Ấn Độ rút dân, đưa hàng ngàn quân đến biên giới Trung-Ấn
Quân đội Ấn Độ tuyên bố sơ tán dân khỏi ngôi làng gần với khu vực ngã ba giao với Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan và đưa binh sĩ thuộc quân đoàn số 33 đến tiếp quản.
Binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc tập trận.
Theo Zee News, quân đội Ấn Độ yêu cầu người dân làng Nathang, cách khu vực tranh chấp Doklam khoảng 35 km, phải sơ tán ngay lập tức.
Động thái này được coi là một biện pháp phòng ngừa cần thiết của quân đội Ấn Độ để tránh thương vong cho dân thường, trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ không ai chịu nhường ai ở khu vực biên giới tranh chấp.
Tuy vậy, cũng có thông tin nói lệnh sơ tán được ban hành nhằm lấy chỗ cho hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ thuộc quân đoàn 33 đến tiếp quản.
Bộ tư lệnh phía Đông của Ấn Độ xác nhận 3 sư đoàn thuộc quân đoàn 33, đã di chuyển từ Sukna, phía tây Bengal đến khu vực biên giới Trung-Ấn.
Mới đây nhất, tờ Trung Quốc Nhật báo (China Daily) đã đăng tải bài xã luận, tuyên bố đếm ngược thời gian chiến tranh và nói Ấn Độ nên rút quân khỏi cao nguyên Doklam trước khi quá muộn.
Video đang HOT
Dân làng Ấn Độ được lệnh sơ tán trong khi các binh sĩ thuộc quân đoàn 33 đến tiếp quản khu vực.
“Thời gian đếm ngược cho chiến tranh giữa hai lực lượng đã bắt đầu, thời gian đang trôi qua, Ấn Độ đang đối mặt với một kết cục tất yếu”, báo Trung Quốc viết.
Trung Quốc cũng được cho là đã điều 1.000 binh sĩ đến điểm nóng tranh chấp, tương đương quân số của một tiểu đoàn.
Căng thẳng Trung -Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở cao nguyên Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành. Binh sĩ Ấn Độ can thiệp sau khi Bhutan gửi yêu cầu trợ giúp.
Trung Quốc duy trì quan điểm yêu cầu Ấn Độ rút quân vô điều kiện. Trong khi đó, phía Ấn Độ đề xuất cả hai bên rút quân để bắt đầu đàm phán.
Theo Danviet
Dân biên giới thi nhau mở chui tài khoản ngân hàng và điện thoại TQ
Kết nối với thông tin đăng trên mạng xã hội, người dân ở một số địa phương giáp biên giới Việt - Trung ở Quảng Ninh đã mở thành công hàng loạt tài khoản ngân hàng và thuê bao bao điện thoại.
Mở tài khoản... dễ như mua rau
Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội đăng nhiều thông tin quảng cáo tìm người Việt Nam sang mở tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc và đăng ký thuê bao sim điện thoại Trung Quốc với các thủ tục rất đơn giản tại một số địa phương giáp biên giới Việt - Trung của tỉnh Quảng Ninh. Người mở tài khoản và đăng ký thuê bao sẽ được nhận một khoản tiền, sau đó trở về Việt Nam mà vẫn chưa thôi "ngơ ngác"...
Thẻ tín dụng công dân Việt Nam mở tại các ngân hàng Trung Quốc (Ảnh: Minh Châu)
Anh Nguyễn Mạnh Tuyên, Giám đốc một DN lữ hành tại TP. Móng Cái, cho biết: Chỉ cần bản photo chứng minh thư nhân dân, giấy thông hành, hộ chiếu là người Việt Nam có thể giao cho một số đối tượng "cò mồi" để mở 1 tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao sim điện thoại tại Trung Quốc.
Theo đó, khi hoàn tất thủ tục, mỗi người được nhận từ 300 - 400 NDT (tương đương 1 triệu - 1,3 triệu VNĐ)/1 tài khoản và từ 100 - 150 NDT/1 thuê bao điện thoại, nhưng được yêu cầu xuất cảnh về Việt Nam mà không cho biết sử dụng tài khoản và đăng ký thuê bao điện thoại đó vào mục đích gì.
Cũng theo anh Tuyên, bản thân anh chứng kiến nhiều người bị lôi kéo sang Trung Quốc để đứng ra mở tài khoản, sim điện thoại. "Vì hám lời chút tiền nhỏ để rồi gây phức tạp về an ninh trật tự ở khu vực biên giới và tiềm ẩn rủi ro cho chính bản thân mình" - anh Tuyên nói.
Tham khảo từ một số chủ DN tại TP.Móng Cái có kinh nghiệm giao thương với bạn hàng Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng: Những người làm ăn qua biên giới thường cần mở nhiều tài khoản để phân khai số tiền lớn ra, nhằm giảm việc một tài khoản có quá nhiều tiền. Ngoài ra, gần đây các lực lượng chức năng Trung Quốc thường xuyên rà soát những đối tượng tham gia buôn lậu và đặc biệt là tài khoản thường có những số dư lớn thay đổi. Vì thế, họ muốn dùng tài khoản do người nước ngoài đứng tên để tránh rủi ro.
Về việc đăng ký thuê bao di động, một doanh nhân lý giải: Muốn giao dịch phải dùng điện thoại. Điện thoại đăng ký bằng đúng tên thật sẽ dễ truy tìm hoặc có thể bị nghe lén, theo dõi... Với cách làm đó, người sử dụng tài khoản, sim của người khác có thể sẽ thoái thác được trách nhiệm.
Theo tìm hiểu của PV, liên quan đến những hoạt động xuất nhập khẩu của các tư thương hai nước, mọi hoạt động giao dịch này từ xưa tới nay đều bằng tín chấp, chứ không cần thế chấp, mà ở đầu Móng Cái do những người chuyên làm dịch vụ trao đổi ngoại tệ, trung gian thanh toán đứng tên. Với cách thức như vậy, giao dịch vừa nhanh gọn và các bên đều trốn được thuế.
Điều tra tài khoản mở chui tại Trung Quốc
Khu vực biên giới giáp ranh giữa Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) thường xảy ra việc lấn sóng thông tin di động, nên dễ bị lợi dụng để tránh cước gọi quốc tế (Ảnh: Nguyễn Quý)
Bà Phạm Hồng Lan, Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Quảng Ninh cho biết: Từ trước đến nay hoạt động buôn bán, giao thương, qua lại của cư dân 2 nước tại TP.Móng Cái và các vùng giáp ranh phía Trung Quốc diễn ra phổ biến. Từ khi một số điều luật của Luật Viễn thông siết chặt việc quản lý đăng ký thuê bao điện thoại, xảy ra tình trạng người Trung Quốc thuê người Việt Nam đứng tên đăng ký để sử dụng tại khu vực biên giới (Sim này nếu mang vào sâu trong nội địa Trung Quốc sẽ không sử dụng được do không có sóng di động Việt Nam). Đây là hình thức tránh được cuộc gọi quốc tế (từ Việt Nam gọi sang Trung Quốc) để chủ thuê bao giảm được tiền cước, đồng nghĩa với 2 nước sẽ thất thu tiền cước quốc tế.
"Thời gian tới, Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông sẽ quyết liệt triển khai thực hiện, đặc biệt tại các khu vực biên giới nhằm ngăn chặn, hạn chế, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm" - bà Lan nói.
Về việc người dân Việt Nam bị lôi kéo mở tài khoản bên Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Quảng Ninh cho biết, rất khó thống kê vì các cơ quan liên quan hai bên chưa có quan hệ chính thức về lĩnh vực này, trong khi đó rất nhiều tài khoản được mở "chui".
Hiện tại, Công an tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra khuyến cáo người dân về việc mở tài khoản, đăng ký thuê bao điện thoại tại Trung Quốc. Theo đó, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết: Việc người dân sang Trung Quốc mở tài khoản, thuê bao điện thoại là hoàn toàn tự phát và do các đối tượng rủ rê, lôi kéo. Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục điều tra xem mục đích của vụ việc trên, đồng thời khuyến cáo người dân không nên tham gia bởi Quảng Ninh và Quảng Tây chưa ký kết thỏa thuận gì về việc mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thuê bao điện thoại Trung Quốc.
Công an tỉnh này cũng đề nghị người dân không hám lời, không tham gia vào các hoạt động khi chưa biết rõ mục đích của việc mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thuê bao điện thoại, vì rất dễ bị lợi dụng vào các hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng người Trung Quốc.
Theo Danviet
Biên giới Nghệ An tan hoang sau lũ Nhà trôi theo nước hoặc chỏng chơ cột, đường giao thông bị cày xới sau 2 giờ lũ quét qua. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Talas đổ bộ hôm 17/7, trong ngày 20-21/7 tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) liên tục có mưa to. Dòng sông Nậm Mộ, các khe suối nước dâng cao dần. 15h ngày 21/7, dòng...