Ấn Độ mua thêm Su-30MKI đối phó với Trung Quốc
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu quá trình thỏa thuận hợp đồng mới với Nga để mua thêm lô hàng 42 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKI cho Không quân.
Máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKI. (Nguồn: defenseindustrydaily.com)
Lô máy bay chiến đấu mới sẽ có giá khoảng 3,4 tỷ USD.
Hợp đồng này sẽ được ký tắt, và thậm chí có thể được ký kết vào cuối năm nay, vì Bộ Tài chính Ấn Độ đã cấp tiền cho quỹ có liên quan cho mục đích này.
Không quân Ấn Độ thấy cần phải bổ sung máy bay chiến đấu mới sau khi đối thủ chiến lược trong khu vực của Ấn Độ là Trung Quốc đã bắt đầu tích cực triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của mình trong khu vực tự trị Tây Tạng.
Lô máy bay mới mà Lực lượng không quân Ấn Độ mua từ Nga sẽ được lắp ráp tại nhà máy HAL từ 2014-2018.
Kho máy bay Su-30 trong Không quân Ấn Độ sẽ được tăng lên đến 272 chiếc.
Trong những tháng tới, Ủy ban an ninh của Chính phủ Ấn Độ dự định ký kết hợp đồng lớn với Nga mua 216 tên lửa hành trình siêu âm “BrahMos” với tổng chi phí 1,17 tỷ USD, sẽ được trang bị trên Su-30MKI./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Năm 2014, Pakistan sẽ trang bị máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Báo Ấn Độ cho rằng, Không quân Pakistan sẽ nhận thêm 14 máy bay F-16 của Mỹ, 36 máy bay J-10, 150 máy bay khác của TQ... và sẽ vượt Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất.
Ngày 15/5, tờ "Thời báo Thương mại Quốc tế" Ấn Độ cho rằng, sức chiến đấu tổng thể của Không quân Pakistan sắp vượt Không quân Ấn Độ trong 1-2 năm tới.
Bài báo cho biết, hiện nay, Không quân Ấn Độ sở hữu 34 phi đội máy bay chiến đấu, còn Pakistan là 26 phi đội, nhưng số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31 trong kế hoạch 5 năm (2012-2017) lần thứ 12.
Nói về nguyên nhân trực tiếp giảm số lượng phi đội, bài viết cho biết: "Không quân Ấn Độ có kế hoạch trong thời gian từ năm 2014-2017 loại bỏ khoảng 125 chiếc MiG-21, thay thế vào đó là máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LAC) do Ấn Độ tự sản xuất, nhưng đã chậm trễ không thể sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội".
Tờ "Thời báo Thương mại Quốc tế" cho rằng, những năm gần đây, số lượng máy bay chiến đấu có tính năng cao của Không quân Pakistan lại tăng lên một cách ổn định. Gần đây, Pakistan đã tiếp nhận 14 máy bay chiến đấu tính năng cao F-16 Block-52, đồng thời hứa hẹn tiếp tục nhận thêm 14 máy bay chiến đấu loại này.
Máy bay F-16 Block-52 của Không quân Pakistan.
Đồng thời, Không quân Pakistan đang tìm cách hợp tác thương mại máy bay quân sự với Trung Quốc. Được biết, Không quân Pakistan đã ký kết thỏa thuận với Trung Quốc mua 36 máy bay chiến đấu J-10.
Căn cứ vào thỏa thuận, Không quân Pakistan sẽ trang bị số máy bay này vào năm 2014. Ngoài ra, trong tương lai gần, Không quân Pakistan sẽ còn mua 150 máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Trong khi đó, mặc dù đầu năm nay Không quân Ấn Độ đã ký với Công ty Dassault của Pháp một thỏa thuận mua 126 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung Rafale, nhưng việc trang bị loại máy bay này còn phải chờ thời gian.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh quân sự của Nam Á cho biết, mặc dù tình hình tương lai có đúng như báo chí Ấn Độ nói, sức chiến đấu của Không quân Pakistan cũng rất khó vượt Ấn Độ trong ngắn hạn.
Những năm gần đây, Không quân Ấn Độ không ngừng nâng cao trình độ xây dựng thông tin hóa, đã nhập rất nhiều các loại vũ khí trang bị tác chiến và chi viện như máy bay tiếp dầu trên không, máy bay trinh sát tiên tiến, máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn.
Những loại vũ khí này đã tăng gấp bội sức mạnh không chiến hiện đại. Đồng thời, trong mấy năm tới, việc xây dựng trang bị của Không quân Ấn Độ hoàn toàn không phải là một "bức tranh tối", Ấn Độ đang tiến hành có trật tự việc lắp ráp và sản xuất máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Máy bay chiến đấu F-16A của Không quân Pakistan.
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc sản xuất.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Rafale-M một chỗ ngồi phiên bản hải quân do Pháp sản xuất. Ấn Độ đã đặt mua 126 máy bay loại này.
Máy bay chiến đấu JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1, hay Kiêu Long) của Không quân Pakistan.
Theo GDVN
Tướng Trung Quốc: Ấn Độ phụ thuộc vào mua vũ khí sẽ vỡ mộng nước lớn Trong điều kiện chiến tranh, chỉ cần một lời nói gây bất hòa hoặc ý thức chính trị mâu thuẫn, lập tức tiến hành phong tỏa công nghệ, bao gồm phụ thùng thay thế. Khi đó, những trang bị chủ yếu được nhập khẩu này đều trở thành đống sắt vụn, cơ bản không thể sử dụng. Máy bay chiến đấu Su-30MKI của...