Ấn Độ: Người phụ nữ cầm súng chuyên “xử” kẻ hiếp dâm
Một phụ nữ Ấn Độ đã tuyên chiến với nạn tấn công tình dục bằng cách tự đi tuần tra và truy tìm những kẻ hiếp dâm, Daily Mail đưa tin.
Shahana Begum, 42 tuổi, được mệnh danh là “người cô cầm súng”
Shahana Begum, 42 tuổi, sống ở Shahjahanpur, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, được mệnh danh là “người cô cầm súng”, và luôn được phụ nữ ở làng tìm đến nhờ giúp đỡ.
Năm 2013, Begum đã bắt giữ 3 người đàn ông cưỡng hiếp một cô gái trong liên tiếp 2 ngày. Begum, tự gọi là mình là người bảo vệ dân làng, đã giao nộp 3 kẻ hiếp dâm cho cảnh sát và buộc họ phải nhận tội. Kết quả là kẻ hiếp dâm chính đã phải cưới nạn nhân.
Cô thường xuyên đến đồn cảnh sát để yêu cầu các sĩ quan bắt giữ những kẻ phạm tội trong cuộc chiến chống tội phạm tình dục của cô.
Năm 2013, Begum đã bắt giữ 3 người đàn ông cưỡng hiếp một cô gái trong liên tiếp 2 ngày
Begum rất nổi tiếng khu vực. Các thiếu niên và phụ nữ đều biết đến cô, họ gọi cô là “Bandookwali Chachi”, nghĩa là “người cô cầm súng”.
Sau khi chồng qua đời 17 năm trước, để đảm bảo sự an toàn của chính mình tại khu vực nhiều nam giới, cô đã quyết định dùng một biện pháp cứng rắn để bảo vệ bản thân, con gái và những cô gái dễ bị tổn thương xung quanh.
“Khẩu súng giờ là người chồng thứ hai của tôi”, cô nói. “Tôi mang theo nó mọi lúc”.
Video đang HOT
Các thiếu niên và phụ nữ đều biết đến cô, họ gọi cô là “Bandookwali Chachi”, nghĩa là “người cô cầm súng”
“Giờ không người đàn ông nào dám làm phiền phụ nữ ở quận của tôi. Họ biết tôi sẽ bắn họ. Tôi bảo vệ phụ nữ ở cộng đồng của tôi như một người mẹ. Bảo vệ con cái là trách nhiệm của tất cả người mẹ”.
Begum, hiện có 4 người con, vốn đã quen với việc sử dụng súng vì cha và chồng của cô từng sử dụng chúng. Vì thế, cô đã nộp đơn lấy bằng sử dụng vũ khí. Khi có được tấm bằng này, cô mua khẩu súng đầu tiên vào năm 1999 bằng tiền tiết kiệm của mình. Begum từng tập bắn ở cánh đồng hoang vắng sau nhà và giờ đã trở thành một “chuyên gia”.
Begum cho biết cô đã giúp giảm số lượng các vụ tấn công và quấy rối tình dục trong khu vực, điều mà cảnh sát nơi đây chưa bao giờ làm được.
“Khẩu súng giờ là người chồng thứ hai của tôi”, cô nói
Begum cho biết cô đã giúp giảm số lượng các vụ tấn công và quấy rối tình dục trong khu vực
Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là một trong những bang đông dân nhất Ấn Độ, nơi có số lượng vụ hiếp dâm được báo cáo cao khổng lồ.
Cục Tội phạm Uttar Pradesh phát hành số liệu cho thấy số vụ hiếp dâm từ năm 2014 đến năm 2015 đã tăng 160%. Trong năm 2014 có tổng cộng 3.467 vụ hiếp dâm được báo cáo, và vào năm 2015 là 9.075 vụ.
Cho đến nay, năm 2016 đã có 11.012 vụ hãm hiếp, 4.520 vụ quấy rối ở bang này.
Theo Trà My – Daily Mail (Dân Việt)
Lý do Nga phải chiều ý Trung Quốc ở Biển Đông
Mặc dù Nga-Trung ngày càng gần gũi hơn những năm qua, cả hai nước đều thận trọng và không sử dụng từ đồng minh khi nhắc đến quan hệ chính trị và quân sự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc nghiên cứu về Đông Nam Á mới đây đã đưa ra nhận định về lập trường của Nga ở Biển Đông và mối quan hệ Nga-Trung hiện nay.
Tại hội nghị G20 tháng trước, Trung Quốc nói rõ Tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách. Cả Trung Quốc và Nga đều nói đến mối quan hệ song phương "tốt nhất" và thể hiện "mức độ tin cậy chưa từng có". Ông Putin mô tả "quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược".
Quan hệ Nga-Trung dựa trên mong muốn lẫn nhau về việc đẩy lùi tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt cũng khiến kinh tế Nga bị tổn thương.
Nga cần thị trường để xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là khí đốt. Trung Quốc đã ký các thỏa thuận lớn để nhập khẩu khí đốt Nga. Bắc Kinh cũng là thị trường lớn nhập khẩu vũ khí và công nghệ Nga.
Tuy nhiên, lợi ích của Nga và Trung Quốc không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau. Nga nghi ngờ sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ là chiến lược mở rộng ảnh hưởng sang Trung Á. Moscow cũng đứng trước khó khăn trong việc cân bằng quan hệ Trung Quốc và quan hệ truyền thống với Ấn Độ, Việt Nam.
Nga rất cần thị trường xuất khẩu năng lượng và Trung Quốc là đối tác tiềm năng nhất.
Căng thẳng như vậy đã ảnh hưởng đến lập trường Nga ở Biển Đông. Đầu tiên, Nga nói không đứng về bên nào trong tranh chấp và ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và giải quyết hòa bình tranh chấp trực tiếp giữa các bên liên quan dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Nga đồng thời phản đối bên thứ ba ngoài khu vực can thiệp vào tranh chấp. Bởi theo ông Putin, "điều này sẽ chỉ làm tổn thương cách giải quyết vấn đề... gây bất lợi và phản tác dụng".
Ông Putin cũng ủng hộ lập trường Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực với lý do Trung Quốc không tham dự hoặc quan điểm của Trung Quốc không được xem xét tại tòa. Tổng thống Nga diễn giải đây là vấn đề quy tắc, theo Điều 9, Phụ lục II của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển chứ không liên quan đến chính trị.
Tuy nhiên, hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa đến tự do hàng hải, hàng không của các tàu thuyền và máy bay trong khu vực. Có thể hiểu là ông Putin ủng hộ tự do hàng hải đối với hải quân Nga nhưng không quan tâm nếu Trung Quốc gây khó dễ đối với Mỹ.
Mặc dù Nga-Trung ngày càng gần gũi hơn những năm qua, cả hai nước đều thận trọng và không sử dụng từ đồng minh khi nhắc đến quan hệ chính trị và quân sự. Mối quan hệ đồng minh thường nhằm vào bên thứ ba và thể hiện sự cam kết hành động chung trong trường hợp cụ thể, như một đợt tấn công nhằm vào một trong các bên.
Trung Quốc từng ký thỏa thuận với Nga về bản quyền chế tạo 200 chiếc Su-27S.
Rõ ràng, quan hệ đồng minh Nga-Trung nếu tồn tại, là nhằm chống lại Mỹ và đồng minh của Mỹ. Điều này có thể dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Khi đó, các nước thành viên ASEAN sẽ chịu sức ép trong việc phát triển mối quan hệ nhằm tăng cường an ninh quốc gia.
Cuối cùng, quan hệ đồng minh Nga-Trung nhiều khả năng sẽ kích động cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu, làm gia tăng căng thẳng, đe dọa đến xung đột, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Giáo sư Carl Thayer kết luận, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với nhau trong lĩnh vực phù hợp, phối hợp hành động và hợp tác về vấn đề an ninh và chiến lược ảnh hưởng các bên. Điển hình là việc Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vào hoạt động ở châu Âu và Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Cũng phải lưu ý rằng, Nga-Trung sẵn sàng hợp tác với Mỹ nếu có thể ở mức hạn chế. Nga và Mỹ đang cùng nhau giải quyết vấn đề Syria dù hai bên còn đứng trước nhiều khó khăn. Trung Quốc hợp tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu và vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Tiếng động bí ẩn dưới đáy biển khiến dân Canada lo lắng Tiếng động "bíp bíp" được nghe thấy ở eo biển Fury và Hecla, gần Bắc Cực và là nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển, Guardian đưa tin. Những tảng băng ở vùng Bắc Cực của Canada (Ảnh minh họa) Lực lượng vũ trang Canada vừa điều động một phi hành đoàn đi điều tra một âm thanh bí ẩn dường như...