Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục INS Visakhapatnam, lắp hệ thống Barak cho tàu sân bay INS Vikramaditya, mua sắm tàu ngầm mới, chống lại đối thủ Trung Quốc.

Hạ thủy tàu khu trục tàng hình INS Visakhapatnam

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 19 tháng 4 dẫn trang mạng “New Indian Express” Ấn Độ ngày 17 tháng 4 đưa tin, là một nỗ lực tăng cường năng lực tàng hình của Hải quân Ấn Độ, tàu khu trục mới có khả năng hoạt động trong môi trường hạt nhân, sinh học và hóa học được đặt tên là INS Visakhapatnam sẽ được hạ thủy tại Mumbai trong ngày hôm nay (ngày 19 tháng 4 năm 2015).

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay - Hình 1

Hình ảnh minh họa tàu khu trục INS Visakhapatnam trên báo chí Ấn Độ

Theo bài báo, tàu khu trục này là một trong 4 tàu chiến mới được đặt mua bổ sung, kế tiếp tàu khu trục lớp Kolkata, chi phí chế tạo là 300 tỷ rupee (1 USD khoảng 63 rupee). Khi tàu khu trục này đưa vào biên chế năm 2018, nó sẽ giúp cho năng lực trên biển của Ấn Độ tăng mạnh. Những tàu khu trục mới này đang chế tạo tại nhà máy đóng tàu Mazagao ở Mumbai.

Tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục thiết kế Hải quân Ấn Độ, Chuẩn Đô đốc A.K. Major Saxena cho biết: “Tàu khu trục lớp Kolkata không có hệ thống kiểm soát không khí tổng thể (TAC) đầy đủ. Hệ thống này có thể giúp cho tàu chiến có thể vận hành ở khu vực tồn tại dư lượng độc hại, bất kể là hạt nhân, hóa học, sinh học hay vật chất nào khác… Bởi vì, ngoài khoang máy móc, toàn bộ không khí trên tàu đều được hút vào thông qua máy lọc hạt nhân, sinh học và hóa học”.

Trong khi đó, khi ở khu vực tồn tại dư lượng độc hại, những thủy thủ bước vào khoang máy móc sẽ cần đeo mặt nạ bảo hộ chuyên dụng.

Theo các tờ báo tiếng Anh của Ấn Độ, tàu khu trục INS Visakhapatnam thuộc chương trình Project 15B, được nội địa hóa 65% và trang bị một số hệ thống vũ khí do Ấn Độ tự sản xuất.

Loại tàu khu trục này có lượng giãn nước 7.300 tấn, dài 163 m, rộng 17,4 m, trang bị 4 tua bin khí, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, là tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Ấn Độ, sẽ được trang bị 8 quả tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos – loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất; đồng thời trang bị hệ thống chống tên lửa AK-630, 2 máy bay trực thăng đa năng; biên chế 50 sĩ quan và 250 thủy thủ.

Các tàu chị em tương lai của INS Visakhapatnam có thể được đặt tên là INS Paradip, INS Marmagoa và tên của chiếc tàu cuối cùng có thể được đặt theo tên của một cảng ở Gujarat.

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay - Hình 2

Tàu khu trục lớp Kolkata Hải quân Ấn Độ bắn thử tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos

Lắp hệ thống tên lửa phòng không Barak cho tàu sân bay INS Vikramaditya

Trang mạng Zee Ấn Độ ngày 16 tháng 4 đưa tin, Ấn Độ dự định sẽ chuyển hệ thống tên lửa phòng không Barak (do Israel chế tạo) trên tàu hộ vệ lớp Godavari sắp nghỉ hưu sang lắp cho tàu sân bay INS Vikramaditya – tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Trung tướng A.V. Subedar đã xác nhận thông tin này với phóng viên. Ủy ban Hải quân Ấn Độ do ông lãnh đạo kiểm soát việc sản xuất và trang bị tàu chiến.

Được biết, cho đến nay, tàu sân bay INS Vikramaditya hoàn toàn không lắp bất cứ vũ khí tự vệ nào. Ấn Độ từng cử một cụm tàu chiến đến Nga để đưa tàu sân bay này về Ấn Độ.

Hiện nay, tàu sân bay này đang tiến hành “sửa chữa ngắn hạn” ở cảng Karwar, công tác lắp đặt mới sẽ tiến hành trong thời gian này.

Có nguồn tin cho biết: “Hệ thống vũ khí phòng thủ gần trên tàu chiến lớp Godavari cũng sẽ được lắp cho tàu sân bay này”.

Tàu sân bay Vikramaditya là một sân bay di động, dài khoảng 284 m, rộng khoảng 60 m, tổng diện tích to bằng khoảng 3 sân bóng đá.

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay - Hình 3

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ trong một cuộc diễn tập

Tăng cường sức mạnh tàu ngầm

Theo các tờ báo điện tử Trung Quốc, ngày 6 tháng 4, Ấn Độ đã hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Scorpene (công nghệ Pháp) đầu tiên tại nhà máy đóng tàu ở Mumbai, Ấn Độ, các trang bị chủ yếu của nó đã được nội địa hóa, dự kiến sẽ biên chế vào tháng 9 năm 2016.

Video đang HOT

Căn cứ vào hợp đồng, Hải quân Ấn Độ sẽ chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene, tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ USD, những tàu ngầm này sẽ sử dụng thiết bị nguyên bộ của châu Âu, việc chế tạo lô 2 chiếc đầu tiên sẽ tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chuyên gia Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài thiết bị nguyên bộ, Pháp sẽ còn cung cấp một số vũ khí tàu ngầm cho Ấn Độ, trong đó có tên lửa chống hạm SM-39 Exocet.

Tàu ngầm lớp Scorpene dài 63,5 m, rộng 6,2 m, lượng giãn nước khi nổi là 1.510 tấn, lượng giãn nước đầy là 1.750 tấn, thủy thủ đoàn là 31 người, tốc độ khi lặn là 20 hải lý/giờ, lặn sâu khoảng 200 – 350 m.

Đáng chú ý, gần đây, dư luận còn cho biết, Ấn Độ đang mời thầu chế tạo tàu ngầm mới cho Hải quân nước này, trong đó đã mời Nhật Bản đưa tàu ngầm AIP lớp Soryu tham gia tranh thầu với nhiều nhà thầu khác, nhưng Nhật Bản thể hiện thái độ chưa quan tâm lắm, lý do được cho là họ trước hết muốn thúc đẩy hoàn thành thỏa thuận bán 15 – 18 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay - Hình 4

Ngày 6 tháng 4 năm 2015, Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên mang tên INS Kalvari

Hồi chuông cảnh báo từ tàu ngầm Trung Quốc

Theo báo chí Nhật Bản ngày 12 tháng 4, Trung Quốc triển khai 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 ở Ấn Độ Dương tham gia nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Hải quân Ấn Độ.

Theo các nhà chiến lược, tàu ngầm không thích hợp cho đối phó với bọn cướp biển cùng hành vi cướp biển của chúng. Do đó, việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm với lý do hộ tống đã gây chú ý và cảnh giác cho dư luận.

Trung Quốc triển khai hoạt động hộ tống ở vịnh Aden, vùng biển Somalia từ năm 2008 đến nay, bề ngoài là vì lợi ích chung. Tuy nhiên, từ ngày 13 tháng 12 năm 2014 đến ngày 14 tháng 2 năm 2015, biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân là một việc làm độc nhất vô nhị, đã gây ra nghi ngờ về kế hoạch hoạt động của Trung Quốc.

Hải quân Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc có thể triển khai nghiên cứu thủy văn ở duyên hải phía tây nước này. Theo bài báo, hoạt động liên tục ở Ấn Độ Dương sẽ giúp cho Trung Quốc có thể làm quen với điều kiện thủy văn ở khu vực này, thúc đẩy triển khai dưới nước (lực lượng tàu ngầm) nhiều hơn.

Mặc dù nhiều nước đang giảm mạnh hoạt động tấn công cướp biển ở khu vực này, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì, thậm chí có lúc còn tăng cường hoạt động hộ tống, cho thấy trong tương lai Trung Quốc có khả năng sẽ triển khai liên tục, thường xuyên tàu nổi, tàu ngầm ở khu vực này. Khi cần thiết sẽ chặn “yết hầu” hay cảng biển của Ấn Độ để đối phó với Hải quân Ấn Độ.

Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay - Hình 5

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc

Theo Giáo Dục

Trung Quốc "đè bẹp" Nhật Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục

Với những ràng buộc về chính sách quốc phòng cũng như hạn chế về mặt công nghệ, Nhật Bản và Ấn Độ đã để Trung Quốc "qua mặt" trong lĩnh vực phát triển tàu khu trục và tàu ngầm.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 1

Biên đội tàu Hải quân Trung Quốc

Ngày 25/3/2015, Hải quân Nhật Bản đã chính thức nhận chiến hạm Izumo, trong khi đó Hải quân Ấn Độ cũng chuẩn bị triển khai trạm đầu tiên trong 32 trạm radar giám sát bờ biển (CSR), đồng thời phân bổ ngân sách đóng mới 7 tàu hộ vệ và 6 tàu ngầm hạt nhân.

Đều là những cường quốc quân sự ở khu vực châu Á, sức mạnh Hải quân Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc thường được mang ra so sánh. Vậy trong ba cường quốc trên, nước nào có lực lượng hải quân hùng hậu nhất?

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 2

Biên đội tàu Hải quân Nhật Bản

Gần đây trong một bài bình luận, tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly của Anh cho rằng, năm 2015 sức mạnh của Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên sẽ vượt qua Nhật Bản.

Báo cáo cho biết, hiện nay Hải quân Trung Quốc có trong biên chế khoảng 235.000 quân, 56 tàu ngầm (một số nguồn cho rằng trên 60 chiếc), 79 tàu chiến lớn và 468 máy bay các loại.

Trong tay họ có những khí tài nổi bật như tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 (CSS-NX-4).

Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản có khoảng 40.580 quân, 18 tàu ngầm, 120 tàu chiến và 339 máy bay chiến đấu các loại.

Nổi bật nhất là khu trục hạm chở trực thăng DDH-183 Izumo có khả năng mang theo tiêm kích tàng hình F-35B và 2 tàu lớp DDH-181 Hyuga nhỏ hơn.

Còn Hải quân Ấn Độ có khoảng 67.000 quân nhân thường trực, 170 tàu chiến đang hoạt động, 15 tàu ngầm và hơn 250 máy bay chiến đấu thuộc không quân hải quân.

Trang bị nổi bật nhất hiện có của nước này là 2 tàu sân bay, 1 chiếc thuộc dạng tầm trung theo chuẩn Nga và 1 chiếc hạng nhẹ mua của Anh.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 3

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn độ

Tuy nhiên Jane's Defence Weekly cho rằng, sự so sánh này nhằm mục đích xác định tương quan lực lượng và thực lực chiến đấu Trung - Nhật - Ấn, và trong so sánh phương Tây đã cố tình "tâng bốc" sức mạnh của hai bên, nhằm mượn cớ để tăng ngân sách quốc phòng.

Sức mạnh của các tàu khu trục

Hải quân Nhật Bản hiện được biên chế 6 tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, còn hải quân Trung Quốc có 5 tàu khu trục Type 052C, 1 khu trục hạm Type 052D và 2 khu trục hạm Type 051C.

Ngoài ra, trong năm 2015, Bắc Kinh đã có kế hoạch tăng cường thêm 1 khu trục hạm Type 052C và 3 khu trục hạm Type 052D.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 4

Khu trục hạm Lan Châu thuộc Type 052C của Trung Quốc

Mặc dù chất lượng có thể không bằng, nhưng hiện tại số lượng khu trục hạm "Aegis" Trung Quốc đã gấp 1,5 lần Nhật Bản.

Tính năng của khu trục hạm Type 051C còn nhiều yếu kém nên 2 chiếc loại này không được tính đến. Trình độ tương đương chỉ được so sánh giữa thế hệ khu trục hạm Type 052C, 052D với khu trục hạm lớp Kongo và Atago của Hải quân Nhật Bản.

Khu trục hạm Type 052C, 052D của Trung Quốc đều có lượng giãn nước khoảng 7.000 tấn. Trong khi đó, lớp Kongo có lượng giãn nước khoảng 9.485 tấn còn Atago lên đến gần 10.000 tấn.

Tuy số lượng đều là 6 chiếc, nhưng tính tổng tải trọng thì khu trục hạm "Aegis Trung Hoa" vẫn còn kém xa so với 6 tàu cùng thế hệ của Nhật Bản.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 5

Khu trục hạm Atago của Hải quân Nhật Bản

Về tính năng tác chiến, các chuyên gia quân sự Hàn Quốc nhận định, khu trục hạm Aegis của Nhật Bản vượt trội về khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tuy nhiên năng lực tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa của Hải quân Trung Quốc lại hơn hẳn.

Nhật Bản dù đủ sức chế tạo những khu trục hạm Aegis kiểu Mỹ, nhưng những chế ước của bản "Hiến pháp hòa bình" khiến Nhật không thể trang bị cho chúng vũ khí tấn công mặt đất tầm xa là tên lửa hành trình Tomahawk.

Sự vượt trội về hệ thống Aegis cũng chỉ giúp chiến hạm Nhật mạnh hơn về khả năng phòng thủ.

Vào tháng 8/2014, Hải quân Ấn Độ chính thức đưa vào biên chế khu trục hạm Kolkata, xét về tổng thể thì không bằng chiến hạm 2 quốc gia kia, tuy nhiên trên một số phương diện kỹ thuật và khả năng tác chiến thì Kolkata có thể vượt qua Type 052D của Trung Quốc.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 6

Tàu khu trục Kolkata của Hải quân Ấn Độ

Kolkata chú trọng tác chiến chống ngầm, trên tàu có 2 hangar, mang được 2 trực thăng chống ngầm HAL Dhruv do Ấn độ tự nghiên cứu chế tạo (Type 052D chỉ mang được 1 trực thăng Ka-28 nhập khẩu từ Nga).

Xét tổng thể, khu trục hạm Trung Quốc có tính năng công - thủ toàn diện hơn. Việc sở hữu tên lửa hành trình DH-10 có tầm bắn 2.000 km khiến chúng có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh, vượt trội hoàn toàn các đối thủ.

Khả năng tấn công phủ đầu từ tàu ngầm

Khả năng tấn công phủ đầu, năng lực hoạt động tầm xa và uy lực răn đe của tàu ngầm Trung Quốc được đánh giá vượt trội rất nhiều so với Ấn Độ và Nhật Bản.

Bản "Hiến pháp hòa bình" khiến cho Nhật không thể sở hữu tàu ngầm và đầu đạn hạt nhân, mặc dù nước này sở hữu trình độ công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất thế giới.

Những hạn chế này cũng khiến Tokyo không thể phát triển vũ khí mang tính chất tấn công, nên họ không có tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản tuy sử dụng động cơ AIP tiên tiến nhưng chúng là tàu ngầm động cơ thông thường, phạm vi và thời gian tác chiến có hạn. Với việc chỉ được trang bị khả năng chống hạm và chống ngầm nên tàu ngầm Nhật Bản chỉ có tính năng phòng thủ trên biển.

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 7

Tàu ngầm Soryu của Hải quân Nhật Bản

Ngược lại, Trung Quốc sở hữu hạm đội tàu ngầm đông đảo khoảng 60 chiếc, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân và thông thường.

Hơn nữa, PLA không chỉ có tàu ngầm hạt nhân tấn công mà còn có tàu ngầm hạt nhân chiến lược với khả năng răn đe cực lớn bằng tên lửa đạn đạo JL-2 và tên lửa hành trình DH-10.

Về phía Ấn Độ, nước này mới hạ thủy tàu ngầm hạt nhân quốc nội INS Arihant năm 2009.

Nhưng tàu ngầm này có tính năng tác chiến không cao và chưa được xếp vào thế hệ tàu ngầm chiến lược do lượng giãn nước thấp và Ấn Độ chưa chế tạo được tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ dưới nước.

Arihant chỉ được trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 (Bo5) tầm bắn 700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn. Trong tương lai, tàu có thể trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung K-5 có tầm phóng 1.500 km.

Ngoài ra, Ấn Độ còn bỏ 980 triệu USD thuê chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-152 Nerpa lớp Akula II của Nga (tên Ấn là INS Chakra) trong vòng 10 năm.

Hiện người Ấn tiếp tục hỏi thuê thêm chiếc thứ 2 thuộc lớp Kashalot (dự án 971) của Nga, đồng thời muốn bỏ tiền cho Nga hoàn thành nốt 50% chiếc Irbis (lớp Akula I).

Trung Quốc đè bẹp Nhật - Ấn về tàu ngầm và tàu khu trục - Hình 8

Tàu ngầm INS Chakra/Akula II của Hải quân Ấn Độ

Tuy nhiên, dù New Dehli có thuê thêm mấy chiếc, họ cũng chỉ sử dụng xác tàu bởi không có tên lửa đạn đạo liên lục địa thì nó không khác gì một cái thùng khổng lồ mà vô dụng.

Như vậy, Trung Quốc vượt trội hoàn toàn Ấn Độ và Nhật Bản trên lĩnh vực tấn công từ tàu ngầm, đây là một lợi thế rất lớn trong tác chiến biển xa và khả năng tấn công phủ đầu.

Tóm lại, khoảng cách về tàu ngầm, tàu khu trục của Tokyo và New Dehli còn kém rất xa Bắc Kinh, khoảng cách này chỉ có thể được san lấp nếu Nhật Bản sửa đổi bản "Hiến pháp hòa bình".

Nhưng dù có được cởi trói hoàn toàn thì Tokyo cũng phải cần ít nhất 10 năm để trang bị khả năng tấn công cho hải quân nước mình.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump
11:00:23 11/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
19:27:31 09/11/2024
Lý do Trung Á ít quan tâm tới chiến thắng của ông Trump
14:46:15 10/11/2024
Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
10:34:30 11/11/2024
Phong cách nuôi dạy con của ông Donald Trump
21:25:33 09/11/2024
Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine
20:58:47 09/11/2024
Ghế Thượng nghị sĩ của ông J.D Vance sẽ như thế nào sau khi nhậm chức Phó Tổng thống
20:04:29 09/11/2024

Tin đang nóng

Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người
12:37:14 11/11/2024
Kỳ Duyên tung chiêu thật rồi: Diện loạt trang phục khoe triệt để đường cong, thay đổi thái độ gây bất ngờ!
16:48:21 11/11/2024
Bức ảnh chụp 2 mẹ con bỗng gây choáng váng: Mẹ là tượng đài nhan sắc nổi tiếng cả nước, con trai hưởng trọn gen trội
13:30:57 11/11/2024
Xemesis giảm 20kg sau 3 tháng biến cố dồn dập, tình trạng hiện tại gây lo lắng
13:10:22 11/11/2024
Minh Triệu an ủi Hoa hậu Kỳ Duyên khi gặp sự cố tại Miss Universe 2024?
15:22:49 11/11/2024
1 Anh trai bị pháo bắn thẳng vào mặt, netizen bùng nổ tranh cãi: Lỗi do ai?
15:19:22 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Sao nữ kết thúc luôn cuộc hôn nhân 20 năm chỉ vì... cảnh nóng
13:20:54 11/11/2024

Tin mới nhất

Ai Cập và Malaysia kêu gọi HĐBA xem xét đơn xin gia nhập LHQ của Palestine

18:05:40 11/11/2024
Hai nước lên án việc Israel liên tiếp vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và luật nhân quyền trong các hoạt động quân sự của nước này, cũng như các hành động vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liban.

Cựu quan chức NATO dự đoán cách ông Trump giải quyết xung đột Ukraine

17:08:09 11/11/2024
Ông Stavridis nói thêm rằng con đường tự do gia nhập NATO của Ukraine sẽ được mở ra và Ukraine sẽ được NATO chấp thuận trong vòng 3 đến 5 năm.

Ông Trump phủ nhận mời cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia chính phủ mới

17:06:37 11/11/2024
Trong những ngày gần đây khi đang thành lập chính quyền mới, ông Trump đã đặt câu hỏi về lòng trung thành của ông Pompeo, cũng như liệu ông có đáng tin cậy để thực hiện chương trình nghị sự của mình hay không.

Saudi Arabia và Iran thảo luận về quan hệ quốc phòng sau khi ông Trump đắc cử

16:25:39 11/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã khởi xướng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa các nước Ả Rập và Israel, được biết đến dưới tên Hiệp định Abraham.

Iran cắt điện luân phiên trên diện rộng do thiếu khí đốt

16:23:23 11/11/2024
Hôm 6/11, Chính phủ Iran đã ra lệnh cho 3 nhà máy điện - tại Arak và Isfahan ở miền Trung và Karaj ở phía Tây Tehran - ngừng sử dụng dầu để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Cơn sốt mua sắm Ngày độc thân lan tới Mỹ, cạnh tranh với Black Friday

14:12:01 11/11/2024
Tập đoàn Alibaba, chủ sở hữu của AliExpress, đang nỗ lực gia tăng phạm vi tiếp cận quốc tế, thúc đẩy mở rộng chương trình Ngày độc thân, trong bối cảnh thị trường Trung Quốc cạnh tranh gay gắt.

Hai nhân vật cấp cao của phong trào Jihad Hồi giáo và Hezbollah thiệt mạng

14:10:07 11/11/2024
Cùng ngày, cổng thông tin Naharnet của Liban đưa tin Ali Mousa Dakduk, chỉ huy cấp cao của lực lượng Hezbollah, đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào khu phố Sayyidah Zaynab ở thủ đô Damascus của Syria.

Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận Paris: Nỗ lực chống biến đổi khí hậu gặp khó

13:27:57 11/11/2024
Chủ trương rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris của Tổng thống tái đắc cử Donald Trump đánh dấu một bước ngoặt gây lo ngại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hỏa lực Nga vây ép áp đảo, lính Ukraine kiệt sức rút khỏi tiền tuyến

13:04:53 11/11/2024
Chúng tôi nhận được nhiều báo cáo về việc chuẩn bị cho binh lính Triều Tiên tham gia các hoạt động chiến đấu cùng với lực lượng Nga , ông Syrskyi nói thêm, song không cung cấp thông tin chi tiết.

Quan chức NATO nêu trường hợp đưa quân tới Ukraine

12:39:48 11/11/2024
Quan chức NATO cho biết quân đội của liên minh sẽ đến Ukraine để chiến đấu chống lại lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân.

Cựu tư lệnh NATO: Ông Trump sẽ gây sức ép để Nga - Ukraine phải đàm phán

11:25:35 11/11/2024
Cựu tư lệnh NATO James Stavridis cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể buộc Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga.

Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an tỉnh An Giang bóc gỡ đường dây tội phạm xuyên quốc gia

11:05:59 11/11/2024
Theo cơ quan điều tra, đây là vụ án mở rộng từ vụ án Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép do Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an tỉnh An Giang triệt phá.

Có thể bạn quan tâm

Tôm rang mãi cũng chán, đem trộn chua cay kiểu Thái được món cực ngon đãi cả nhà

Ẩm thực

18:32:48 11/11/2024
Thỉnh thoảng thay đổi cách chế biến cũng sẽ làm món tôm thêm ngon, bữa cơm càng phong phú. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thầy Hiệu trưởng che giấu việc 1 học sinh bị 8 em đánh hội đồng

Netizen

18:10:52 11/11/2024
Sau khi sự việc một em học sinh lớp 8 bị đánh hội đồng, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu, ông Võ Hữu Trân đã cố tình che giấu không báo cáo lên, muốn giải quyết nội bộ.

Một thành viên phá vỡ sự im lặng, ẩn ý đáp trả cáo buộc T-ara đánh Hwayoung?

Sao châu á

17:24:19 11/11/2024
Trên trang cá nhân, nữ idol đăng ảnh mặt trăng khuyết và không kèm chú thích nào. Hình ảnh này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội.

Đúng 10 năm trước, An Tây vướng nghi vấn nhập viện vì chất cấm

Sao việt

17:17:38 11/11/2024
Câu chuyện 10 năm trước của An Tây (Andrea Aybar) gây xôn xao trở lại khi người đẹp bị tạm giữ do nghi liên quan đến chất cấm.

Trơ mặt hát nhép 90%, "nhóm nữ bị ghét nhất Kpop" vẫn cứu cả lễ trao giải EMAs nhờ màn đọ sắc nóng bỏng với Tyla trên thảm đỏ

Sao âu mỹ

16:53:50 11/11/2024
Thảm đỏ MTV EMAs năm nay ảm đạm vì vắng bóng các ngôi sao danh tiếng, nhưng 1 nhóm nhạc nữ Kpop đã hâm nóng không khí tại đây.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 12/11/2024

Trắc nghiệm

16:17:05 11/11/2024
Con số may mắn hôm nay 12/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn

Văn Quyết đi vào lịch sử V-League: tấm gương cho cầu thủ trẻ

Sao thể thao

15:31:32 11/11/2024
Pha lập công trong trận hòa 2-2 giữa Hà Nội FC và Hải Phòng tại vòng 7 V-League 2024-2025 giúp tiền đạo Nguyễn Văn Quyết trở thành cầu thủ Việt Nam ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử V-League.

Cặp đôi dành 1 một năm để biến khoảng sân 120m2 thành một khu vườn xinh đẹp và lãng mạn

Sáng tạo

15:21:08 11/11/2024
Đầu năm 2019, tôi đã mang thai nên đã quyết định nghỉ làm để ở nhà. Lý do là vì thai kì của tôi không được khỏe mạnh. Ban đầu, tôi khá buồn vì điều này. Nhưng sau đó, vợ chồng tôi quyết định dành thời gian này để cải tạo mảnh sân

Lee Young Ae trở lại với truyền hình sau 20 năm, nhận được sự quan tâm lớn

Phim châu á

15:05:23 11/11/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Jewel in the Palace (Nàng Dae Jang Geum) từng đạt tỷ suất người xem cao nhất (57%), sẽ trở lại sau 20 năm cùng nữ chính Lee Young Ae.

Phim tỷ đô Inside Out 2 liệu có thể tranh giải Phim hay nhất ở Oscar 2025

Hậu trường phim

15:02:16 11/11/2024
Năm 2024 được xem là năm rất thành công của phim hoạt hình trong đó Inside Out 2 và The Wild Robot đang hi vọng sẽ tạo nên thành công đột phá ở Lễ trao giải Oscar.

Tạo hình ấn tượng của Phương Mỹ Chi trong phim 'Nhà gia tiên'

Phim việt

14:48:57 11/11/2024
Vai diễn điện ảnh đầu tiên của Phương Mỹ Chi tạo nhiều tò mò cho khán giả bởi biểu cảm đa dạng và tự nhiên trong những phân đoạn đầu tiên được hé lộ.