Ấn Độ sắp ký hợp đồng vũ khí kỷ lục với Nga
Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi đang chuẩn bị thương thảo hợp đồng vũ khí lớn nhất của nước này với Nga trong 14 năm qua, Bloomberg cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi tại Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15.11.2015 – Ảnh: Reuters
Ông Modi đang có chuyến thăm 2 ngày đến Nga bắt đầu từ hôm nay 23.12, qua đó có thể thỏa thuận một giao dịch mua vũ khí trị giá khoảng 7 tỉ USD, Bloomberg dẫn lời ông Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, đang làm nhiệm vụ tư vấn cho Bộ Quốc phòng Nga.
Trong chuyến đi này của ông Modi, Ấn Độ dự kiến sẽ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Nếu thành công, đây sẽ là một “chiến thắng” của Nga khi họ giành được đối tác Ấn Độ trước sự thèm muốn của Mỹ. Ấn Độ hiện là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, theo Bloomberg.
“Nga và Ấn Độ có một quan hệ đối tác rất mạnh mẽ mà Mỹ đang rất mong muốn. Việc kinh doanh của Mỹ có thể linh hoạt, nhưng doanh số bán hàng của Nga vẫn sẽ rất mạnh mẽ vì có nhiều chương trình hợp tác diễn ra giữa Nga và Ấn Độ”, Jon Grevatt, nhà phân tích quốc phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chuyên san quốc phòng IHS Jane’s cho biết.
Kế hoạch chi 150 tỉ USD để nâng cấp quân đội của Ấn Độ được xem là tin tức tốt lành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang đối mặt với các vấn đề suy thoái kinh tế và lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU.
Tuần trước, Ấn Độ đã duyệt kế hoạch mua 5 hệ thống tên lửa S-400. Hai bên sẽ tiếp tục thương thảo về mức giá, nhưng rất có thể sẽ chốt ở mức 4,5 tỉ USD, theo Bloomberg.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Mặc dù Mỹ là nhà cung cấp khí tài quốc phòng lớn nhất của Ấn Độ trong năm tài chính vừa qua, nhưng mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ đã trở nên khắng khít hơn nhờ vào khả năng ngoại giao của Tổng thống Putin.
Việc ông Putin đồng ý bán hệ thống tên lửa S-400, được mệnh danh là “viên ngọc quý” của quốc phòng Nga, sẽ giúp Ấn Độ được nhận hàng sớm. Bloomberg dẫn lời ông Makienko cho rằng muốn nhận được vũ khí vào năm 2018, Ấn Độ phải mua trực tiếp từ chính phủ Nga, tất nhiên thông qua Tổng thống Putin là biện pháp tuyệt vời.
Ngoài ra các biểu hiện của Tổng thống Putin cũng khiến Nga và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn. Ông Putin tiếp ông Modi trong hội nghị thượng đỉnh song phương hàng năm, sau khi đã thăm New Delhi năm 2014. Ông Putin đã thể hiện sự thân thiết với ông Modi bằng một số chi tiết như việc hứa sẽ thử tập yoga tại một cuộc họp đầu năm 2015.
“Điều tốt nhất là ông ta biết cách giữ quan hệ. Ông ấy có một sức mạnh đặc biệt trong việc hy sinh cho mối quan hệ. Đó là điều khó tìm thấy”, hãng TASS dẫn lời Thủ tướng Modi nói về Tổng thống Putin.
Trong chuyến đi Moscow lần này, Thủ tướng Narendra Modi sẽ có buổi ăn tối riêng với Tổng thống Vladimir Putin.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia thông qua viện trợ quân sự
Khi Bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh phát biểu trước các học viên tốt nghiệp tại Học viện Quân sự danh tiếng, ông đã dành những lời cảm ơn đặc biệt tới các vị khách đã giúp xây dựng học viện: một nhóm sĩ quan của quân đội Trung Quốc.
Các binh sĩ Campuchia (Ảnh: AP)
Học viện Quân sự, được thành lập năm 1999 và nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 80 km, nằm trong khuôn khổ viện trợ quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc dành cho Campuchia. Các cuộc phỏng vấn các quan chức đương nhiệm và một quan chức chính phủ Campuchia cấp cao đã cho thấy ảnh hưởng của ngôi trường gia tăng như thế nào trong những năm gần đây.
Viện trợ quân sự, cùng với các vụ bán vũ khí và hàng tỷ USD đầu tư, đã thắt chặt quan hệ giữa Trung Quốc với Campuchia, và các nhà phân tích xem đó là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng sự ảnh hưởng trong khu vực, trong đó có Biển Đông.
Trong bài phát biểu tại Học viện Quân sự ở tỉnh Kampong Speu, ông Tea đã không tiếc lời ca ngợi của các cơ sở "sang trọng" của ngôi trường - một sự hiếm có đối với các lực lượng vũ trang nghèo nàn của Campuchia. Nhắc tới Trung Quốc, ông nói thêm: "Chúng tôi cảm ơn họ vì đã hiểu những khó khăn của chúng tôi".
Kể từ năm 2009, khoảng 200 binh sĩ được tuyển chọn thường niên cho các khóa học kéo dài 4 năm, được Bộ quốc phòng Trung Quốc và các cố vấn Trung Quốc đưa ra. Các quan chức Trung Quốc cũng giám sát một đội ngũ giáo viên đưa phương. Chương trình cũng bao gồm 6 tháng huấn luyện bắt buộc tại các học viện quân sự ở Trung Quốc. 190 học viên tốt nghiệp hồi tháng 3 là lứa học viên thứ 3 từ trường này.
"Các học viên tốt nghiệp đã được đưa vào các vị trí quan trọng, trong đó có chỉ huy các lữ đoàn quân đội", một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên cho hay. "Họ có mặt trong các lực lượng chiến đấu, ở các vị trí mà họ có thể đưa ra quyết định", quan chức nói.
Ngôi trường cũng tuyển khoảng 200 sinh viên mỗi năm cho khóa học ngắn hơn, kéo dài 6 tháng. Theo quan chức trên, Trung Quốc chi trả phần lớn tiền xây học viện và chi phí hoạt động. Khoảng 1 nửa trong số tất cả các học viên sĩ quan của Campuchia giờ đây sẽ được đào tạo tại học viện, theo một quan chức biết về ngôi trường, người cũng từ chối tiết lộ danh tính.
Chiến lược lâu dài của Bắc Kinh
Học viện dường như là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm xây dựng một cơ sở quy mô lớn kiểu này ở Đông Nam Á, ông Carl Thayer, một chuyên gia về an ninh Đông Nam Á tại Học viện quốc phòng Úc, cho hay.
"Đối với Trung Quốc, đó là sự khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm giành sự ảnh hưởng trong quân đội Campuchia bằng cách đào tạo những người này. Và Trung Quốc lưu giữ các dữ liệu tình báo rất, rất kỹ về tất cả mọi người. Không ở nơi đâu tại Đông Nam Á mà sự ảnh hưởng của Trung Quốc lại lớn như tại Campuchia", ông Thayer cho hay.
Sự phát triển của ngôi trường diễn ra giữa lúc Trung Quốc gia tăng đáng kể các hợp đồng vũ khí quân sự và viện trợ quốc phòng cho Campuchia. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế nước này.
Vào năm 2013, Campuchia đã được bàn giao 12 trực thăng Harbin Z-9 sử dụng khoảng vay 195 triệu USD của Trung Quốc. Năm tới, Campuchia sẽ nhận tài trợ gồm 26 xe tải và 30.000 đồng phục quân đội từ Trung Quốc.
Công tác xây dựng tại ngôi trường do Trung Quốc cấp vốn diễn ra rất nhanh. Kể từ khi tiền được đổ vào năm 2002, hơn 70 tòa nhà đã mọc lên trên khu vực rộng 148 ha.
Bộ quốc phòng Campuchia không có bình luận về các thông tin trên. Trong khi đó, Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng nước này sẽ tiếp tục tăng cường trợ giúp học viện, trợ giúp phía Campuchia nâng cao khả năng giảng dạy và huấn luyện. Bộ này nói thêm rằng sự trợ giúp không đi kèm theo các điều kiện chính trị và không làm tổn hại tới bất kỳ bên thứ 3 nào.
Theo ông Lao Mong Hay, một nhà phân tích và cố vấn cho phe đối lập của Campuchia, cho rằng "lợi ích chiến lược của Trung Quốc làm chia rẽ ASEAN và Campuchia được sử dụng cho mục đích này".
Viện trợ của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với viện trợ của Mỹ. Vào năm 2010, Mỹ đã hủy việc bàn giao 200 xe quân sự sau khi Campuchia trục xuất một nhóm người xin tị nạn từ Tân Cương về Trung Quốc vào năm 2009. Hai ngày sau vụ trục xuất đó, Trung Quốc và Campuchia đã ký các thỏa thuận trị giá khoảng 850 triệu USD.
Vào năm 2013, Campuchia đã tuyên bố ngừng một số hợp tác quân sự với Mỹ sau những chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ về cuộc bầu cử tại Campuchia. Washington đã tài trợ khoảng 1 triệu USD cho quân đội Campuchia vào năm 2014 và 12 quân nhân Campuchia đã được đào tạo tại Mỹ.
Trong khi đó, những học viên tốt nghiệp tại Học viện Quốc phòng do Trung Quốc cấp vốn ngày càng thăng tiến. "Họ muốn chúng tôi xem Trung Quốc là một siêu cường, đã trợ giúp Campuchia trong giai đoạn khủng hoảng", một sĩ quan cho hay.
An Bình
Theo Dantri
Pakistan chi hàng tỷ USD mua 8 tàu ngầm Trung Quốc Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã phê chuẩn một thỏa thuận nhằm mua 8 tàu ngầm của Trung Quốc, một quan chức chính phủ Pakistan tiết lộ. Đây có thể là một trong những hợp đồng vũ khí lớn nhất với nước ngoài của Trung Quốc một khi nó được ký kết. Ảnh minh họa (Defenceradar) "Thủ tướng đã phê chuẩn việc mua...