Ăn đồ mặn có nguy cơ mắc ung thư?
Theo chuyên gia y tế, thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, cho biết theo thống kê, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đứng trước tim mạch, đột quỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiểu đường… Tương lai các căn bệnh này được dự báo sẽ trở thành cơn “sóng thần” bệnh tật đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ung thư, hiện, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm đi ở Mỹ, Nhật và châu Âu nhưng gia tăng ở các nước đang phát triển. Các loại ung thư hàng đầu hay gặp hiện nay ở nữ giới là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp. Ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, gan thực quản…
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Theo PGS.TS Nghị, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục…
Về những thói quen cũng như sự thay đổi trong ăn uống góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết nếu như trước đây chúng ta ăn nhiều rau xanh, đồ luộc thì nay, mâm cơm của người Việt đã có sự thay đổi đáng kể. Các món xào, chiên, rán… chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ gây thừa chất béo. Chất béo thừa trong cơ thể không được chuyển hóa hết, tăng mỡ máu, gây béo phì, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Không những thế, các loại đồ ăn trên khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra chất độc và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, theo lời khuyên của PGS.TS Nghị, nên ăn đồ luộc, hấp sẽ tốt hơn xào.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng chỉ ra, ăn càng nhiều không đồng nghĩa với việc khỏe nếu chế độ ăn không khoa học và ít vận động. Chế độ ăn nhiều Carbohydrat hay gluxit (tinh bột – có nhiều trong cơm) cộng thêm thói quen lười vận động sẽ gây ra thừa năng lượng. Năng lượng thừa tích lũy lại gây ra béo phì, ở nam giới tăng cholesterol, nữ giới tăng estrogen gây ra bệnh ung thư.
Video đang HOT
Từ đó, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo, chúng ta nên có chế độ ăn uống cân đối, ăn đầy đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo, chất bột đường (cơm, mì, phở…), bổ sung thêm rau, xanh và hoa quả tươi. Dành ra 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực, đi bộ, đạp xe, vận động cơ bắp là cách ngăn ngừa các bệnh tật trong đó có ung thư.
Đối với mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị phân tích thực phẩm muối phản ứng sinh học tạo ra một số vi khuẩn có lợi, tăng chất đạm, ăn ngon miệng. Tuy nhiên, người thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các thực phẩm có chất đạm được chế biến khô như cá mắm, thịt trâu, bò, thịt lợn khô, protein bị biến tính sẽ sinh ra các chất gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Huệ Nguyễn
Theo Zing
Ô nhiễm không khí gây hại sức khỏe và da như thế nào?
Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da...
Tại các thành phố lớn có lượng khí thải giao thông cao và nhiều công trình xây dựng, bụi PM 2.5 lại càng xuất hiện phổ biến hơn cả. Trong khi đó, khuyến cáo của WHO cho hay, chỉ số PM 2.5 nên ở dưới mức 25 g/m3 trung bình 24 giờ, tuy nhiên tại các đô thị Việt Nam như TP.HCM hay Hà Nội nồng độ bụi PM 2.5 lại đang vượt chuẩn.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM 2.5 trung bình lên đến 63,2 g/m3. Trong khi đó, dù nồng độ bụi PM 2.5 trung bình trong 3 tháng đầu năm 2018 ở TP.HCM chỉ bằng gần một nửa Hà Nội nhưng so cùng kỳ 3 năm gần đây, chất lượng không khí tại TP HCM cũng được ghi nhận có xu hướng xấu dần.
Ô nhiễm không khí gây hại như thế nào?
Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường.
Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ... Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn... Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư.
Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư. Bên cạnh đó cũng gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da...
Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi.
Theo các chuyên gia y tế, ô nhiễm môi trường tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát.
Thực tế, số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.
Bệnh viện Mắt Trung ương cũng từng khuyến cáo, bệnh viện từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp viêm nhiễm mắt, giác mạc do khí bụi. Do đó, bác sĩ khuyên những người dân khi đi ra ngoài, đặc biệt những người trực tiếp làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cần nâng cao cảnh giác, bảo vệ mắt tốt hơn.
Trong khi đó, các chuyên gia về da liễu cũng nhận định, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da... Chúng là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tác nhân mang vi khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các bệnh lý khác nhau.
Trên thực tế, bất chấp việc che chắn kỹ càng cho cơ thể bằng áo khoác hoặc váy chống nắng,... làn da vẫn bị bụi bẩn tấn công mỗi ngày. Ô nhiễm, khói bụi tích tụ sâu bên trong da, làm bít tắc lỗ chân lông, da không đều màu, thâm sạm, tàn nhang, nám,... Những tác nhân này còn phá hủy các vitamin, làm sợi collagen suy yếu khiến da mất độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa, nếp nhăn dần xuất hiện. Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dị ứng, nổi mụn, không đủ sức để chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài.
Đối phó ô nhiễm không khí ra sao?
Về điều này, các chuyên gia khuyến cáo, để có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.
Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc: Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường; Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể; Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay; Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn; Hạn chế đi ra ngoài.
Công thức tính lượng bụi tích tụ trên da trong một năm.
Một phép tính khá thú vị mới đây chỉ ra rằng, tính trung bình, cứ khoảng 1 km lại chứa xấp xỉ 0,3 gram bụi lơ lửng. Ước lượng trung bình trong một ngày một người phụ nữ di chuyển quãng đường khoảng 20 km, nhân lên với 365 ngày trong một năm sẽ có được con số 2,2 ký.
Không chỉ thế, mỗi tiếng đồng hồ cơ thể chúng ta lại sản sinh ra 600 ngàn tế bào chết, lão hóa do các tác động từ môi trường, nội tiết tố và tuổi tác. Trung bình một năm lượng tế bào chết này có thể lên đến 3,6 ký. Như vậy, theo phép tính toán này thì mỗi năm phụ nữ Việt mang trên người đến gần 6kg bụi ô nhiễm.
Các chuyên gia về làm đẹp da cho rằng, rửa mặt hay tắm rửa thông thường chỉ giúp làm sạch chất bẩn bên ngoài nhưng khó lòng làm sạch sâu vào các tế bào và mô. Vì thế, để "rũ bỏ" 6 ký bụi tích tụ trên da mỗi năm, cho làn da được "thở" đồng thời bảo vệ da khỏi bụi bẩn, ô nhiễm và vi khuẩn hàng ngày, chúng ta cần quan tâm và tìm kiếm những loại sữa tắm có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da. Với các thành phần từ thiên nhiên, làn da sẽ được detox mỗi ngày và dần lấy lại vẻ tươi trẻ, sảng khoái.
Theo Dân trí
Chưa đầy một năm, cả nước phát hiện hơn 160.000 người mắc ung thư Từ đầu năm 2018 đến nay cả nước ghi nhận 164.671 ca mắc ung thư mới, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư, và hiện có hơn 300.000 người đang sống chung với căn bệnh quái ác này. Ngày 18/11, Viện Trường Đại học Grenoble (Pháp) phối hợp Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TPHCM tổ chức Hội nghị Quốc tế...