Ấn Độ-Nhật Bản-Mỹ thảo luận về hợp tác an ninh, kết nối hạ tầng
Cuộc gặp ba bên giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản – Mỹ – Ấn Độ tập trung thảo luận về cách thức hợp tác của 3 nước đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở, ổn định và dựa trên luật lệ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: VOA)
Ngày 28/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp ba bên với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Osaka, Nhật Bản, để thảo luận rộng rãi về các vấn đề của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo Bí thư đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale, chủ đề thảo luận chính là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cách thức để ba nước có thể làm việc cùng nhau về kết nối, cơ sở hạ tầng, đảm bảo hòa bình và an ninh cũng như cùng nhau xây dựng khái niệm mới này.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cho biết cuộc gặp ba bên giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản-Mỹ-Ấn Độ (còn gọi là JAI) lần thứ hai tập trung thảo luận về cách thức hợp tác của 3 nước đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở, ổn định và dựa trên luật lệ.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi gặp, Thủ tướng Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ấn Độ gắn kết với JAI và cho biết đã có cuộc thảo luận hiệu quả và sâu rộng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 27/6, ông Modi cũng đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe về nền kinh tế toàn cầu, vấn đề tội phạm kinh tế bỏ trốn và quản lý thảm họa.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Modi cũng sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác, cũng như tham dự cuộc gặp ba bên Nga-Ấn Độ-Trung Quốc (RIC) và hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS bên lề Hội nghị G20./.
Theo Minh Luyến (TTXVN/Vietnam )
Ấn Độ đã có kế hoạch đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt Iran
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 2/5 cho biết nước này đã có kế hoạch để đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt với ngành dầu mỏ Iran.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định rằng nước này đã vạch ra một kế hoạch chi tiết để bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Iran do lệnh cấm vận của Mỹ, đồng thời cho biết New Dehli đã chuẩn bị tốt để đối phó với tình hình này.
Ấn Độ đã vạch ra một kế hoạch chi tiết để bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Iran.
"Sẽ có thêm nguồn cung dầu thô được nhập khẩu từ các nước sản xuất dầu lớn khác theo kế hoạch của Bộ Năng lượng", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần hôm 2/5.
Tuy nhiên, người phát ngôn Kumar không đề cập cụ thể liệu Ấn Độ có giảm nhập khẩu dầu thô của Iran xuống mức bằng 0 theo lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.
"Bất cứ quyết định nào của chúng tôi sẽ phải kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, vấn đề an ninh năng lượng là yếu tố quan trọng nhất, sau đó sẽ xem xét đến thương mại và cuối cùng là cân nhắc đến lợi ích kinh tế", ông Kumar nói thêm.
Trước đó, hôm 28/4, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gia hạn miễn trừ lệnh trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô của Iran sau thời hạn ngày 2/5 nhưng không nhận được phản hồi từ phía Washington.
Theo tin từ Sputnik, phía Mỹ đã nói rằng "tài khoản ký quỹ" của Ấn Độ được sử dụng cho giao dịch Rupee-Rial không thể được vận hành sau ngày 2/5.
Trước đó, Ấn Độ đã lựa chọn hình thức giao dịch bằng đồng nội tệ để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt.
Hồi tháng 11/2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành quy chế miễn trừ tạm thời cho 8 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, cho phép họ mua dầu của Iran mà không có nguy cơ bị xử phạt trong 180 ngày.
Tuy nhiên, hôm 22/4 vừa qua, chính quyền Mỹ đã quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả 8 nước và vùng lãnh thổ, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Italia, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc được phép mua dầu thô của Iran. Biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/5 tới.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 2 của Iran, chỉ sau Trung Quốc. Quốc gia châu Á này đã hạn chế nhập khẩu dầu từ Cộng hòa Hồi giáo Iran từ mức 452.000 thùng dầu/ngày xuống còn 300.000 thùng mỗi ngày để đáp ứng các điều kiện được hưởng lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ.
Ấn Độ cũng là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới, với hơn 60% lượng "vàng đen" đến từ Trung Đông.
Theo kinhtedothi
Quan chức Ấn Độ và Pakistan thảo luận về việc mở cửa biên giới Các quan chức Ấn Độ và Pakistan đã gặp nhau thảo luận về việc mở một cửa khẩu biên giới miễn thị thực, cho phép người hành hương dễ dàng viếng thăm một đền thờ đạo Sikh nằm bên lãnh thổ Pakistan. Người hành hương tới viếng đền thờ Gurdwara Darbar Sahib. (Nguồn: Washington Post) AP đưa tin, ngày 14/3, các quan chức...