Ấn Độ: Hãi hùng tục anh em “chung vợ”
Munni phải phục vụ “chuyện ấy” cho chồng và hai người anh em bên chồng ế vợ mỗi khi họ muốn, bất kể lúc nào, bất kể ở đâu và bất kể ngày đêm. Nếu phản kháng, họ đánh cô thậm tệ bằng bất cứ thứ gì vớ được.
Chỉ cách New Delhi hai giờ lái xe, nhưng cuộc sống ở những ngôi làng thuộc huyện Baghpat dường như là một thế giới khác hẳn. Phụ nữ ở New Delhi có thể diện quần bò, áo thời trang, đi xe đạp điện tới các trung tâm mua sắm, hay thậm chí giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, trong khi phụ nữ ở Baghpat không thể tự do đi ra ngoài và luôn phải mang mạng che mặt.
Cám cảnh “vợ chung”
Munni đến làm dâu ở vùng đất màu mỡ đang phát triển mạnh ngành chông nghiệp mía đường ở phía bắc Ấn Độ ấy khi còn là một thiếu nữ. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kịp đến thì cô đã phải đối mặt với một cuộc sống ê chề ngoài sức tưởng tượng. Cô buộc phải thực hiện nghĩa vụ làm vợ và mang thai với cả 2 người anh em bên chồng, bởi họ không thể tìm được vợ.
Ngồi tại một trung tâm cộng đồng ở huyện Baghpat, tỉnh Uttar Pradesh, Munni – người phụ nữ trung niên tầm 40 tuổi đau xót kể lại: “Chồng và cha mẹ chồng nói rằng tôi phải làm vợ chung của ba anh em nhà chồng”. Nhớ lại những ngày tháng ấy, Munni không khỏi rùng mình khi ký ức về những trận đòn ác độc khi cô không cam chịu cảnh vợ chung hiện về. Cô kể lại: “Thỉnh thoảng họ đạp tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ngủ ngoài trời. Chưa hết, họ còn đổ dầu hỏa lên mình tôi và châm lửa đốt…”.
Cảnh vợ chung khiến cô không biết đứa trẻ trên tay mình là con ai. (Ảnh minh họa)
Ba tháng sau khi lấy chồng, trong một lần đi khám bệnh, cô được bác sĩ khuyên nên chạy trốn khỏi nơi địa ngục trần gian ấy, nhưng dường như cô chưa đủ dũng khí và quyết tâm để thực hiện việc đó. Sau những năm tháng chịu cảnh làm vợ chung cho ba anh em bên chồng, Munni sinh được ba cậu con trai nhưng ngay cả bản thân cô cũng không thể biết chính xác ai là bố những đứa trẻ đó.
Video đang HOT
Chính quyền bất lực
Những trường hợp như của Munni không phải là ít, nhưng rất hiếm khi họ dám đến tố cáo với cơ quan chức năng, bởi phụ nữ ở vùng này không được phép đi ra ngoài mà không có người nhà đi theo, cũng như lo sợ các hành động phạm tội mang tính kỳ thị sâu sắc với các nạn nhân. Vì thế, có thể còn rất nhiều phụ nữ như Munni đang phải sống cảnh địa ngục trong những ngôi làng quanh đó.
Ngay cả trường hợp của Munni, cô vẫn không chịu gửi đơn tố cáo lên cảnh sát ngay cả khi không thể chịu được sự hành hạ và tìm đến cầu cứu trung tâm cứu trợ cộng đồng. Nhân viên xã hội cho biết, sau nhiều thập kỉ lựa chọn giới tính, tỉ lệ mất cân bằng sinh giữa nam và nữ ở Ấn Độ đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã và đang phát triển cực thịnh ở Ấn Độ, khiến số thai nữ bị bỏ nhiều hơn, gây tình trạng mất cân bằng giới. Kéo theo đó, nạn hiếp dâm, buôn bán phụ nữ và cảnh “vợ chung” giữa anh em cùng nhà trở nên phổ biến.
Cuộc điều tra dân số Ấn Độ thực hiện năm 2011 cho thấy, tỉ lệ sinh ở nước này hiện là 858 bé gái trên 1.000 bé trai, trong khi tỉ lệ trung bình trên thế giới là 940/1.000. Tỉ lệ giới tính trẻ em ở Baghpat thậm chí chỉ đạt 837/1.000, khiến tình trạng “vợ chung” ở khu vực này liên tục gia tăng.
Cam chịu vì… nghèo
Nhiều gia đình không thể cưới vợ cho con, họ dùng tiền để mua cô dâu từ những vùng khác trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Đa số các cô gái là con những gia đình nghèo, vì thế họ đồng ý bán mình với giá 15.000 rupi (300 USD) để giúp gia đình. Tuy nhiên, các cô không thể hình dung được một cuộc sống địa ngục đang chờ đón mình ở phía trước khi phải làm vợ chung và sinh con cho nhiều người đàn ông trong một gia đình.
Sabita Singh, 25 tuổi, bị gia đình gả bán cho một người đàn ông lớn hơn mình 19 tuổi từ khi còn là một đứa trẻ. “Khởi đầu thật khó khăn, có quá nhiều thứ cần phải học trong khi tôi chẳng hiểu gì. Tôi cứ nghĩ mình đến đó để chơi”, Singh tâm sự về suy nghĩ của cô khi mới được gả bán về nhà chồng năm 14 tuổi. Việc buôn bán phụ nữ bị coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng tội ác này ngày càng trở nên phổ biến mà cơ quan chức năng không thể xử lý bởi nạn nhân ngại tố cáo, trong khi đó hàng xóm không muốn can thiệp vì sợ rắc rối.
Ngoài ra, tư tưởng lấy vợ chung để dễ dàng chia phần thừa kế cũng như gia đình nhà gái bớt đi một khoản hồi môn đáng kể cho gia đình chú rể đang được nhiều người ủng hộ. Cái khó, sự nghèo đã khiến họ coi tội ác trở thành điều hiển nhiên.
Theo VietNamNet
Vợ trẻ "tàn thân" vì "nhịn" khi chồng bạo hành
Hai người phụ nữ có môi trường sống, trình độ nhận thức khác nhau song đều chịu chung nỗi đau bị bạo hành dã man bởi kẻ mà họ gọi là chồng. Bi kịch thấm đẫm nước mắt của cuộc đời họ bắt nguồn từ bản tính nhẫn nhục, cam chịu với tâm lý "xấu chàng hổ ai"...
1. Ròng rã suốt 2 năm bị gia đình chồng hắt hủi, chồng nhiều lần ruồng rẫy, đánh đập... song chị Trần Thị H. - giáo viên mầm non ở một xã thuộc huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) - vẫn âm thầm cắn răng chịu đựng. Từng có lúc tuyệt vọng nghĩ đến cái chết nhưng rồi chị lại nhủ lòng gắng gượng níu kéo tổ ấm vì không muốn con thơ phải sống trong cảnh đổ vỡ, chia lìa, không muốn người thân buồn rầu.
Nạn nhân Kiều Thị Dung.
Mâu thuẫn giữa chị và chồng là Nguyễn Cảnh D. (công chức nhà nước) phát sinh từ việc tính cách chị và mẹ chồng không thể hòa hợp. Thay vì tìm cách giải quyết khúc mắc cho yên cửa ấm nhà, D. lại đứng hẳn về phía mẹ, trút xuống đầu vợ những lời xúc phạm và những trận đòn thậm tệ.
Bố đẻ của chị H. tâm sự rằng dù ở gần đó song chưa một lần ông và những người ruột thịt nghe chị than vãn, kể lể nỗi khổ tâm của mình. Ngay cả khi hàng xóm láng giềng bàn tán chuyện chị bị chồng xông vào quấn tóc đánh, đập đầu vào tường tóe máu, bị đuổi xuống bếp ngủ, bị ngăn cấm không cho gần gũi con trai..., ông đã gặng hỏi thì chị tìm cách chối hoặc lảng sang chuyện khác.
Chỉ đến khi anh con rể của ông chở quần áo của vợ về nhà ông để đặt vấn đề trao trả "cả của lẫn người", chỉ đến khi bị đánh đập tàn nhẫn tới mức phải nằm viện 8 ngày với chằng chịt các vết thương ở đầu, tay, môi (tỷ lệ thương tật 5,8%) thì chị H. mới cay đắng nhận ra không thể tiếp tục đi chung đường với gã đàn ông vũ phu ấy. Chị đã chủ động làm đơn xin ly hôn để giải thoát cho bản thân...
2. Đã hơn một năm trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ án, hơn một năm kể từ ngày thủ phạm bị xử mức án 7 năm tù giam nhưng người dân xã Tượng Lĩnh (huyện Kim Bảng) nói riêng và người dân Hà Nam nói chung vẫn chưa hết bàng hoàng, bức xúc trước sự việc làm nhục, hành hạ vợ dã man như thời trung cổ của Phan Quốc Cương. Đành rằng nạn nhân Kiều Thị Dung đáng được cảm thông, chia sẻ khi phải chung sống với gã chồng cục súc, thô bạo, ghen tuông vô lối, song sai lầm của chị (cũng là của không ít phụ nữ ở nông thôn) là sự yếu đuối, nhu nhược, không biết tự bảo vệ bản thân.
Năm 2003, vì trót "ăn cơm trước kẻng", Dung đành chấp thuận lên xe hoa với Cương khi vừa rời ghế trung học phổ thông. Đứa con thơ chào đời, tổ ấm của Dung phải đối diện với bộn bề khó khăn vật chất mà cả hai vợ chồng đều "trẻ người non dạ", nguồn thu nhập chính chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng... nên mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều hơn.
Chuyện Dung bị chồng chửi mắng, thượng cẳng chân hạ cẳng tay... diễn ra "như cơm bữa". Dung Sang chơi nhà bố mẹ đẻ về muộn, chồng gọi điện không nghe máy, thậm chí "dám ăn mặc diện", nói chuyện niềm nở với "trai làng"..., đều có thể bị chồng đánh cho thừa sống thiếu chết.
Ròng rã hơn 7 năm, Dung âm thầm nuốt nước mắt vào lòng, chịu đựng vì con với hy vọng dần dần sẽ cảm hóa được Cương. Nhưng Dung càng nhún nhường thì Cương càng lấn tới. Lên Hà Nội làm thuê cho một hãng taxi thi thoảng mới về nhà, song anh ta vẫn thường xuyên tra khảo, kiểm soát vợ một cách gắt gao khiến Dung luôn có cảm giác ngột ngạt, căng thẳng, bị xúc phạm vì sự đa nghi, thiếu tin tưởng của chồng. Dù chồng hờ hững, thiếu trách nhiệm chu cấp tiền ăn uống, đóng học cho con và được không ít người cùng làng lên Thủ đô làm ăn về "cảnh báo" Cương có bồ, thậm chí còn chung sống như vợ chồng với một cô gái song Dung vẫn không dám "nói động" đến chồng.
Hành động bế con về nhà bố mẹ đẻ ở từ giữa năm 2010 của Dung thực chất chỉ nhằm "dọa" cho Cương tỉnh ngộ, biết quan tâm hơn đến gia đình. Nhưng gã chồng lại cho rằng vợ dứt tình để đến với người khác.
Ngày 25/7/2010, Cương dùng dây thừng trói Dung vào sau xe máy rồi phóng xe, kéo lê vợ đến nhà người đàn ông mà anh ta cho là "tình địch" nhằm làm rõ trắng, đen việc dan díu với vợ anh ta. Sau khi lời qua tiếng lại, Cương tức tối, hung hăng kéo Dung ra quốc lộ 21B cạnh đình Thụy Sơn (xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng), trói vợ vào cột điện rồi dùng dao lam rạch mặt, lột hết quần áo mặc cho vợ kêu khóc van xin. Do trời mưa, ít người qua lại nên khi người dân xung quanh phát hiện ra sự việc báo công an đến giải cứu cho Dung thì chị đã ngất xỉu, người tím tái, máu chảy ròng ròng từ mặt xuống người.
Với việc gây ra 24 mũi khâu trên mặt vợ (tỷ lệ thương tật 18%), Phan Quốc Cương bị TAND huyện Kim Bảng tuyên phạt 51 tháng tù giam về tội "Cố ý gây thương tích". Trải qua sóng gió, Dung đã ý thức được rằng chịu đựng nhau khi không còn tình yêu là tự đày đọa mình và làm khổ con cái. Chị kiên quyết chấm dứt cuộc hôn nhân bằng lá đơn xin ly hôn trong sự đồng tình của bạn bè, người thân.
3. Do hạn chế về trình độ nhận thức, bản tính thụ động, cam chịu, không biết bảo vệ bản thân nên nhiều phụ nữ đã tự ràng buộc đời mình trong nước mắt khổ đau. Do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do tâm lý cam chịu, họ đã từ chối quyền nhận được sự giúp đỡ, bảo vệ hợp pháp từ các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương như: Hội Phụ nữ, Công an...
Sở dĩ, tỷ lệ bạo lực gia đình ở nước ta rất cao ngay cả khi chất lượng cuộc sống đã cải thiện nhiều là vì phần lớn chị em phụ nữ không dám tố cáo, đấu tranh chống lại hành vi thô bạo của bạn đời. Việc những người vợ chấp nhận để chồng hành hạ mình, những người chồng tự phong cho bản thân quyền "dạy" vợ và việc những đứa trẻ ngây thơ ngày ngày phải chứng kiến những hành vi bạo lực đã ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển tinh thần của chúng. Vô hình trung, chúng nhận thức một cách sai lầm rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề trong gia đình (thậm chí cả ngoài xã hội) nên khi lớn lên chúng rất dễ lựa chọn lối hành xử ấy. Đã đến lúc tất cả chị em phụ nữ cần "giác ngộ" rằng: Hạnh phúc gia đình chỉ thực sự có được khi mối quan hệ vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Theo PLVN
Lý do nàng níu kéo cuộc hôn nhân tồi Phái đẹp luôn mong được sống hạnh phúc với người mình yêu thương nhưng những gì xảy ra sau đám cưới hoàn toàn trái ngược. Khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, có người từ bỏ để thay đổi, gây dựng cuộc sống mới nhưng nhiều người vẫn cam chịu, sống cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Vậy đâu là lý do...