Ấn Độ sắp đưa huyết tương chứa kháng thể vào điều trị bệnh nhân Covid-19
Các bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ sẽ sớm được thử nghiệm phương pháp điều trị mới.
Bang Kerala có thể sẽ bang đầu tiên tại Ấn Độ thử nghiệm việc sử dụng huyết tương của người đã khỏi Covid-19 để điều trị cho các bệnh nhân đang mắc. Phác đồ điều trị này đang đợi Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ phê duyệt trước khi được áp dụng trên bệnh nhân trong tuần này.
Các bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ sẽ sớm được thử nghiệm phương pháp điều trị mới (ANI)
Phương pháp này gồm việc truyền huyết tương chứa một lượng kháng thể của người từng mắc Covid-19, nhưng đã khỏi bệnh, ít nhất là 14 ngày sau khi họ đã hoàn toàn bình phục, vào cơ thể người đang nhiễm. Các kháng thể này được kỳ vọng sẽ giúp bệnh nhân sớm phục hồi. Phương pháp này đã từng được thử nghiệm tại Hàn Quốc và Mỹ sẽ mở ra cơ hội mới chữa khỏi bệnh Covid-19.
Tiến sĩ Anoop Kumar, thành viên của Nhóm đặc trách Y tế của bang Kerala, cho biết thông thường một người hiến huyết tương có thể tạo ra hai liều dung dịch để truyền. Mỗi bệnh nhân cần 1 lần truyền để có đủ kháng thể để chiến đấu với virus SARS-CoV-2. “Một người khỏe mạnh có thể hiến 800 ml huyết tương, giúp điều trị cho ít nhất 4 người bệnh.” Ông nói. Phương pháp truyền huyết tương của người khỏi Covid-19 cũng có thể áp dụng với những người khỏe mạnh nhưng có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao. Hiện tại có 5 bệnh viện tại bang Kerala đã sẵn sàng để thử nghiệm phương pháp này trong điều trị bệnh nhân Covid-19./.
Video đang HOT
Phan Tùng
Cứu người bị Covid-19, bác sĩ Ấn Độ bị một số người dân hành hung, ghẻ lạnh
Nhiều cán bộ y tế Ấn Độ đã bị người dân tấn công khi họ đang tham gia công tác phòng chống đại dịch Covid-19.
Đã có rất nhiều báo cáo về việc các bác sĩ Ấn Độ bị đuổi ra khỏi ngôi nhà họ đang thuê, cũng như gia đình những cán bộ y tế này chịu sự ghẻ lạnh, xa lánh từ hàng xóm bởi công việc cứu chữa người nhiễm bệnh Covid-19 của họ.
Trên Twitter có một video cho thấy đám đông đã ném gạch đá vào hai nữ bác sĩ mặc quần áo bảo hộ y tế tại thành phố Indore thuộc miền trung Ấn Độ, khi hai người này được cử tới đây để kiểm tra một bệnh nhân bị nghi nhiễm Covid-19.
"Tôi sẽ không lơ là nghĩa vụ của mình. Chúng tôi đang đi tuần nhằm sàng lọc những trường hợp nghi nhiễm bệnh. Chúng tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ bị tấn công. Tôi chưa từng rơi vào tình cảnh như thế này. Bằng cách nào đó chúng tôi đã chạy thoát được đám đông kia", Zakiya Sayed, một trong hai bác sĩ bị tấn công trả lời phỏng vấn BBC.
Các bác sĩ tại Ấn Độ luôn gặp nhiều nguy hiểm trong công việc. Ảnh: Hindustan Times
"Chúng tôi không hề nghĩ rằng người dân sẽ chống đối lại lực lượng y tế. Công việc của chúng tôi là giúp người dân được an toàn. Chúng tôi có thông tin về người đã tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Khi đang nói chuyện với người này thì người dân kéo đến và tấn công chúng tôi", cô nói thêm.
Bác sĩ Anand Rai thuộc đội y tế phòng chống Covid-19 tại thành phố Indore cho biết, vụ việc đáng tiếc trên đã xảy ra tại khu vực có nhiều người dân không tin tưởng vào chính quyền. Nhưng theo ông, không thể lấy lý do trên để biện minh cho bạo lực nhằm vào lực lượng cán bộ y tế trong lúc tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đang diễn ra hết sức phức tạp.
Trong khi đó tại một bệnh viện thuộc thành phố Ghaziabad miền bắc Ấn Độ lại xảy ra những vụ việc hết sức oái oăm, khi một số người bị buộc phải cách ly tại đây vì tham dự một lễ hội tụ tập đông người đã sử dụng ngôn ngữ thô tục đối với các bác sĩ.
"Một số bệnh nhân không chịu mặc quần áo đã đi bộ ngoài sảnh bệnh viện, cũng như có các hành vi khiếm nhã với các bác sĩ và y tá. Họ liên tục đòi được hút thuốc lá", một bác sĩ giấu tên làm việc tại bệnh viên nói.
Tình trạng tương tự trên cũng diễn ra tại khu cách ly tại thủ đô New Dehli, khi có một số người dân buộc phải cách ly ở khu này đã có những hành vi nhổ nước bọt và khiếm nhã với các bác sĩ làm việc tại đây. Và điều này buộc chính quyền thành phố New Dehli phải yêu cầu lực lượng cảnh sát đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế.
Lực lượng y tế Ấn Độ bị ghẻ lạnh khi làm công tác cứu chữa bệnh nhân Covid-19. Ảnh: BBC
Tuy nhiên sự xa lánh, ghẻ lạnh đối với các bác sĩ Ấn Độ không chỉ diễn ra trong giờ làm việc mà còn trong cả cuộc sống thường nhật. Một bác sĩ giấu tên nói rằng, cô cảm thấy đau lòng khi biết việc nhiều người hàng xóm nghĩ rằng gia đình cô không nên tiếp tục sống chung trong tòa nhà họ đang ở.
"Chúng tôi muốn gia đình mình được an toàn, nhưng khi làm việc thì chúng tôi lại chịu sự xa lánh, ghẻ lạnh. Có rất nhiều bác sĩ tại Ấn Độ dương tính với virus corona khi tham gia chữa bệnh cứu người, và điều đó cho thấy sự khó khăn và nguy hiểm của công việc chúng tôi đang làm. Đây chính là lý do chúng tôi, lực lượng y bác sĩ cần được tất cả người dân ủng hộ trong 'cuộc chiến' chống lại dịch bệnh Covid-19", BBC trích lời cô nói.
"Lực lượng y tế chúng tôi vẫn tuân theo các quy trình đảm bảo an toàn, thậm chí chúng tôi còn không được gặp gia đình mình và điều này khiến tâm trạng luôn rất căng thẳng. Nhưng khi nhìn thấy sự xa lánh, ghẻ lạnh công khai như vậy đã khiến trái tim tôi cảm thấy vỡ vụn. Dù vậy, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc bởi không còn sự lựa chọn nào khác", cô buồn bã nói.
Tuấn Trần
Những người hùng chống Covid-19 bị tấn công Được ca ngợi như người hùng chống Covid-19, nhưng bác sĩ, y tá và nhân viên tuyến đầu đã bị người dân hoảng loạn tấn công. Báo cáo về các vụ tấn công và ngược đãi xảy ra trên khắp Ấn Độ và càng gia tăng sau khi chính phủ hôm 24/3 áp lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày. Trong ít...