Ấn Độ khởi động đàm phán tái cơ cấu nợ với Sri Lanka
Ấn Độ thông báo đã bắt đầu đàm phán với Sri Lanka về tái cơ cấu nợ và cam kết sẽ hỗ trợ quốc gia láng giềng đang gặp khủng hoảng.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 20/9, Ấn Độ thông báo đã bắt đầu đàm phán với Sri Lanka về tái cơ cấu nợ và cam kết sẽ hỗ trợ quốc gia láng giềng đang gặp khủng hoảng chủ yếu thông qua các khoản đầu tư dài hạn sau khoản viện trợ tài chính gần 4 tỷ USD.
Người dân mua hàng tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP/TTXVN
Văn phòng Cao ủy Ấn Độ tại Colombo xác nhận đã tổ chức vòng đàm phán nợ đầu tiên với các quan chức Sri Lanka vào ngày 16/9.
Video đang HOT
Cũng theo văn phòng trên, New Delhi sẽ tiếp tục hỗ trợ Colombo “bằng mọi cách có thể, đặc biệt bằng cách thúc đẩy các khoản đầu tư dài hạn từ Ấn Độ vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt ở Sri Lanka”.
Trước đó trong tháng này, Sri Lanka đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về một khoản vay trị giá khoảng 2,9 tỷ USD tùy thuộc vào việc IMF nhận được đảm bảo tài chính từ các chủ nợ chính thức cũng như các cuộc đàm phán với các chủ nợ tư nhân.
Sri Lanka sẽ trình bày toàn bộ mức độ khó khăn kinh tế và kế hoạch tái cơ cấu nợ với các chủ nợ quốc tế vào ngày 23/9.
Trong năm nay, Ấn Độ đã cung cấp Sri Lanka nhiều khoản hỗ trợ gồm hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu USD, hạn mức tín dụng 1 tỷ USD cho các mặt hàng thiết yếu và hạn mức 500 triệu USD cho nhiên liệu.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã trì hoãn thanh toán khoảng 1,2 tỷ USD hàng nhập khẩu cho Sri Lanka và cấp hạn mức tín dụng trị giá 55 triệu USD cho nhập khẩu phân bón.
Sri Lanka – quốc gia Nam Á 22 triệu dân vốn phụ thuộc vào du lịch – đang phải chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn 7 thập kỷ, dẫn đến tình trạng thiếu nhu yếu phẩm nghiêm trọng./.
Những khách hàng tiềm năng mới sẵn sàng nhập khẩu một nửa sản lượng dầu của Nga
Hãng tin Bloomberg dẫn dữ liệu từ Công ty phân tích Kpler cho biết Moskva có thể sẽ tìm được thị trường mới cho một nửa lượng dầu thô xuất khẩu chịu lệnh cấm vận của Brussel.
Theo lệnh trừng phạt, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu của Nga từ tháng 12 và cấm xuất khẩu dầu sang khối này từ tháng 2 năm sau. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết điều này có nghĩa là khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga sẽ không có người nhận, trừ phi Nga chuyển hướng giao hàng.
Tuy nhiên, theo phân tích của Kpler, Indonesia, Pakistan, Brazil, Nam Phi, Sri Lanka và một số quốc gia Trung Đông có thể cùng mua tới 1 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày trong mùa đông tới.
Nga đã bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khách hàng châu Á - đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc - sau khi một số khách hàng châu Âu từ chối nhập khẩu mặt hàng này nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Nga cũng đưa ra mức chiết khấu lớn để thu hút khách hàng. Các nhà phân tích cho rằng động thái giảm giá này có thể thu hút những người mua từ Trung Đông, nơi có thể tiêu thụ tới 500.000 thùng dầu thô của Nga mỗi ngày.
Trước đó, một số báo cáo cho rằng Indonesia đang cân nhắc mua dầu của Nga với mức chiết khấu 30%. Tuy nhiên, Công ty dầu khí quốc gia Pertamina cho biết họ đang cân nhắc các rủi ro liên quan. Việc mua dầu thô của Nga với giá cao hơn mức trần mà các nước G7 đồng ý có thể khiến Jakarta phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.
IMF hỗ trợ Sri Lanka gần 3 tỷ USD đối phó khủng hoảng kinh tế IMF nhấn mạnh Sri Lanka đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó những người nghèo và dễ bị tổn thương là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka. (Ảnh: AFP/TTXVN) Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 1/9 thông báo Sri Lanka sẽ được hỗ...