Ấn Độ mở rộng hải quân chặn “tuyến đường sinh mệnh” của Trung Quốc
Mục tiêu của Ấn Độ là không để nước nào coi thường, 10 năm tới sẽ chế tạo 42 tàu chiến, trong đó có 3 tàu săn ngầm, tăng cường kiểm soát tuyến đường chạy về TQ
Tàu khu trục lớp Calcutta, Hải quân Ấn Độ.
Tờ “Fuji Sankei Business” Nhật Bản ngày 29 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Ấn Độ tăng cường nhanh chóng quân bị nhằm vào Trung Quốc” cho rằng, đối với hành vi dựa vào sức mạnh quân sự tăng cường bành trướng của Trung Quốc, Ấn Độ đang gấp rút tăng cường và đổi mới quân bị.
Theo bài báo, hoạt động ở vùng biển gần (duyên hải) của tàu Trung Quốc ngày càng thường xuyên, Ấn Độ đã lần lượt đưa vào hoạt động các tàu như tàu săn ngầm, đồng thời đang tập trung triển khai tên lửa đất đối không mới ở khu vực miền bắc tương đối gần biên giới Trung Quốc.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tranh thủ trong năm 2014 ký kết hợp đồng mua sắm lượng lớn máy bay chiến đấu của Pháp, mặc dù các cuộc đàm phán về nó đã kéo dài. Chính quyền ông Modi có kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, điều này sẽ có lợi cho nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, đẩy nhanh các bước hiện đại hóa quân đội.
Ngày 23 tháng 8, tàu hộ vệ INS Kamorta – loại tàu có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm chính thức đi vào hoạt động ở bến cảng đông nam Ấn Độ. Tỷ lệ nội địa hóa linh kiện và trang bị của tàu này đã đạt 90%. 1 tuần trước, tàu khu trục tên lửa INS Calcutta lớp lớn nhất trong các tàu chiến nội địa của Ấn Độ cũng hạ thủy, đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Hải quân Ấn Độ biên chế tàu hộ vệ săn ngầm INS Kamorta
Trong các vấn đề như biên giới, Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Damodardas Modi đã áp dụng lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Trong hoạt động chúc mừng tổ chức đưa tàu khu trục INS Calcutta vào hoạt động, ông Modi cho biết, để thực hiện mục tiêu “không để nước nào dám coi thường Ấn Độ”, Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cường phòng vệ.
Năm 2014, Ấn Độ sẽ triển khai 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu chiến nói trên. Theo tiết lộ của nguồn tin từ lãnh đạo hải quân, trong 10 năm tới, Ấn Độ có kế hoạch chế tạo 42 tàu chiến, trong đó có 3 tàu săn ngầm.
Ấn Độ gấp rút mở rộng đội tàu chiến, mục đích là kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay ít nhất sở hữu 52 tàu ngầm, gấp khoảng 3 lần Ấn Độ; chỉ trong 2 năm qua Trung Quốc đã chế tạo 20 tàu săn ngầm.
Trên Ấn Độ Dương có một “tuyến đường sinh mệnh trên biển” quan trọng, khoảng 80% dầu mỏ vận chuyển đường biển phải đi qua đây, những dầu mỏ này có hơn một nửa vận chuyển tới Trung Quốc và Nhật Bản.
Giáo sư Học viện công nghệ Massachusetts chỉ ra: “Cùng với việc Trung Quốc ngày càng phát triển trở thành cường quốc biển và hải quân, hoạt động ở Ấn Độ Dương sẽ ngày càng thường xuyên. Tuy việc tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc chưa chắc gây ra tranh chấp to lớn, nhưng chắc chắn sẽ gây lo ngại cho Ấn Độ”.
Ấn Độ tăng cường phòng thủ đối với Trung Quốc hoàn toàn không giới hạn ở biển. Truyền thông Ấn Độ ngày 28 tháng 8 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng cho hay, tên lửa đất đối không Akash kiểu mới do Ấn Độ phát triển đã tiến hành triển khai chiến đấu thực tế ở khu vực tây bắc. Nghe nói, mục đích là đề phòng tất cả mối đe dọa đến từ biên giới phía bắc, trong đó có máy bay Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ biên chế tàu hộ vệ săn ngầm INS Kamorta
Mặt khác, công tác đàm phán mua sắm máy bay chiến đấu của Pháp đã kéo dài hơn 2 năm. Theo tiết lộ của nguồn tin từ Không quân Ấn Độ, Ấn Độ tranh thủ ký kết hợp đồng mua ít nhất 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp trước cuối năm 2014.
Vấn đề chuyển nhượng công nghệ và sửa chữa từng do dự mãi không quyết đã được thương thảo, nghe nói vấn đề còn lại chính là vấn đề giá cả. Dự kiến tổng kim ngạch hợp đồng sẽ lên tới 11 tỷ USD.
Để đối đầu với Trung Quốc, chính quyền Narendra Modi đang gấp rút xây dựng một đội quân hiện đại. Ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2014-2015 tăng 12% so với năm tài khóa trước, đạt 2.290 tỷ rupee (khoảng 37 tỷ USD). 10 năm trước, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ đã tăng gấp đôi, nhưng tỷ trọng trong GDP thấp nhất trong 50 năm qua.
Trong tháng 8 năm 2014, chính quyền Narendra Modi đã nâng trần tỷ lệ góp vốn của đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp quân sự từ 26% ban đầu lên 49%.
Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, năm 2010, Ấn Độ đã thay thế Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; hiện nay, 70% vũ khí trang bị của Ấn Độ lệ thuộc vào nhập khẩu.
Chính phủ Ấn Độ dự định thông qua nới lỏng hạn chế, một mặt xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, mặt khác đổi mới trang bị cũ trong nước.
Hải quân Ấn Độ biên chế tàu hộ vệ săn ngầm INS Kamorta
Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra xung đột vào năm 1962. Ấn Độ và Pakistan cũng tồn tại tranh chấp, tuần trước quân đội hai nước từng xảy ra bắn pháo vào nhau, khiến cho 4 người thiệt mạng, trong đó có dân thường.
Theo Giáo Dục