tháng 4 và tháng 5 buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải ở trong nhà. Ngoài ra, sau khi làn sóng Covid-19 càn quét Ấn Độ, một phần lớn dân số nước này đã đạt mức độ miễn dịch cộng đồng nhất định.
Theo kết quả nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ công bố hồi tháng trước, khoảng 2/3 người dân Ấn Độ đã có kháng thể. Cuộc khảo sát cho thấy 67,6% người trưởng thành ở Ấn Độ có kháng thể Covid-19, mặc dù hơn 62% chưa được tiêm chủng.
Video đang HOT
Nhiều người Ấn Độ phớt lờ các biện pháp phòng ngừa Covid-19 vì tin tưởng vào việc miễn dịch. Một số người khác nói rằng họ không thể tránh các khu vực đông người, đặc biệt tại các thành phố đông dân ở Ấn Độ. Do vậy, họ háo hức được trở lại cuộc sống bình thương, bất chấp mối nguy hiểm của Covid-19.
Giàn hỏa thiêu tập thể khi số ca tử vong vì Covid-19 tăng cao tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Anushka Bishnol, kỹ sư phần mềm 29 tuổi, đã ở trong nhà suốt 2 tháng sau khi mắc Covid-19. Bây giờ Anushka tin rằng kháng thể sẽ giúp bảo vệ cô.
“Thật chán nản khi bị ốm. Được gặp lại mọi người là điều tuyệt vời”, Anushka cho biết.
Hoạt động trở lại là “phao cứu sinh” với nhiều doanh nghiệp sau khi phải đóng cửa hàng loạt trong đợt phong tỏa hồi tháng 4 và tháng 5, dù doanh số bán lẻ vẫn thấp hơn nhiều so với trước dịch. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại rằng, việc quay trở lại cuộc sống bình thường quá nhanh ở Ấn Độ sẽ làm bùng phát đợt dịch mới vào cuối năm nay.
Theo Wall Street Journal , giãn cách xã hội là biện pháp khó thực hiện ở Ấn Độ, vì hàng triệu người dân thu nhập thấp không thể làm việc tại nhà. Nhiều gia đình sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà. Đối với người nghèo Ấn Độ, Covid-19 cũng chỉ như một trong nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ chết người mà họ phải sống chung.
Tuy nhiên, tiến sĩ Lalit Kant, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từng làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, cho biết điều khiến ông lo ngại là, ngay cả những người có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng hành động như thể Covid-19 không tồn tại.
“Mọi người vẫn đang nghĩ rằng “tại sao chúng ta lại không ra ngoài và tận hưởng cuộc sống”", chuyên gia Kant cho biết.
Ấn Độ xác nhận hơn 426.000 người đã tử vong vì Covid-19 tại nước này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng con số trên thực tế có thể lên tới hàng triệu người.
Theo kết quả nghiên cứu do Trung tâm Phát triển Toàn cầu công bố ngày 19/7, số người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ cao gấp 10 lần so với con số được các nhà chức trách nước này công bố chính thức. Nếu kết quả này là chính xác, đại dịch Covid-19 rất có thể là thảm họa chết chóc tồi tệ nhất ở đất nước 1,4 tỷ dân kể từ khi giành độc lập.
Theo Reuters , nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Toàn cầu đã phân tích dữ liệu kể từ khi bắt đầu đại dịch vào năm ngoái cho đến tháng 6 năm nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng, số ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ trên thực tế nằm trong khoảng từ 3,4 triệu đến 4,7 triệu người.
“Tháng 4 và tháng 5 là phiên bản 11/9 của chúng tôi. Covid-19 đã tấn công chúng tôi”, Saurav Vashist, chủ một doanh nghiệp, cho biết, đề cập tới vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ.
Làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Ấn Độ, xảy ra từ tháng 3, là đợt bùng phát dịch tàn phá nặng nề nhất. Người chết nằm ngổn ngang trên đường phố và bên ngoài cổng bệnh viện. Các cơ sở y tế bị quá tải và từ chối tiếp nhận bệnh nhân, trong khi giường bệnh và ôxy cạn kiệt.
Nhiều nhà dịch tễ học dự đoán, Ấn Độ có thể đối mặt với đợt bùng phát dịch mới vào cuối năm 2021. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ ước tính khoảng 400 triệu người ở nước này chưa có miễn dịch với virus. Những người hiện có kháng thể sẽ nhận ra rằng khả năng miễn dịch của họ sẽ giảm dần sau vài tháng, dẫn đến việc họ dễ bị nhiễm virus lần nữa.
Tuy nhiên, với nhiều người Ấn Độ đã sống sót qua đợt dịch khủng khiếp vừa qua, họ đã chọn cách rũ bỏ nỗi sợ hãi.
Doanh nhân Vashist cho biết đại dịch hiếm khi được nhắc tới trong các cuộc trò chuyện giữa anh và nhóm bạn. “Không ai muốn nhắc lại và không ai nói về nó”, Vashist nói.
Trung Quốc ngầm "phản đòn" Mỹ giữa tranh cãi nguồn gốc Covid-19
Ngoại trưởng Trung Quốc chỉ trích một số nước phát triển tích trữ vắc xin Covid-19, trong khi tuyên bố Bắc Kinh đã cung cấp hơn 350 triệu liều cho thế giới.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Getty).
"Trung Quốc đã cung cấp hơn 350 triệu liều vắc xin cho cộng đồng quốc tế. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nước phát triển đã áp dụng cách tiếp cận "trong nước là trên hết"", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Ngoại trưởng các nước thành viên BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) hôm 1/6.
Cả Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đều có các hãng sản xuất vắc xin trong nước.
"Chúng tôi hy vọng các nước BRICS sẽ tiếp tục biến vắc xin trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu và tuân thủ nguyên tắc phân phối công bằng và hợp lý. Chúng tôi hỗ trợ các nhà sản xuất vắc xin của mình chuyển giao công nghệ của họ cho các nước đang phát triển khác để cùng sản xuất vắc xin", ông Vương nói thêm.
Nhà ngoại giao Trung Quốc một lần nữa chỉ trích các quốc gia lợi dụng "mác chính trị" trong vấn đề Covid-19. Tuyên bố này của ông Vương Nghị được cho là nhằm đáp trả thông báo của chính quyền Mỹ tuần trước rằng, nước này sẽ điều tra thêm về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, bao gồm khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi có các ca Covid-19 đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm 2019.
Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi các nước BRICS chống lại "các hành động đơn phương dưới ngọn cờ chủ nghĩa đa phương", chẳng hạn như cách tiếp cận "trong nước là trên hết", thành lập "các câu lạc bộ" và "chủ nghĩa đa phương có chọn lọc". Ông Vương cho rằng một số quốc gia đang thực hiện quyền bá chủ "nhân danh chủ nghĩa đa phương".
Phát biểu của ông Vương Nghị được đưa ra khi đại dịch vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới, trong đó nhiều quốc gia - đặc biệt là những nước nghèo hơn - đang phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung vắc xin trong bối cảnh chương trình triển khai vắc xin đang bị cản trở bởi những căng thẳng địa chính trị và thiếu sự phối hợp toàn cầu.
Trung Quốc vẫn coi nước này là nhà cung cấp vắc xin toàn cầu, nhưng giới chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược "ngoại giao vắc xin" để ghi điểm và giành cơ hội trong tương lai. Trong khi Trung Quốc tuyên bố ủng hộ bất kỳ quốc gia nào cam kết cung cấp vắc xin cho các quốc gia đang phát triển, Bắc Kinh đã chỉ trích các sáng kiến do Mỹ dẫn đầu nhằm mở rộng hoạt động sản xuất vắc xin trong khu vực như sáng kiến của Bộ Tứ - nhóm mà Bắc Kinh gọi là "câu lạc bộ chống Trung Quốc".
Theo kế hoạch của Bộ Tứ được công bố hồi tháng 3, Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ tài trợ cho Ấn Độ - nhà sản xuất vắc xin số 1 thế giới - sản xuất tới 1 triệu liều để phân phối ở châu Á, chủ yếu là Đông Nam Á, vào cuối năm sau. Tuy nhiên, tương lai của sáng kiến này hiện vẫn chưa rõ ràng, vì Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu vắc xin từ tháng trước khi phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều đã tham gia Sáng kiến COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn để đảm bảo các nước nghèo hơn được tiếp cận công bằng và bình đẳng vắc xin Covid-19. Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết rằng nước này sẽ tài trợ 80 triệu liều vắc xin toàn cầu.
Những người tiếp nguồn sống cho bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ Srinivas B.V. hầu như không ngủ ban đêm. Điện thoại của anh reo liên tục với tiếng kêu cứu từ những người dân Ấn Độ đang chật vật chống chọi Covid-19. "Nếu lỡ cuộc gọi nào đó, chúng tôi sẽ liên lạc lại và hỏi xem có thể làm gì", Srinivas, lãnh đạo đoàn thanh niên thuộc đảng Quốc đại (INC) Ấn Độ,...