Tướng Mỹ: Xung đột với Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn trên cả đất liền
Tướng Richard Coffman, Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ cho biết Bắc Kinh không còn là mối đe dọa “khu vực” mà còn đối với toàn cầu.
Tại hội thảo do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tổ chức hôm 10/3, tướng Richard Coffman, người đứng đầu Đội đa chức năng xe chiến đấu thế hệ tiếp theo, Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ nhấn mạnh, không chỉ tác chiến bằng hải quân, chiến tranh trên bộ sẽ mang tính quyết định đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Trung Quốc sẽ sử dụng mọi mũi tấn công để thực hiện tham vọng của mình”, tướng Richard Coffman nói, cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc. Theo Richard Coffman, Washington sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa với tần suất liên tục từ Bắc Kinh.
Mỹ sẽ phải đối đầu với những thách thức từ Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn cả trên đất liền. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tướng Coffman kêu gọi các chiến lược gia đánh giá lại về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc, lưu ý rằng Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) của quân đội Mỹ bao phủ 2,7 tỷ km2 đất liền và 50% dân số thế giới.
“Nhiều người xem khu vực hoạt động của INDOPACOM chỉ trên phạm vi biển. Tuy nhiên, cần quan tâm đến đất liền vì đây sẽ là chiến trường quan trọng, có tính chất quyết định. Sẽ cần tăng cường hiện diện quân sự ở đất liền. Trung Quốc hiện có 7.000 xe tăng và 3.000 xe chiến đấu bộ binh, và sẽ giành lợi thế ở đất liền trong khu vực nếu chúng ta không có sự hiện diện ở đó”, tướng Richard Coffman cho hay.
Video đang HOT
“Hiện nay, mối đe dọa đối với Mỹ nằm ở châu Á và mối đe dọa này ngày càng gia tăng trước sự lớn mạnh, hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc”, ông Richard Coffman nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Coffman cũng vạch ra quy mô của các tham vọng quốc phòng của Bắc Kinh. “Trước đây, Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực. Giờ đây không chỉ dừng lại ở khu vực, Bắc Kinh đang cạnh tranh với chúng ta trên toàn cầu. Sẽ là sau lầm nếu cho rằng Trung Quốc sẽ tự giới hạn trong xung đột. Nước này đang tích cực cạnh tranh trên các lĩnh vực ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế… Do đó, trong các vấn đề xung đột, nước này cũng chiến đấu trên phạm vi toàn cầu”, tướng Coffman nhận định.
Bình luận của ông Coffman được đưa ra khi Lầu Năm Góc xem xét lại vị thế toàn cầu và sự kết hợp lực lượng để đối phó với Trung Quốc - “mối đe dọa chiến lược lâu dài lớn nhất đối với an ninh” , theo mô tả của Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ Philip Davidson.
Hôm 10/3, Viện Hải quân Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đang xem xét cắt giảm cơ cấu lực lượng tàu sân bay để phù hợp với ngân sách quốc phòng năm 2022 – với mức cao nhất từ 704 tỷ USD đến 708 tỷ USD.
Tân Hoa Xã hôm 10/3 đăng tải bài phân tích ủng hộ chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc. Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người, và chi tiêu quốc phòng theo kế hoạch cho năm 2021 của nước này sẽ vào khoảng 140 USD/đầu người.
“Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài chính 2021 là 740,5 tỷ USD, tương đương với chi tiêu bình quân đầu người khoảng 2.230 USD, gấp khoảng 15 lần so với con số của Trung Quốc. Tính theo tỷ lệ GDP chi cho ngân sách quốc phòng, chắc chắn chi tiêu quân sự của Trung Quốc đang ở mức thấp”, phân tích trên Tân Hoa Xã cho hay.
Đô đốc Mỹ lo Trung Quốc tấn công đảo Đài Loan trước 2027
Đô đốc Davidson cảnh báo Trung Quốc đang tăng tốc tham vọng thế chỗ Mỹ và có thể dùng vũ lực thu hồi đảo Đài Loan trong 6 năm tới.
"Tôi lo rằng Trung Quốc đang tăng tốc tham vọng vượt mặt Mỹ, thay thế vai trò lãnh đạo của chúng ta trong trật tự thế giới dựa trên thượng tôn pháp luật trước năm 2050", đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, phát biểu trong cuộc họp với Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 9/3.
"Đài Loan rõ ràng là một trong những mục tiêu đầu tiên trong tham vọng đó, tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành hiện thực trong thập kỷ này, thực tế là trong 6 năm tới", ông nói tiếp.
Đô đốc Davidson cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, thậm chí đe dọa đảo Guam chiến lược của Mỹ trên Thái Bình Dương. "Guam giờ là mục tiêu của họ", Davidson nói và nhắc tới video được quân đội Trung Quốc công bố trước đây, trong đó mô phỏng đòn đánh vào căn cứ Mỹ tại Guam và Diego Garcia.
Tiêm kích Đài Loan bám đuôi oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc hồi tháng 2/2020. Ảnh: Reuters .
Ông kêu gọi các nghị sĩ phê chuẩn kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa Aegis Ashore tại Guam, nhằm "tăng cường phòng thủ và chuẩn bị cho những mối đe dọa sẽ xuất hiện trong tương lai", đồng thời bổ sung ngân sách cho các dự án vũ khí tiến công để răn đe Trung Quốc.
Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hồi đầu tháng 3 trình lên quốc hội Mỹ báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI), cảnh báo "mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là suy giảm năng lực răn đe thông thường" và đề xuất triển khai mạng lưới tên lửa dẫn đường có độ chính xác và khả năng sống sót cao trên "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái Bình Dương, mở rộng nhiệm vụ của các tổ hợp tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng đầu đạn thông thường.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở "chuỗi đảo thứ hai", duy trì lực lượng phân tán để duy trì ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
"Chuỗi đảo thứ nhất" là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
Quân đội Mỹ sẽ cần ngân sách 27,4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong 6 năm tới để thực hiện kế hoạch này, tăng 36% so với kế hoạch được đề xuất trong năm 2020. Điều này dường như phản ánh lo ngại của Washington với những hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/2 cảnh báo việc đảo Đài Loan độc lập "đồng nghĩa với chiến tranh".
Thiếu tá Mỹ kể khoảnh khắc 'cận kề cái chết' dưới tên lửa Iran Alan Johnson và nhiều binh sĩ trú ẩn trong các lô cốt nhỏ bé với suy nghĩ rằng không ai có thể sống sót qua đòn tập kích tên lửa của Iran. "Nó khiến tôi tắc thở, sau đó những đám bụi nồng nặc mùi ammoniac tràn vào lô cốt và bám đầy răng chúng tôi. Ngọn lửa trùm qua, cách nóc lô...