Ấn Độ mua 814 “Vua chiến trường” nhằm đối phó với Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hy vọng trong vòng 2-3 tháng nữa sẽ bắt đầu khởi động gói thầu mua pháo xe kéo cỡ nòng 155mm để trang bị cho lực lượng lục quân.
Trước đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định gói thầu này sẽ mời toàn bộ là các nhà thầu nước ngoài, nhưng đến đầu tháng 5 này, họ đã thay đổi quyết định, gọi thầu cạnh tranh đối với tất cả các nhà thầu trong và ngoài nước bất kể là quốc doanh hay tư nhân. Lục quân Ấn Độ đã phát hành thư mời thầu quốc tế mua 814 khẩu pháo xe kéo, cỡ nòng 155mm, trị giá hợp đồng khoảng 85 tỷ rupi.
Trước đây, lục quân Ấn Độ mới chỉ mua được 410 khẩu pháo FH-77B của Hãng Bofors – Thụy Điển vào năm 1987. Pháo Bofors đã tham gia chiến đấu đạt hiệu suất rất cao trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, nên lục quân Ấn Độ muốn trang bị thêm hỏa lực pháo hạng nặng cho lục quân nước này đang bị chê bai là thiếu uy lực.
Lục quân Ấn Độ muốn mua tổng cộng khoảng 2.200 hệ thống pháo với năm biến thể khác nhau, nhưng sau đó kế hoạch này đã đổ vỡ do các vụ bê bối hối lộ khác liên quan đến các công ty như Rheinmetall, Singapore Technologies Kinetics, Soltam và Denel.
Pháo xe kéo SED’s 155mm/52 của Công ty TATA Power – Ấn Độ
Hiện nhu cầu mua các hệ thống pháo hạng nặng đã trở nên cấp bách, vì yêu cầu hiện đại hóa lực lượng Lục quân của Ấn Độ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng cường lực lượng, đối phó với tình hình biên giới Trung – Ấn đang căng thẳng.
Video đang HOT
Trước đây, Lục quân Ân Độ luôn nhập khẩu pháo hạng nặng từ nước ngoài, nhưng kể từ khi Công ty Điện lực Tata (Tata Power) ra mắt loại pháo xe kéo SED’s 155mm/52 thì quan điểm này đã thay đổi.
Để tăng cường khả năng cơ động cho các loại hỏa lực lựu pháo, Tập đoàn Tata đã sử dụng loại pháo lựu đạn 155mm Bofors cỡ nòng 52, lắp đặt trên các xe chuyên dụng kiểu 8×8 loại bánh lốp. Trong vòng 3 phút, loại lựu pháo kiểu xe kéo này có thể bắn liên tục 6 phát, tấn công vào các mục tiêu ở khoảng cách 40km.
Hiện các doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu bao gồm: Bộ phận công trình chiến lược của Công ty Điện lực Tata (Tata Power), Công ty Larsen & Toubro và Công ty Bharat.
Các Công ty nước ngoài tham gia vào gói thầu này bao gồm: Nexter Systems Inc của Pháp, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, Công ty hàng không Israel (Israel Aircraft Industries), Công ty thiết bị hệ thống BAE (BAE System Inc) của Anh và Công ty Động lực thông dụng (General Dynamics) Mỹ.
Pháo xe kéo 155mm Howitzer của BAE Systems – Anh
Đại diện Bộ phận công trình chiến lược của Công ty Điện lực Tata cho biết, hiện đến bây giờ vẫn chưa rõ quyết định của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhưng khẳng định Nhà máy của Công ty ở Bangalore có thừa khả năng sản xuất được 814 hệ thống pháo xe kéo hoàn chỉnh.
Tháng 1/2013, các Công ty sản xuất quốc phòng tư nhân của trong nước đã đệ trình kiến nghị tham gia gói thầu mua sắm 814 hệ thống pháo xe kéo (trị giá hơn 3 tỷ USD) lên Bộ quốc phòng Ấn Độ và rất may là họ đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ chấp thuận.
Đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết, các Công ty quốc phòng tư nhân quốc nội còn được phép tham gia cạnh tranh một gói thầu khác, là hạng mục nâng cấp hệ thống pháo dã chiến 130mm kiểu M46 thành pháo xe kéo 155mm. Tuy vậy, cơ hội thắng thầu của các công ty Ấn Độ rất khó nói trước, vì tuy sản phẩm của họ luôn có giá thấp hơn nước ngoài, thậm chí đã xuất khẩu và được một số nước kém phát triển hơn ưa thích nhưng Bộ Quốc phòng Ấn Độ luôn ưa chuộng các loại vũ khí, trang bị của nước ngoài.
Theo ANTD
Ấn Độ chi 3 tỷ USD mua pháo hiện đại trang bị cho lục quân
Bộ quốc phòng Ấn Độ sẽ tổ chức đấu thầu nhằm cung cấp các khẩu pháo 155mm/55 cho lực lượng lục quân nước này trong 2-3 tháng nữa và lần đầu tiên các công ty quốc phòng tư nhân trong nước cũng được phép tham gia cuộc đấu thầu này.
Pháo 155mm/52 do công ty Tata Power SED của Ấn Độ chế tạo.
Trước đây, chỉ các nhà chế tạo khí tài nước ngoài mới có thể tham gia cuộc đấu thầu. Nhưng Bộ quốc phòng đã cho phép các công ty quốc phòng trong nước được tham gia, sau khi các công ty này có ý kiến để họ cùng "vào cuộc".
Quân đội Ấn Độ giờ đây sẽ phát đơn mời thầu quốc tế nhằm cung cấp 814 khẩu pháo 155mm/55. Các công ty trong nước cũng được gửi thư mời thầu gồm Tata Power SED, Larsen & Toubro (L&T) và Bharat Forge.
Các công ty nước ngoài sẽ tham gia đấu thầu gồm Nexter (Pháp), Rosoboronexport (Nga), tập đoàn hàng không vũ trụ Israel, tập đoàn BAE Systems (Anh), Công ty General Dynamics (Mỹ).
Một quan chức tại công ty Tata Power SED cho biết họ chưa được thông báo về quyết định của Bộ quốc phòng, nhưng nói thêm rằng công ty có khả năng sản xuất tất cả 814 khẩu pháo tại Bangalore.
Hồi năm ngoái, công ty Tata Power SED cho biết họ đã phát triển thành công loại pháo 155mm/52 với 52% thiết bị bản địa.
Hồi tháng 1, các công ty tại tư nhân đã yêu cầu được tham gia đấu thầu dự án pháo 155mm/55, ước tính trị giá hơn 3 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty quốc phòng tư nhân của Ấn Độ cũng được phép tham gia đấu thầu dự án nâng cấp các pháo 130mm M-46 do Nga chế tạo thành các pháo 155mm.
New Delhi đã lên kế hoạch chi 100 tỷ USD trong 10 năm tới để nâng cấp lực lượng quốc phòng, vốn phần lớn vẫn dựa vào các khí tài của Nga.
Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, cho biết nước này muốn mua vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới của các nước.
Theo Dantri
Cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ riêng trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ nhau ít nhất 22 lần trên Ấn Độ Dương và vụ "chạm mặt" mới đây nhất là xảy ra hồi tháng 2-2013. Những dấu hiệu về sự tăng cường hoạt động với một tần suất ngày một dày đặc của hải quân Trung...