Ấn Độ sẽ xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới
Công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, những người bị mất tích hoặc hỗ trợ ngăn chặn tội ác xảy ra.
Bhuwan Ribhu một nhà hoạt động vì trẻ em đã tạo ra phần mềm để ghép cặp ảnh của những em bé mất tích với ảnh của những em bé sống trong nhà tình thương.
Kết quả cho thấy 10,561 cặp giống nhau. Phần lớn các em là nạn nhân của nạn buôn người và phải làm việc cực khổ trong các công xưởng, nhà máy.
Nhờ vụ việc trên, cảnh sát ở New Delhi bắt đầu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. “Có 300,000 trẻ em mất tích ở Ấn Độ và 100,000 em sống ở các nhà tình thương. Việc tìm kiếm thủ công là không thể.” – Ribhu nói.
Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Ấn Độ muốn xây dựng một trong những hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất giới. Dự án hứa hẹn việc cảnh sát ở 29 bang cùng 7 thành phố liên minh của Ấn Độ sẽ đều chia sẻ một cơ sở dữ liệu chung thống nhất.
Cô gái đăng ký thông tin cá nhân ở quầy nhận diện gương mặt tại sân bay quốc tế Rajiv Gandhi.
Cơ sở dữ liệu quốc gia
Video đang HOT
Dự án sẽ kết nối những hình ảnh từ mạng lưới camera quan sát của quốc gia. Từ đó, nó sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu từ ảnh chụp mà cơ quan chính phủ cung cấp như ảnh hộ chiếu, ảnh tội phạm… để tìm ra người đó.
Công nghệ này cũng cho phép tìm kiếm dựa trên hình ảnh trên báo, tranh phác họa tội phạm. Nó cũng sẽ nhận diện được khuôn mặt nhờ camera kín và ra thông tin cảnh báo nếu người đó nằm trong danh sách đang bị truy nã.
Tỉ lệ tội phạm ở Ấn Độ khá cao đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh. Chính vì vậy, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn, công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, những người bị mất tích hay hỗ trợ ngăn chặn tội ác xảy ra.
Thách thức về công nghệ
Các chuyên gia lo ngại về việc liệu Ấn Độ có thể tiến hành dự án lớn như thế này trong thời gian tới hay không. Thời gian lý tưởng để đưa tham vọng của Ấn Độ thành hiện thực là từ 12 – 18 tháng, trong khi chính phủ mong đợi hệ thống sẽ hoạt động sau 8 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Tạo ra một nền tảng để thực hiện tham vọng này không phải là điều khó. Thử thách ở đây nằm ở việc trang bị camera giám sát trên toàn quốc với hệ thống nhận diện gương mặt. Theo thống kê của website Comparitech, New Delhi hiện có 10 camera giám sát/ 100 người dân. Ít hơn nhiều so với 113 ở Thượng Hải và 68 ở Luân Đôn. Con số này còn thấp hơn nữa ở các vùng hẻo lánh – nơi chiếm tới 66% dân số Ấn Độ.
Tuy nhiên Ấn Độ đang nỗ lực nhanh chóng để cải thiện điều này. Theo phó chủ tịch thành phố, thủ đô New Delhi sẽ trang bị thêm 300,000 camera giám sát. Trong những năm trở lại đây, tỉ lệ tấn công xâm hại cơ thể ở Ấn Độ thuộc top cao trên thế giới, dự án được thực hiện góp phần đảm bảo an toàn cho phụ nữ nước này.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Hệ thống nhận diện khuôn mặt của Cảnh sát London có tỉ lệ sai lên đến... 81%
Đừng ngạc nhiên nếu bỗng nhiên bạn bị bắt khi đang dạo chơi ở Anh một ngày nào đó.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được thử nghiệm bởi Cảnh sát Metropolitan được cho là có tỉ lệ sai sót đến 81%.
Theo một nghiên cứu của Đại học Essex, hệ thống này nhận diện nhầm 4 trong số 5 người vô tội là những nghi phạm bị truy nã.
Nếu bị kiện ra tòa, hệ thống này nhiều khả năng sẽ bị đưa vào danh mục "bất hợp pháp".
Nhằm phục vụ công tác tổng hợp nên một bản báo cáo độc lập về quá trình thử nghiệm dịch vụ này của cảnh sát London, Peter Fussey và Daragh Murray đã được Đại học Essex trao cho quyền truy cập "chưa từng có tiền lệ" vào 6 trong số 10 đợt thử nghiệm tiến hành từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019.
Bộ đôi này đã tham gia cùng các sỹ quan làm việc trong các phòng điều khiển LFR (Live Facial Recognition - nhận diện khuôn mặt trực tiếp) và cả trên thực địa; họ còn tham dự các phiên họp và phỏng vấn, cũng như các cuộc họp lập kế hoạch.
"Báo cáo này được dựa trên quá trình tham gia mật thiết trong các quy trình liên quan sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trực tiếp của Cảnh sát Metropolitan" - đồng tác giả Fussey tuyên bố.
"Việc những vấn đề như những người liên quan đến quy trình sử dụng LFR là đối tượng bị kiểm tra, và những kết quả kiểm tra phải được công khai, là điều hợp lý" - ông nói thêm.
Những mối quan ngại chính của các nhà nghiên cứu này đều rất chính đáng.
Họ khẳng định Cảnh sát Metropolitan đã không nhận được "ủy quyền pháp lý rõ ràng" để sử dụng LFR xét theo luật nội địa, hoặc không quan tâm đến những yếu tố như bản chất xâm phạm đời tư của công nghệ hay việc sử dụng công nghệ xử lý sinh trắc học.
Thêm vào đó, hai nhà nghiên cứu cho rằng phía cảnh sát đã thiếu sót trong khâu lên kế hoạch tiền thử nghiệm và khái niệm hóa công nghệ, dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan đến sự đồng thuận, tính hợp pháp, và niềm tin.
Trong 6 đợt thử nghiệm được đánh giá, công nghệ LFR đã đưa ra 42 kết quả trùng khớp, nhưng các tác giả nghiên cứu cho biết chỉ có 8 trong số đó là chắc chắn đúng.
"...hệ thống của Cảnh sát Metropolitan ngay từ đầu đã không được đưa vào những điều khoản về tuân thủ quyền con người, và nó cũng không phải là một phần thiết yếu của quy trình áp dụng công nghệ" - Murray nói.
Với công bố của mình, hai tác giả Murray và Fussey kêu gọi ngừng tất cả các đợt thử nghiệm LFR đang được tiến hành cho đến khi những mối quan ngại được giải quyết.
Cảnh sát Metropolitan hiện chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.
Theo GenK
Trường học đầu tiên ở Mỹ triển khai hệ thống camera nhận diện khuôn mặt Lockport City School District, trường học tại New York (Mỹ) sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống camera nhận diện khuôn mặt mang tên "Aegis" từ ngày 3/6 sắp tới. Theo Engadget, đây sẽ là nơi đầu tiên tại Mỹ triển khai hệ thống camera nhận diện khuôn mặt cho học sinh và giáo viên. Toàn bộ camera và phần mềm điều khiển...