Ấn Độ khiến Trung Quốc “nóng mặt” giữa căng thẳng biên giới
Giữa lúc căng thẳng biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố sẽ mời một quốc gia cũng đang leo thang căng thẳng với Bắc Kinh tham gia tập trận quân sự.
Ấn Độ lên kế hoạch mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar. Ảnh: Bloombergquint
Tờ Bloomberg hôm 10/7 đưa tin, Ấn Độ đang lên kế hoạch mời Úc, nước đang căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar. Động thái này được cho là sẽ khiến Bắc Kinh “ nóng mặt”.
New Delhi dự kiến gửi lời mời chính thức tới Canberra vào tuần tới, sau khi tham vấn lần cuối với chính phủ Mỹ và Nhật Bản, 2 nước cũng được mời tham gia tập trận Malabar.
Cuộc tập trận lần này sẽ là lần đầu tiên có sự góp mặt của tất cả quốc gia trong “Bộ tứ kim cương” Quad (thành lập năm 2007 với 4 thành viên: Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ – các nước ít nhiều đều có bất đồng với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại). Quan chức cấp cao Ấn Độ (giấu tên) cho biết, Malabar sẽ quy tụ lực lượng hải quân của 4 nước tại Vịnh Bengal vào cuối năm 2020.
Derek Grossman, nhà nghiên cứu tại tập đoàn RAND có trụ sở tại Washington (Mỹ) và người làm việc trong cộng đồng tình báo Mỹ hơn một thập kỷ, cho biết: “Việc Ấn Độ mời Úc tham gia tập trận Malabar sẽ đặc biệt quan trọng tại thời điểm nhạy cảm này. Đó là một thông điệp quan trọng gửi đến Trung Quốc, rằng Quad sắp tập trận hải quân chung ngay cả khi đây không phải một sự kiện của Quad”. Theo Bloomberg, Trung Quốc tỏ ra không thoải mái với liên minh 4 thành viên Quad.
Video đang HOT
Khi được báo chí hỏi về việc Ấn Độ sẽ mời Úc tham gia tập trận Malabar, phát ngôn viên hải quân Ấn Độ, Vivek Madhawal, từ chối đưa ra bình luận.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Úc hôm 10/7 cho biết, dù hiện tại vẫn chưa nhận được lời mời tham gia tập trận Malabar, “Úc nhận thấy giá trị khi được tham gia các hoạt động phòng thủ với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ nhằm tăng khả năng tương tác và nâng cao lợi ích tập thể ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Quyết định mời Úc tham gia tập trận được đưa ra khi New Delhi và Bắc Kinh đang bị cuốn vào căng thẳng biên giới tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ.
Trong khi đó, căng thẳng Trung Quốc – Úc cũng đang leo thang khi hôm 9/7, Canberra tuyên bố sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong và trao thị thực tạm thời, tạo điều kiện cho người Hong Kong được cư trú tại Úc sau khi Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới.
Theo các chuyên gia, động thái này của Úc có thể được các nhà hoạt động hoan nghênh nhưng nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh “nổi giận”, làm gia tăng thêm căng thẳng giữa 2 nước.
Ấn Độ nói điều 'lượng lớn quân', bằng Trung Quốc đến biên giới
Ấn Độ lần đầu cho biết triển khai một lượng lớn binh lính bằng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya sau đụng độ hôm 15/6.
Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Ấn Độ đưa ra hôm 25/6, song không nói con số cụ thể. Tuy nhiên, theo các nguồn tin địa phương cùng ngày, Ấn Độ đã triển khai hơn 36.000 binh sĩ dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.
Các nguồn tin cho hay Ấn Độ triển khai ba sư đoàn đến biên giới với Trung Quốc. Các xe tăng chủ lực và lựu pháo cũng được điều đến khu vực này, trong khi máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ cũng thường xuyên tuần tra lãnh thổ.
Bộ Ngoại giao nước này tiếp tục cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng bằng việc triển khai quân sự và cảnh báo quan hệ hai nước có thể suy yếu nếu rơi vào bế tắc.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều nói muốn giảm căng thẳng leo thang, song phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết "hai bên vẫn triển khai lượng lớn binh sĩ trong khu vực, trong khi các cuộc tiếp xúc quân sự và ngoại giao vẫn tiếp tục".
Srivastava nói thêm "các hành động của Trung Quốc" ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Ấn - Trung, đã dẫn tới cuộc đụng độ chết người trong tháng này, khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
"Trọng tâm của vấn đề là từ đầu tháng 5, khi phía Trung Quốc đã bất ngờ tập hợp số lượng lớn binh sĩ và vũ khí dọc theo LAC", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cáo buộc.
Lực lượng biên phòng Ấn Độ canh gác tại trạm kiểm soát dọc đường cao tốc tại Gagangir dẫn tới biên giới với Trung Quốc hôm 17/6. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của Ấn Độ được đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Ấn Độ đã "đơn phương khiêu khích", dẫn tới ẩu đả biên giới.
"Ấn Độ hoàn toàn chịu trách nhiệm vụ đụng độ biên giới giữa hai nước. Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Quân cho hay, thêm rằng Ấn Độ nên gặp Trung Quốc để giảm căng thẳng.
Tối 15/6, binh lính hai bên ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở LAC. Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong nhưng không công bố con số.
Ấn Độ cho rằng vụ tấn công hôm 15/6 được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước, ngay cả khi các chỉ huy cấp cao của hai nước đồng ý hạ nhiệt căng thẳng trên LAC. Trung Quốc bác cáo buộc và tuyên bố các binh sĩ Ấn Độ "cố tình khiêu khích" dẫn đến ẩu đả chết người.
Sự cố khiến người dân và nhiều quan chức Ấn Độ giận dữ, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết các chỉ huy quân đội hai nước thống nhất rút lính khỏi khu vực biên giới tranh chấp căng thẳng sau cuộc gặp kéo dài nhiều giờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận hai bên đã thống nhất thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng.
Nơi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.
Cú đấm châm ngòi ẩu đả biên giới Ấn - Trung Trong khi hai bên tranh cãi về lều bạt dựng ở khu tranh chấp, lính Trung Quốc đấm gục đại tá Babu, mở đầu cho màn xô xát đẫm máu. 18h30 ngày 15/6, đại tá Santosh Babu dẫn đầu 20 binh sĩ dưới quyền trong tiểu đoàn Bihar 16 thuộc lục quân Ấn Độ, lên đường tuần tra và thực hiện một nhiệm...