Ấn Độ – Nga có thể hợp tác chế tạo các tàu hộ tống hiện đại
Theo Sputnik News, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang muốn kí kết một thoả thuận nhằm sản xuất chung các tàu hộ tống với Nga trên lãnh thổ nước này.
Ấn Độ hiện đang muốn sản xuất chung với Nga các loại tàu chiến sau khi Moscow hoàn thành hợp đồng đóng 6 tàu hộ tống cho nước này.
Admiral Grigorovich là tàu hộ tống mới nhất của Nga hiện nay
Video đang HOT
“Chúng tôi đã hoàn thành 3 đợt đặt hàng của Ấn Độ và hi vọng rằng New Delhi sẽ tiếp tục hợp tác. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hải quân của họ cần từ 3 đến 4 chiếc tàu hộ tống nữa. Hiện tại, họ đang xem xét các khả năng để sản xuất các tàu chiến này ở quê nhà và tất nhiên là dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của chúng tôi”, ông Oleg Shumakov, giám đốc xưởng đóng tàu Yantar (Nga) cho biết.
Các nhà sản xuất Nga đã đóng mới và bàn giao tổng cộng 6 tàu hộ tống cho Ấn Độ trong thời gian từ 2003 đến 2013. 3 chiếc tàu đầu tiên được trang bị các tên lửa hành trình Klub-N, trong khi những chiếc còn lại sử dụng tên lửa Brah-Mos do Nga và Ấn Độ phát triển chung. Các tàu chế tạo chung giữa 2 nước có thể là lớp Admiral Grigorovich và sẽ được trang bị những công nghệ tối tân nhất có thể.
“Quá trình cải tiến vũ khí là không ngừng, chính vì vậy, tôi nghĩ là chiếc tàu mới sẽ được trang bị thứ gì đó hiện đại hơn. Tuy nhiên, về các khả năng trên biển, nó vẫn không có gì thay đổi. Hiện tại, chúng tôi đang bàn luận với các đồng nghiệp Ấn Độ về nhiều mặt của dự án này”, ông Shumakov cho hay.
Các tàu hộ tống lớp Admiral Grigorovich, nặng 4.000 tấn và dài khoảng 130m, được thiết kế nhằm chiến đấu chống lại các tàu chiến, tàu ngầm, thậm chí cả các khí cụ bay. Chiếc tàu này chứa được phi hành đoàn 180 người, có trang bị một vài loại tên lửa, súng máy và các công nghệ chống tàu ngầm và máy bay khác.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu hải quân Trung Quốc bị từ chối đặt ở Cuba
Cuba quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh hồi nửa cuối năm ngoái về việc triển khai các tàu của Hải quân Trung Quốc ở nước mình.
Tàu khu trục Sovremenny của Hải quân Trung Quốc Ảnh: AP
Theo các nguồn tin của ấn phẩm, "tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ" đã thúc đẩy Cuba đến bước đi này. Bài báo lưu ý rằng từ năm 2012, phía Cuba đã đề xuất Trung Quốc đặt các tàu của họ trong vùng biển Caribbean cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung.
"Sáng kiến này đã được khẳng định trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Cuba hồi tháng Bảy năm ngoái và sau đó bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc triển khai tại đây các tàu khu trục được trang bị những công nghệ tên lửa tân tiến nhất"- tờ báo cho biết. Tuy nhiên, "vào phút cuối, khi các bên bắt đầu các cuộc tham vấn làm việc về vấn đề này, Cuba đã thay đổi lập trường của mình" - tờ Yomiuri Shimbun lưu ý.
Mỹ và Cuba đã công bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 12-2014 và kể từ đó tiến hành các cuộc đàm phán về việc mở các đại sứ quán tại Washington và Havana.
Theo_Người lao động
Nguy hiểm, tàu hải cảnh Trung Quốc được lắp pháo lớn Các hình ảnh mới nhất cho thấy, tàu hải cảnh Trung Quốc đã được lắp pháo lớn thay vì các hệ thống pháo hạng nhẹ trước đây. Các tàu tuần tra của Cảnh sát biển hay tuần duyên bờ biển nhiều nước vốn dĩ thường được vũ trang hạng nhẹ với súng máy hoặc pháo cỡ 25-30-40mm. Các tàu hải cảnh Trung Quốc...