Ấn Độ: Tập đoàn Tata mua lại hãng hàng không Air India
Thỏa thuận trị giá 180 tỷ Rupee (2,4 tỷ USD) đánh dấu sự trở về của Air India trong “vòng tay” của tập đoàn Tata.
Hãng hàng không Air India trở lại với tập đoàn Tata. (Nguồn: Reuters)
Theo Reuters , chính phủ Ấn Độ ngày 8/10 cho biết tập đoàn Tata của nước này sẽ giành lại quyền kiểm soát Air India với hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD.
“Khai sinh” với tên Tata Air vào năm 1932, Air India được quốc hữu hóa vào những năm 1950 và trong nhiều thập niên sau đó đã trở thành niềm hy vọng và là tham vọng của một Ấn Độ mới giành được độc lập.
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc của nỗ lực tư nhân hóa hãng hàng không nhà nước đang gánh số nợ lớn đã nhận tới 14,7 tỷ USD tiền của nhà nước kể từ năm 2009.
Chủ tịch danh dự của tập đoàn Ratan Tata, 83 tuổi đã hoan nghênh sự trở lại của Air India, trong khi thừa nhận sẽ cần nỗ lực lớn để xây dựng lại hãng này.
Theo ông Ratan Tata, một doanh nhân quyền lực nhất Ấn Độ, Air India từng là một trong những hãng hàng không thịnh vượng nhất trên thế giới. Hãng sẽ có cơ hội lấy lại hình ảnh của “một thời vang bóng”.
Video đang HOT
Trong thập niên 1990, Air India đã bắt đầu gặp khó khăn do sự cạnh tranh trên các đường bay nội địa và quốc tế trước các hãng hàng không của vùng Vịnh và các hãng hàng không giá rẻ.
Hãng bắt đầu lỗ và gánh các khoản nợ lớn.
Các chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tư nhân hóa hãng nhưng số nợ và việc vẫn muốn nắm cổ phần trong hãng đã cản trở những người mua tiềm năng.
Cuối cùng, vào năm ngoái, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã nhất trí bán toàn bộ hãng.
Theo thỏa thuận được thông báo ngày 8/10, Tata sẽ tiếp nhận khoảng 25% trong tổng nợ 615 tỷ Rupee của Air India.
Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vaccine COVID-19
Sau nhiều bất cập khiến vaccine phòng COVID-19 không được phân phối cân bằng, Chính phủ Ấn Độ đã "chữa cháy" bằng việc điều chỉnh lại chính sách.
Một địa điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP
Kể từ ngày 21/6, mọi công dân trưởng thành tại Ấn Độ sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí. Chính phủ chịu trách nhiệm cấp nguồn vốn cho chương trình này.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin chính sách mới do Thủ tướng Narendra Modi công bố đã kết thúc hệ thống phức tạp được đưa ra trong tháng 5 về việc mua và phân phối vaccine dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
Ấn Độ là nhà cung cấp vaccine chủ chốt của thế giới và làn sóng dịch COVID-19 thứ hai nghiêm trọng trong thời gian qua đã khiến nước này ngừng xuất khẩu vaccine COVID-19. Trong khi đó, mới chỉ có 3,5% dân số Ấn Độ được tiêm vaccine. Nhiều ý kiến ủng hộ kỳ vọng rằng thay đổi chính sách sẽ khiến vaccine được phân phối công bằng hơn tại nước này.
Vậy Ấn Độ đã thay đổi "lộ trình" chính sách vaccine như thế nào?
Chính sách ban đầu
Ấn Độ đã có nhiều kinh nghiệm trong các chương trình tiêm chủng quy mô lớn, mỗi năm nước này phân phối 300 triệu liều vaccine miễn phí cho các bà mẹ và trẻ em. Qua những chương trình này, chính phủ chịu trách nhiệm mua vaccine sau đó phối hợp với các tiểu bang để tìm ra phương thức phân phối hiệu quả nhất.
Nhưng quy mô của chiến dịch vaccine COVID-19 là chưa từng có. Số ca mắc mới tăng vọt trong tháng 3 đã đẩy hệ thống y tế Ấn Độ đến giới hạn. Bệnh viện quá tải với nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng. Các tiểu bang phàn nàn rằng họ không nhận đủ vaccine từ chính phủ và yêu cầu được kiểm soát nhiều hơn quá trình phân phối vaccine.
Do vậy, kể từ tháng 5, Chính phủ Ấn Độ đồng ý mua nửa số vaccine sản xuất dành cho nội địa và tiếp tục phân phối miễn phí cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người trên 45 tuổi. Một nửa còn lại dành cho các tiểu bang và bệnh viện tư nhân mua trực tiếp. Số vaccine này được chủ trương dành cho người trong độ tuổi từ 18-45, họ được tiêm miễn phí từ nguồn tiểu bang nhưng sẽ tự bỏ tiền mua nếu tiêm qua bệnh viện tư.
Nguyên nhân không hiệu quả
Tiêm vaccine COVID-19 tại làng Minnar ở Srinagar, Ấn Độ. Ảnh: AP
Tình trạng nguồn cung hạn chế buộc các tiểu bang phải cạnh tranh với nhau và với cả các bệnh viện tư. Họ buộc phải trả giá cao hơn chính phủ. Các bệnh viện tư chuyển chi phí đội lên này lên chính khách hành mua vaccine. Trước thực trạng các trung tâm tiêm vaccine thiếu hụt, người dân phải lựa chọn một là bỏ tiền cao mua vaccine, hai là không hề được tiêm.
Kết quả là từ tháng 5, số người dưới 45 tuổi được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên đã nhiều hơn số người trên 60 tuổi. Hơn 74 triệu người Ấn Độ trên 60 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19.
Bác sĩ Vineeta Bal tại Viện nghiên cứu và giáo dục khoa học Ấn Độ ở thành phố Pune cho biết quyết định của Thủ tướng Modi là nhằm đáp ứng nhu cầu các tiểu bang nhưng lỗ hổng đã khiến nhiều người mất mạng.
Thay đổi mới
Chính quyền liên bang hiện nay quyết định mua lượng lớn vaccine, ở mức 75% vaccine COVID-19 sản xuất dành riêng cho sử dụng nội địa. Số vaccine này được phân phối cho các tiểu bang và tiêm miễn phí. Các bệnh viện tư nhân có thể mua 25% số vaccine còn lại ở mức giá bị kiểm soát.
Các tiểu bang nhận vaccine dựa trên dân số, tình trạng dịch bệnh và số người đã được tiêm. Tiểu bang sẽ chịu hình phạt nếu để lãng phí các liều vaccine.
Ấn Độ, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, trong 24h qua đã có thêm 60.798 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca mắc mới trong ngày của Ấn Độ dưới mốc 70.000 ca. Như vậy, tính tới ngày 19/6, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Nam Á đã vượt mốc trên 29,8 triệu ca trong khi tổng số ca tử vong vì dịch bệnh cũng đã lên mức 385.167 ca.
Ấn Độ yêu cầu Twitter, Facebook gỡ bài chỉ trích cách chống dịch Chính phủ Ấn Độ yêu cầu Facebook, Instagram và Twitter gỡ bỏ hàng loạt các bài đăng chỉ trích việc nước này đối phó với COVID-19 trên các trang mạng xã hội này. Lệnh này nhắm vào khoảng 100 bài đăng, bao gồm chỉ trích từ các chính trị gia đối lập và các tuyên bố kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi từ...