Ấn Độ huy động toàn lực để vận chuyển bình oxy
Ấn Độ đang tăng cường vận chuyển oxy y tế qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, để tiếp tế cho các bệnh viện ở New Delhi và những khu vực bị COVID-19 ảnh hưởng.
Bộ trưởng Bộ Đường sắt Piyush Goyal cho biết chính phủ chỉ đạo tăng các chuyến tàu tốc hành chở oxy y tế đến New Delhi để đáp ứng tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện. Không quân cũng được điều động giúp vận chuyển nhân lực và vật tư y tế, như bình dưỡng khí, đến khu vực cần thiết.
Các bồn chứa oxy rỗng được máy bay vận tải C-17 và IL-76 vận chuyển về nhà máy sản xuất. (Ảnh: ANI)
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục: 354.531 – mức cao nhất thế giới và cũng là cao nhất tại nước này từ trước tới nay.
Đoàn xe bồn đi đến nhà máy cung cấp để nạp thêm oxy y tế lỏng, giữa lúc làn sóng Covid-19 đang lây lan trên khắp Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Tình hình thiếu oxy ở các bệnh viện New Delhi xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các nhà máy sản xuất oxy công nghiệp phục vụ chủ yếu cho thủ đô của Ấn Độ lại nằm trên 7 bang khác nhau. Bên cạnh đó, do đặc tính dễ cháy nổ của loại vật liệu này, tất cả lô hàng oxy hóa lỏng đều phải vận chuyển trong các bồn chứa đặc chủng; nên phải mất nhiều thời gian lên kế hoạch vận chuyển. Một số các địa phương thậm chí gây khó dễ với việc vận chuyển oxy, nhằm đáp ứng nhu cầu tại địa phương trước tiên.
Video đang HOT
Một số các địa phương thậm chí gây khó dễ với việc vận chuyển oxy, nhằm đáp ứng nhu cầu tại địa phương trước tiên. (Ảnh: Reuters)
Một tòa án cấp cao ở thủ đô hôm 24/4 cảnh báo sẽ “treo cổ” bất cứ ai cản trở lưu thông nguồn cung oxy. Trên Twitter, một người miêu tả cảnh xe cảnh sát hộ tống xe chở bình oxy là ” cảnh tượng không ai nghĩ họ sẽ thấy trong đời. Quý hơn cả vàng “.
Những xe chở bồn chứa oxy đang chờ bên ngoài nhà máy ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ, ngày 22/4. (Ảnh: Reuters)
Các nhà máy trên khắp cả nước đang hoạt động hết công suất giữa sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, lượng cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ấn Độ đang nhập về 23 nhà máy sản xuất oxy lưu động của Đức. Mỗi cơ sở có thể sản xuất 2.400 lít oxy mỗi giờ.
Quang cảnh tiêu điều xung quanh một nhà máy oxy ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Nhiều nơi ở thủ đô New Delhi và khắp cả nước từ chối tiếp nhận thêm bệnh nhân do thiếu giường bệnh và oxy.
Một tài xế đứng cạnh xe chở bồn rỗng, đang chờ đến lượt để nạp oxy lỏng. (Ảnh: Reuters).
Ngày 25/4, nhiều nước trên thế giới, gồm Mỹ, Pháp và Anh, nói sẽ hỗ trợ Ấn Độ bằng cách cung cấp các nguyên liệu thô để sản xuất vaccine, cũng như máy thở, bộ xét nghiệm và thiết bị bảo vệ có sẵn.
Một công nhân chất những bình oxy rỗng lên xe tải để đến trạm nạp. (Ảnh: Reuters)
Việc thiếu giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thiếu oxy cho máy thở, thiếu đội ngũ y tế… khiến tình hình dịch ở Ấn Độ thêm trầm trọng.
Một nhân viên đang nạp bình oxy để vận chuyển tới các địa phương. (Ảnh: AP).
Thủ tướng Singapore nhận định ký kết RCEP là một bước tiến lớn đối với thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước lễ ký, Thủ tướng Singapore khẳng định việc ký kết RCEP "là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại".
Bộ trưởng Chan Chun Sing ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: MCI/TTXVN
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy "cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn".
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sau 8 năm đàm phán. Hiệp định bao trùm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên của Hiệp định trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ bên trong khu vực. RCEP cũng thiết lập một bộ nguyên tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong các hiệp định đang tồn tại, như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định sẽ có hiệu lực khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác phê chuẩn.
Lãnh đạo Đông Á đánh giá cao vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam Các lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đánh giá Việt Nam đã thành công trong điều phối nỗ lực chung, tăng cường hợp tác và ứng phó Covid-19. Đánh giá được các nước đưa ra trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều tối 14/11 tại Hà Nội, với sự...