Ấn Độ, Pakistan trao đổi danh sách các cơ sở hạt nhân
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, ngày 1/1, thông qua các kênh ngoại giao tại New Delhi và Islamabad, nước này và Pakistan đã trao đổi đồng thời danh sách các cơ sở và thiết bị hạt nhân, được đề cập trong Hiệp định cấm tấn công các cơ sở và thiết bị hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan ký năm 1988.
Tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Shaheen-1 của Pakistan được phóng thử tại một địa điểm bí mật. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, đây là một thông lệ hàng năm nhằm xây dựng lòng tin giữa các nước láng giềng được trang bị vũ khí hạt nhân. Cuộc trao đổi đầu tiên diễn ra vào năm 1992, một năm sau khi hiệp định trên có hiệu lực.
Ngoài ra, hai nước cũng đã trao đổi danh sách các tù nhân dân sự và ngư dân bị giam giữ. Điều này phù hợp với các quy định của Hiệp định năm 2008, theo đó các danh sách này được trao đổi hàng năm vào ngày 1/1 và ngày 1/7. Cụ thể, Ấn Độ đã bàn giao cho Pakistan danh sách 282 tù nhân dân sự và 73 ngư dân Pakistan bị Ấn Độ giam giữ. Đổi lại, Pakistan đã chia sẻ danh sách 51 tù nhân dân sự và 577 ngư dân là người Ấn Độ hoặc được cho là người Ấn Độ đang bị Islamabad giam giữ.
Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng đề nghị Pakistan tạo điều kiện cho các thành viên của nhóm chuyên gia y tế đến Pakistan đánh giá tình trạng của các tù nhân Ấn Độ được cho là có tâm lý bất ổn đang bị giam giữ trong các nhà tù của nước này, đồng thời đề xuất tổ chức sớm chuyến thăm của Ủy ban Tư pháp hỗn hợp tới Pakistan. Phía Ấn Độ cam kết giải quyết tất cả các vấn đề nhân đạo, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tù nhân và ngư dân.
Video đang HOT
'Cha đẻ' bom hạt nhân Pakistan qua đời
Abdul Qadeer Khan, người đặt nền móng cho chương trình vũ khí hạt nhân Pakistan, qua đời hôm nay ở tuổi 85.
Nhà khoa học nguyên tử Pakistan mất tại thủ đô Islamabad, nơi ông mới đây phải nhập viện vì Covid-19. Abdul Qadeer Khan qua đời sau khi được chuyển tới bệnh viện KRL của thành phố với các vấn đề về phổi, kênh truyền hình nhà nước Pakistan PTV đưa tin.
Ông từng nhập viện này hồi tháng 8 do mắc Covid-19. Sau khi trở về nhà vài tuần trước, ông nhanh chóng được đưa trở lại bệnh viện vì tình trạng bệnh xấu đi.
Nhà khoa học hạt nhân Pakistan Abdul Qadeer Khan bên ngoài tư dinh của ông ở Islamabad hồi tháng 2/2009. Ảnh: Reuters.
Qadeer Khan được ca ngợi là anh hùng dân tộc vì đã có công đưa Pakistan trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân Hồi giáo đầu tiên trên thế giới. Tin tức về cái chết của ông đã làm trào dâng một làn sóng tiếc thương cùng những lời ca ngợi về các di sản ông để lại.
"Tôi đau buồn sâu sắc trước cái chết của tiến sĩ A.Q. Khan", Thủ tướng Pakistan Imran Khan đăng trên Twitter, nhấn mạnh việc nhà khoa học hạt nhân đã được yêu mến như thế nào nhờ "những cống hiến quan trọng trong nỗ lực đưa chúng ta trở thành một cường quốc vũ khí hạt nhân".
"Với người dân Pakistan, ông ấy là một biểu tượng quốc gia", Thủ tướng Imran Khan cho hay.
Lãnh đạo đối lập Shehbaz Sharif gọi cái chết của Qadeer Khan là một "mất mát to lớn đối với quốc gia". "Hôm nay, chúng ta đã mất đi một ân nhân thực sự, người đã phụng sự đất nước bằng cả trái tim và linh hồn", ông tweet.
Qadeer Khan được ca ngợi vì góp phần đưa Pakistan sánh ngang với Ấn Độ trong lĩnh vực nguyên tử và khiến khả năng phòng thủ của nước này trở nên "bất khả xâm phạm". Tuy nhiên, ông bị phương Tây cáo buộc chia sẻ bất hợp pháp công nghệ hạt nhân cho Iran, Libya và Triều Tiên.
Sinh ngày 1/4/1936 tại Bhopal, Ấn Độ, Qadeer Khan chỉ là một cậu bé khi gia đình ông di cư đến Pakistan vào năm 1947. Ông lấy bằng khoa học tại Đại học Karachi năm 1960, sau đó tiếp tục theo học ngành kỹ thuật luyện kim ở Berlin trước khi hoàn thành các nghiên cứu bậc cao ở Hà Lan và Bỉ.
Đóng góp quan trọng nhất của ông cho chương trình hạt nhân Pakistan là mang về công nghệ làm giàu uranium. Tuy nhiên, ông bị cáo buộc đánh cắp nó từ Hà Lan khi làm việc cho tập đoàn kỹ thuật hạt nhân Urenco rồi đem công nghệ này về nước vào năm 1976.
Khi ông trở, thủ tướng Pakistan khi đó là Zulfikar Ali Bhutto đã giao Qadeer Khan phụ trách dự án làm giàu uranium mới hình thành của chính phủ.
Năm 1978, nhóm của ông làm giàu uranium thành công và đến năm 1984, họ đã phát triển được vũ khí hạt nhân. Ông lâu nay vẫn cho rằng phòng thủ hạt nhân là biện pháp răn đe hiệu quả nhất.
Sau khi Pakistan thực hiện các vụ thử nghiệm nguyên tử vào năm 1998 nhằm đáp trả những vụ thử nghiệm của Ấn Độ, Qadeer Khan khẳng định Pakistan "không bao giờ muốn chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng buộc phải làm vậy".
Những tranh cãi về sự nghiệp của ông dường như không thể làm Qadeer Khan giảm mức độ nổi tiếng tại quê nhà. Rất nhiều trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện trên khắp Pakistan được đặt theo tên ông.
Ấn Độ làm gì với tổ hợp S-400 sắp nhận từ Nga? Các chuyên gia quân sự cho rằng, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ triển khai các hệ thống S-400 mua của Nga ở khu vực biên giới phía Tây với Pakistan chứ không phải đường kiểm soát thực tế (LAC) với Trung Quốc. Hệ thống S-400 (Ảnh: RT). Ấn Độ ký thỏa thuận 5,43 tỷ USD mua 5 tổ hợp S-400 do Nga...