Ấn Độ lần đầu cho phép nữ phi công lái chiến đấu cơ
Chính phủ Ấn Độ hôm 24.10 đã bật đèn xanh lần đầu tiên cho phép nữ phi công nước này tham gia lái máy bay chiến đấu, theo AFP.
Ấn Độ lần đầu cho phép nữ phi công lái chiến đấu cơ – Ảnh: AFP
Với quyết định này, Không lực Ấn Độ được phép tuyển dụng nữ phi công để lái chiến đấu cơ thay vì chỉ được lái máy bay vận tải quân sự hoặc trực thăng.
“Quyết định này mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia vào điều khiển chiến đấu cơ và đủ điều kiện tham gia tất cả các hoạt động của quân đội như nam giới, và đó cũng là xu hướng hiện đại của quân đội các nước phát triển”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ viết.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nữ phi công có thể bắt đầu ngồi vào buống lái của chiến đấu cơ từ tháng 6.2017 sau khi trải qua những đợt huấn luyện. Quyết định này của chính phủ Ấn Độ không chỉ áp dụng ở không quân mà cho các binh chủng có máy bay chiến đấu.
Nhiều nước như Mỹ, Israel và Pakistan có nữ phi công lái máy bay chiến đấu. New Delhi lâu nay không cho phép phụ nữ điều khiển chiến đấu cơ vì lo ngại thể trạng sinh lý của phụ nữ và cả việc dễ bị tấn công tình dục, theo AFP.
Tư lệnh không quân Ấn Độ, Thống chế Arup Raha từng phát biểu với sự lo ngại của ông hồi năm 2014 rằng “phụ nữ về mặt thể chất tự nhiên không phù hợp để lái chiến đấu cơ trong nhiều giờ”.
Video đang HOT
Theo số liệu của chính phủ Ấn Độ, nữ chiếm 5% trong số 1,32 triệu quân nhân và 2,14 triệu quân dự bị trong lực lượng quốc phòng của nước này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tình hình Biển Đông: Tuyên bố rắn của Ấn-Mỹ-Nhật với Trung Quốc
Các quốc gia "có lợi ích ở Biển Đông" đều lần lượt có tuyên bố cứng rắn cảnh báo Trung Quốc trước sự leo thang của nước này ở Biển Đông.
Ấn Độ: Kiên quyết chống lại nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
The Economic Times ngày 13/9 đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã nhấn mạnh về tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng hạn chế tự do hàng hải hàng không trong khu vực, nơi Ấn Độ có lợi ích thương mại và chiến lược mạnh mẽ.
Quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên nói rằng, sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp xong ở Biển Đông, họ có thể áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn chống lại các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không.
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. (Ảnh: EPA)
Ngay từ khi Trung Quốc chưa tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Ấn Độ đã phát đi thông điệp cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ động thái nào như vậy.
Biển Đông có tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu không chỉ với Ấn Độ mà còn với các nước khác như Nhật bản để tiến hành các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa. Quan chức Ấn Độ cho rằng, tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông là điều bắt buộc với Ấn Độ bởi nước này có lợi ích lớn ở Việt Nam và mối quan hệ đang phát triển với các nước trong khu vực, bao gồm Philippines.
Nhật Bản sẽ tuần tra Biển Đông
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã nhiều lần lên án Trung Quốc "áp bức" trên Biển Đông. Đặc biệt, trong Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản công bố hồi cuối tháng 7/2015 đã thẳng thắn chỉ rõ, Trung Quốc đang hành động một cách "đơn phương và không thỏa hiệp" đồng thời cáo buộc Bắc Kinh "gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế".
"Trung Quốc, cụ thể là trong vấn đề hàng hải, đang tiếp tục thực hiện các hành động kiên quyết, trong đó mưu toan áp bức nhằm thay đổi hiện trạng trên biển và thỏa mãn các nhu cầu đơn phương mà không có bất cứ thỏa hiệp nào". báo cáo Quốc phòng Nhật Bản 2015 viết.
Trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản, lần đầu xuất hiện những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông. Sách trắng quốc phòng Nhật Bản chỉ trích hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và gọi đây là hành động "đơn phương, áp bức" đe dọa an ninh khu vực.
"Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng tại 7 bãi đá ở Trường Sa, xây dựng hạ tầng như đường băng và cảng trên một số bãi đá. Đây là mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế" - sách trắng viết.
Một động thái khác đáng lưu ý của Nhật Bản là nước này đã thông qua dự luật an ninh mới vào tháng 7/2015, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản - Đô đốc Katsutoshi Kawano hôm 16/7 đã nói rằng, ông tin là Trung Quốc sẽ trở nên ngày một hung hăng ở Biển Đông và vì thế Nhật Bản có thể sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra, giám sát ở khu vực này trong tương lai.
Mỹ: Tuyên bố và hành động
Mỹ là quốc gia có rất nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và những hoạt động phi pháp của Trung Quốc đang thực hiện tại khu vực này.
Đặc biệt, tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự đến khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảoTrường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo.
Vào tháng 7/2015, tại Hội thảo thường niên lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ... Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác".
Ông nói rằng Washington sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình theo những cách thức khác nhau: Tuân thủ các cam kết đồng minh, an ninh, trợ giúp có hiệu quả đối với các tổ chức tại khu vực, tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Theo Tưởng Thành
Đất Việt
Tin tặc nghi của Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Ấn Độ Một nhóm tin tặc được cho có nguồn gốc từ Trung Quốc đã tấn công vào hệ thống mạng các cơ quan chính phủ và học viện Ấn Độ để đánh cắp những thông tin ngoại giao "nhạy cảm" của nước này. Tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc tấn công chính phủ Ấn Độ - Ảnh minh họa: AFP Một nhóm tin...