Ấn Độ sẽ tiếp tục mua siêu tàu sân bay của Nga?
Báo Học Giả Ngoại Giao có trụ sở tại Nhật Bản hôm 9/3 vừa qua có báo cáo đặt giả thiết cho rằng Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục mua một tàu sân bay thứ 4 để biên chế cho hải quân nước này từ Nga.
Báo Học Giả Ngoại Giao có trụ sở tại Nhật Bản hôm 9/3 vừa qua có báo cáo đặt giả thiết cho rằng Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục mua một tàu sân bay thứ 4 để biên chế cho hải quân nước này và Nga là một trong những nhà thầu top đầu mà Ấn Độ tin tưởng để chế tạo cho New Delhi một siêu tàu sân bay.
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga sử dụng máy bay chiến đấu Su-33 (ảnh minh hoạ).
Gần đây, trang RT của Nga cũng đã có một báo cáo tương tự, công khai nói rằng Moscow là nhà thầu được ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ trong việc thực hiện kế hoạch biên chế thêm một tàu sân bay thứ tư cho hải quân nước này trong tương lai.
Trước đó, Ấn Độ đã tuyên bố tìm nhà thầu để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của nước này trong việc đóng tàu sân bay thứ 4, trong đó, thiết kế của Nga đề xuất đang được các chiến lược gia quân sự Ấn Độ chú ý và quan tâm nhiều nhất.
New Delhi tuyên bố, nước này cần một tàu sân bay hạt nhân hạng nặng, kích thước lớn (chiều dài 300 mét, rộng 70 mét và lượng giãn nước trên 65.000 tấn).
Thông tin về yêu cầu của Ấn Độ bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng 3 vừa qua sau khi một tập san chuyên về công nghiệp quốc phòng có tên TTU của Pháp đăng tải một báo cáo cho biết ý định của quân đội Ấn Độ.
Video đang HOT
Mô hình dự án Project 23000E Shtorm của Hải quân Nga.
Trong khi đó, báo Izvestia của Nga nói rằng Trung tâm thử nghiệm cấp nhà nước Krylovsky (KRSC) nơi chuyên nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm tàu thuỷ của Nga đã giới thiệu cho Ấn Độ bản thiết kế cơ bản của dự án tàu sân bay mang mã hiệu Project 23000E Shtorm.
Hiện Hải quân Ấn Độ đang cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất và phương án Project 23000E Shtorm của Nga, nếu tất cả các bên nhất trí và không gặp phải vướng mắc gì thì chiếc tàu sân bay cỡ lớn đầu tiên sẽ ra đời vào đầu những năm 2020.
Dự án Project 23000E Shtorm của Nga là kế hoạch chế tạo một siêu tàu sân bay cho tương lai, có thiết kế và năng lực vượt trội hơn so với các đối thủ cùng lớp, đặc biệt là thiết kế và công nghệ thay đổi nhiều hơn phiên bản tàu sân bay INS Vikrant.
Động cơ của Dự án Project 23000E Shtorm sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, hệ thống cất cánh cho máy bay trên boong cũng như hệ thống hãm đà khi máy bay hạ cánh (CATOBAR và EMALS) sẽ áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay, tương tự như của Hải quân Mỹ.
Mùa Hè năm 2015, Nga, Pháp, Mỹ, Anh cũng đã nhận được những đề nghị cung cấp đề xuất giá và kỹ thuật cho tàu sân bay mà Hải quân Ấn Độ có ý định đặt hàng.
Nga là nước duy nhất sẵn sàng chia sẻ
Theo các quan chức quốc phòng của Ấn Độ, nước này đặc biệt quan tâm đến các phương án đề xuất của Nga và Pháp bởi hiện nay quân đội, đặc biệt là hải quân của Ấn Độ chủ yếu vận hành các máy bay chiến đấu mua của Paris và Moscow.
Dự án Project 23000E Shtorm.
Trang Izvestia cho rằng Nga là nhà thẩu được Ấn Độ quan tâm nhất trong số các nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của New Delhi.
Một nhà phân tích của Hải quân Nga cho biết, ở thời điểm hiện tại, Nga là nước duy nhất sẵn sàng chia sẻ với Ấn Độ các hệ thống vũ khí và kỹ thuật phức tạp để đóng mới tàu sân bay cho Ấn Độ.
Project 23000E Shtorm được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2015, tàu sân bay thuộc dự án này được thiết kế để thực hiện các chiến dịch quân sự ở các đại dương lớn, có khả năng phát động tấn công, phòng thủ như một căn cứ trên biển.
Project 23000E Shtorm là thiết kế của tàu sân bay có lượng giãn nước 100.000 tấn, dài 330 mét, rộng 40 mét, chiều cao 11 mét, sử dụng động cơ thông thường và hạt nhân.
Tàu sân bay thuộc Project 23000E Shtorm có thể hoạt động liên tực 120 ngày trên biển, tốc độ hành trình khoảng 55 km/giờ, có thể duy trì số lượng thuỷ thủ đoàn gồm 5000 người, mang theo từ 80 đến 90 máy bay quân sự các loại.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
[Infographic] Sức mạnh "Chim ăn thịt" F-22 Raptor Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Được đánh giá là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới hiện nay, sự có mặt của F-22 ở bất cứ điểm nóng nào cũng đặt ra những quan ngại sâu sắc cho các bên liên quan.
F-22 chính thức biên chế trong không lực Mỹ vào năm 2015, với những thiết kế mang tính đột phá, khả năng tàng hình, độ cơ động, cùng vũ khí mang theo đã biến nó thành siêu chiến đấu cơ không có đối thủ.
Nga và Trung Quốc đang cố gắng chế tạo những chiến đấu cơ đối trọng tương tự, tuy nhiên họ vẫn chưa hoàn thành, và đến thời điểm hiện tại Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất biên chế loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này. Dòng Su-35S của Nga được mệnh danh là "quái vật không chiến", được đánh giá là có thể "quật ngã" F-22 Raptor, nhưng mới chỉ là thế hệ 4 . Trong khi dòng T-50 hay còn gọi là PAK FA thế hệ thứ 5, dự kiến được biên chế chính thức trong năm 2016.
Sau khi có màn trình diễn ấn tượng khi lần đầu tiên ra quân tiêu diệt khủng bố IS, Mỹ đã triển khai 8 máy bay này tới căn cứ không quân Yokota, nằm ở phía tây thủ đô Tokyo. Đây được coi là sự phô diễn sức mạnh quân sự của không lực Mỹ trước những diễn biến phức tại khu vực Đông Á này.
Cùng điểm lại những thông số ấn tượng của loại chiến đấu cơ này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật Bản chi tới 8 tỷ USD cho lực lượng đồn trú Mỹ Ngày 22-1-2016, Nhật Bản và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận quy định ngân sách chi cho việc duy trì quân đội Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, theo đó, Tokyo sẽ phải chi tới 8 tỷ USD trong 5 năm tới cho mục đích này. Phát biểu tại lễ ký kết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định rằng:...