Ấn Độ gây khó cho các thiết bị sản xuất tại Trung Quốc
Những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước dường như bao gồm cả việc tác động vào các đợt ra mắt sản phẩm.
Các công ty sản xuất từ Trung Quốc đang gặp khó tại Ấn Độ
Các nguồn tin từ Reuters khẳng định Bộ Truyền thông Ấn Độ đã từ chối phê duyệt các thiết bị có mô-đun Wi-Fi do Trung Quốc sản xuất kể từ “ít nhất là” tháng 11 năm ngoái nhằm gây áp lực cho các công ty sản xuất các sản phẩm ở Ấn Độ. Động thái này được cho là đã làm trì hoãn hơn 80 lần ra mắt sản phẩm cho các công ty Mỹ như Dell và HP cũng như các công ty Trung Quốc như Lenovo, Oppo và Xiaomi.
Bộ Truyền thông Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận. Các nguồn tin cũng cho biết chính phủ nước này đã không đưa ra nhận xét về vấn đề.
Video đang HOT
Việc từ chối phê duyệt nói trên diễn ra trong bối cảnh các tranh chấp biên giới với Trung Quốc dẫn đến việc Ấn Độ cấm TikTok và nhiều ứng dụng có xuất xứ từ Trung Quốc khác, mặc dù hai quốc gia đã giảm bớt các căng thẳng từ thời điểm đó. Tuy nhiên, hành động như báo cáo cho thấy chính phủ Ấn Độ vẫn muốn gây hại cho hoạt động kinh doanh của Trung Quốc bằng cách buộc ra mắt sản phẩm muộn.
Các công ty bị ảnh hưởng cũng sẽ rơi vào tình thế khó khăn. Họ thường không thể bỏ qua Ấn Độ khi đây là một trong những thị trường công nghệ lớn nhất thế giới, tuy nhiên cam kết sản xuất tại địa phương thường liên quan đến các khoản đầu tư lớn có thể mất nhiều năm để tạo ra kết quả. Áp lực gia tăng có thể khiến họ đưa ra quyết định sớm hơn, nhưng lựa chọn đó không dễ dàng hơn.
Ấn Độ quyết đưa 2 hãng viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen
Lệnh hạn chế mới từ Chính phủ Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 15/6 được cho là nhắm đến 2 hãng viễn thông hàng đầu tại Trung Quốc, Huawei và ZTE.
Theo Reuters, Cục Viễn thông Ấn Độ (DoT) vừa yêu cầu các nhà khai thác mua thiết bị di động từ những kênh được chính phủ phê duyệt. Trong đó, các nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc, cụ thể là Huawei và ZTE sẽ bị cấm do những quan ngại về an ninh quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là động thái nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa Ấn Độ tăng cường sản xuất thiết bị viễn thông.
Ấn Độ "nói không" với các công ty viễn thông Trung Quốc (
Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách cấm thương mại, nhưng danh sách những nhà cung cấp thiết bị mạng có "nguồn tin cậy" hiện vẫn chưa được liệt kê. Được biết, lệnh hạn chế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 15/6.
Tờ Economic Times đưa tin, các nhà khai thác viễn thông này có thể yêu cầu Ủy ban Điều phối An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của Ấn Độ làm rõ chính xác thiết bị của nhà cung cấp nào sẽ nằm trong lệnh cấm. Không chỉ vậy, có thông tin cho rằng, Hiệp hội các nhà khai thác điện thoại di động Ấn Độ cũng sẽ triệu tập đại diện của NCSC để thảo luận về vấn đề này.
Thời điểm trước khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, một nhóm quan chức chính phủ Ấn Độ từng cân nhắc có cho phép Huawei và ZTE tham gia triển khai 5G hay không, quá trình này sau đó đã bị hủy bỏ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Toàn Ấn Độ (CAIT) đã gửi công văn tới ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Ấn Độ, yêu cầu cấm Huawei và ZTE tham gia vào việc xây dựng mạng 5G của nước này, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ và thiết bị.
Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét việc cấm những công ty Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng di động cho các nhà khai thác quốc doanh của Ấn Độ. Trên thực tế, Ấn Độ đã chống lại sức ép từ Mỹ từ lâu, và Washington DC luôn khẳng định New Delhi kiên quyết cấm hoàn toàn các nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà mạng Ấn Độ cho rằng thiết bị 5G do Huawei và ZTE cung cấp rẻ hơn và tiên tiến hơn.
Kể từ cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới khu vực Galvan vào tháng 6/2020, mối quan hệ song phương đã trở nên xấu đi. Sau đó, vì lo ngại về vi phạm an ninh và quyền riêng tư, Ấn Độ bắt đầu cấm các ứng dụng của Trung Quốc tại Ấn Độ. Vào tháng 8/2020, nhà khai thác số một tại quốc gia này, Bharti Airtel Telecom, tuyên bố họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành thử nghiệm 5G với các nhà cung cấp châu Âu, do áp lực của chính phủ và từ chối tham gia của Huawei và ZTE.
Theo số liệu thống kê liên quan, thiết bị của Huawei chiếm 1/3 mạng lưới hiện có của Bharti Airtel Telecom. Do đó, từ góc độ này, việc từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong một khoảng thời gian ngắn là không thực tế. Với ZTE, hãng viễn thông Trung Quốc này có tần suất xuất hiện tại Ấn Độ khá hạn chế. Mặt khác, bản thân việc định giá phổ tần 5G của Ấn Độ đã rất đắt đỏ, nếu các phụ kiện tương ứng của thiết bị được nhập khẩu từ châu Âu thì chi phí sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ giảm đi rất nhiều.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiết bị của Trung Quốc có thể đạt được hiệu quả "phân tách kinh tế", nhưng thực tế cho thấy rằng ngay cả khi Ấn Độ cố gắng hết sức để đạt được "phân tách kinh tế", hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc không còn thay thế cho cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ.
Theo dữ liệu phân tích từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford ở Vương quốc Anh, nếu Ấn Độ cuối cùng ngăn chặn hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei, các công ty địa phương sẽ giảm doanh thu ít nhất 4,7 tỷ USD vào năm 2035.
Không "hổ báo" như ở Australia, Mark Zuckeberg cam chịu hơn hẳn khi Facebook và một loạt mạng xã hội khác bị Ấn Độ mạnh tay Ấn Độ đã ban hành các quy định mới đối với Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung. Lần này, công ty của Mark Zuckerberg đã có một phản ứng hết sức mềm mại. Quy định của Ấn Độ được ban hành chỉ vài ngày sau khi Australia buộc Facebook và Google phải trả tiền cho các nhà...