“Ấn Độ sẽ dùng vũ lực bảo vệ lợi ích ở Biển Đông nếu Bắc Kinh cố ý cản trở”
Hải quân Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tuần tra và kiểm tra các tàu thương mại, quân sự nước ngoài vào Biển Đông, một điều hải quân Ấn Độ sẽ không thể chấp nhận.
Hình minh họa. Ngồn: Education Career.
Tờ Defence News ngày 20/3 đưa tin, Ấn Độ đã cảnh báo rằng nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình ở Biển Đông, động thái nhằm vào những cáo buộc việc Bắc Kinh đã cố tình cản trở Ấn Độ thực hiện các nỗ lực thăm dò khai thác dầu khí với đối tác của mình ở vùng biển này.
Sau khi Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng về kinh tế, sức mạnh quân sự của hai nước đang phát triển khá tốt. Cả New Delhi và Bắc Kinh đang cần dự trữ năng lượng cho phát triển và điều này có thể khiến 2 gã khổng lồ châu Á va chạm. Joseph Cheng, một giáo sư từ đại học Thành phố Hồng Kông bình luận: “Vì chủ nghĩ dân tộc trong nước, chính phủ Ấn Độ không thể tỏ ra yếu đuối khi đối phó với Trung Quốc. Rõ ràng một thái độ lập trường cứng rắn hơn sẽ giúp Thủ tướng Narendra Modi có được uy tín trong dân chúng”.
Hơn 200 tỉ thùng dầu và một lượng lớn khí tự nhiên được cho là đang tiềm ẩn dưới đáy Biển Đông. Đây có lẽ là lý do chính tại sao Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ trên gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên Ấn Độ cũng đã nỗ lực để có được quyền truy cập vào khu vực bằng cách hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam (trong vùng biển Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp – PV).
Một thời gian ngắn sau khi Việt Nam tố cáo Trung Quốc phá hoại các nỗ lực hợp tác thăm dò dầu khí giữa 2 nước, Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc rằng New Delhi sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình. Defence News bình luận, hy vọng điều này không dẫn tới một cuộc xung đột lâu dài, nhưng là điều không tránh khỏi nếu cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều tham vọng trở thành quyền lực quân sự toàn cầu và chiếm lĩnh sân sau cho mình.
Video đang HOT
Hai nước đang đổ hàng tỉ USD vào quân đội và lực lượng hải quân 2 nước thường xuyên tập trận để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bắc Kinh thông báo rằng hải quân Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tuần tra và kiểm tra các tàu thương mại, quân sự nước ngoài vào Biển Đông, một điều hải quân Ấn Độ sẽ không thể cho phép.
Chắc chắn dự trữ dầu lớn ở Biển Đông đáng để Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh, nhưng có thực sự đáng giá cho một cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế để hướng tới một cuộc chiến tranh hoàn toàn hay không vì nó giống một trò chơi mà không thể giành chiến thắng?
Hoa Kỳ từ lâu đã đều đặn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ở Biển Đông và cũng đã cam kết chuyển phần lớn hạm đội hải quân của mình đến bảo vệ các nước nhỏ hơn trong khu vực. Phương Tây đang mô tả việc mở rộng của Trung Quốc và Ấn Độ có thể dẫn tới một cuộc đụng độ.
Nếu hai cường quốc châu Á không thể chia sẻ tài nguyên một cách hòa bình, họ có thể kéo theo nước khác dẫn đến sự trỗi dậy của một thời kỳ tương tự Chiến tranh Lạnh. Hợp tác giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Việt Nam và các quốc gia nhỏ trong khu vực đang lớn hơn là một ví dụ, Defence News bình luận.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ tìm cách xây dựng đồng minh với Việt, Nhật
Mỹ sắp triển khai thêm 1 cụm chiến đấu tàu sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ đang tìm kiếm xây dựng đồng minh quân sự với Việt Nam, Nhật Bản...
Tàu sân bay nội đầu tiên CV001A Trung Quốc giống phiên bản cải tiến của tàu Liêu Ninh (nguồn mạng sina TQ).
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 3 dẫn trang mạng "Diễn đàn" Ấn Độ ngày 16 tháng 3 có bài viết cho rằng, chuyên gia quốc phòng Viện nghiên cứu Lowy Australia là Sam Jacob ám chỉ, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng chiến lược bảo đảm vị thế chủ đạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương để làm suy yếu vị thế bá chủ của Mỹ ở khu vực này.
Bài báo chỉ ra, Ấn Độ có lợi ích trực tiếp, lâu dài ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài muốn bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay Ấn Độ cũng đang tìm kiếm xây dựng đồng minh thương mại và quân sự với các nước châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Myanmar.
Sam Jacob cho rằng, Trung Quốc kỳ vọng có thể làm suy yếu năng lực kiểm soát của Mỹ đối với các vùng biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ đã tuyên bố quyết định triển khai phần lớn tàu chiến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, Mỹ đã triển khai 5 cụm chiến đấu tàu sân bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa còn có 1 cụm chiến đấu tàu sân bay sắp triển khai ở đây.
Tàu sân bay nội đầu tiên CV001A Trung Quốc giống phiên bản cải tiến của tàu Liêu Ninh (nguồn mạng sina TQ).
Sam Jacob chỉ ra, Trung Quốc có kế hoạch đối phó những "quái vật khổng lồ" di động trên biển này, đồng thời cho rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo chống hạm cấp độ mới. Mặc dù họ hoàn toàn không chỉ rõ đó là loại tên lửa nào, nhưng Viện nghiên cứu hải quân Mỹ từng coi tên lửa Đông Phong-21D là mối đe dọa lớn nhất của tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Viện nghiên cứu hải quân Mỹ cho rằng, đầu đạn của loại tên lửa này có uy lực mạnh, đủ để tạo ra mối đe dọa to lớn đối với tàu chiến cỡ lớn, đã cung cấp năng lực "một đòn giết gọn" đối với tàu sân bay Hải quân Mỹ cho Trung Quốc.
Sam Jacob cho biết, Trung Quốc hoàn toàn không có ý thực hiện cân bằng với tàu chiến Mỹ. Họ có kế hoạch xây dựng 3 - 4 cụm chiến đấu tàu sân bay, điều này sẽ giúp cho Trung Quốc có ưu thế áp đảo ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông. Sam Jacob chỉ ra, một khi xảy ra xung đột, Mỹ nhất định phải tiến hành lựa chọn khó khăn "có can thiệp xung đột hay không".
Tàu sân bay nội đầu tiên CV001A Trung Quốc giống phiên bản cải tiến của tàu Liêu Ninh (nguồn mạng sina TQ).
Theo Giáo Dục
Bước đi dồn dập của Indonesia tại Biển Đông Tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông dường như đã khiến Indonesia - vốn đứng ngoài tranh chấp đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Lực lượng chuyên trách Mới đây tờ Jarkata Post dẫn lời Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia, Tướng Moeldoko cho biết, quân đội nước này sẽ tập trung cho các hoạt động ở khu vực...