Ấn Độ Dương luôn là mấu chốt quan trọng cho sự ổn định, phồn vinh của khu vực
Tối 27.8, tại Hà Nội, phiên khai mạc Hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ ba đã diễn ra với chủ đề “Hướng tới xây dựng cấu trúc an ninh khu vực”.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 27-28.8 với sự tham dự của gần 300 đại biểu, bao gồm các đoàn cấp Thủ tướng, Bộ trưởng và các quan chức cấp cao từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ; 60 đại biểu từ gần 30 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; gần 100 quan chức, học giả Việt Nam và 70 phóng viên thuộc nhiều hãng tin trong và ngoài nước.
Phát biểu trong phiên khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: “Hai đại dương được gắn kết không chỉ về mặt địa lý, mà còn qua sự tương tác thường xuyên với nhau trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, mối quan hệ giữa hai đại dương này đang ngày càng lớn mạnh”.
Theo Phó Thủ tướng, để đảm bảo hoà bình, an ninh và thịnh vượng, việc xây dựng một cấu trúc khu vực như Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương cần 4 thành tố cơ bản. Trong đó, trước tiên cấu trúc khu vực phải có tính bao trùm, được xây dựng trên nguyên tắc mở, bao trùm, hòa bình, hợp tác và phát triển. Thứ hai, cấu trúc khu vực phải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả tự do hàng hải và dòng chảy thương mại liên tục, bên cạnh các quy định khác. Thứ ba, vai trò trung tâm của ASEAN là điểm mấu chốt của bất kỳ cấu trúc khu vực nào. Yếu tố thứ tư là các sáng kiến hợp tác, kết nối cần được triển khai trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, tạo điều kiện xây dựng lòng tin và thúc đẩy các bên cùng có lợi.
Phó Thủ tướng khẳng định trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức, mong muốn về một khu vực hoà bình, ổn định và thịnh vượng đang ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore nói về tầm quan trọng của việc duy trì một chính sách hàng hải, thương mại mở với Singapore nói riêng cũng như ASEAN nói chung. Ông cho biết, trị giá của cảng biển gấp 3 lần trị giá GDP của quốc đảo sư tử.
Ngoại trưởng quốc gia đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2018 chia sẻ: “Ấn Độ Dương vẫn và sẽ luôn là mấu chốt quan trọng cho sự ổn định, phồn vinh của khu vực. Hàng hải vẫn sẽ luôn có tầm quan trọng và sẽ ngày càng có tầm quan trọng với thế giới. Chúng tôi thực sự mong muốn có một khu vực cấu trúc khu vực mở và tự do. Chúng ta cần có chương trình nghị sự về kinh tế rõ ràng, dựa trên luật lệ. Nếu làm được điều này, Ấn Độ Dương sẽ là một cái nôi mới động lực cho kỷ nguyên phát triển mới trên toàn thế giới” – Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan nói.
Hôm nay (28.8), hội thảo tiếp tục với các phiên thảo luận cấp Bộ trưởng và quan chức cấp cao.
H.LIÊN
Video đang HOT
Theo Laodong
Chóng mặt vì ngoại giao hạt nhân kiểu "nhào lộn" của Mỹ và Triều Tiên
Mỹ và Triều Tiên như đang chơi "tàu lượn nhào lộn" trong vấn đề hạt nhân khi các quan chức ngoại giao 2 bên vừa lịch sự, vừa công kích nhau tại ARF.
Ngoại giao về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã "nhào lộn" lên cao rồi lại xuống thấp chỉ trong 1 ngày, khi các quan chức hàng đầu 2 nước có những lời lẽ vừa lịch sự, vừa chua cay nhằm vào nhau tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ở Singapore cuối tuần qua.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho.
Những động thái của 2 bên chỉ khiến dư luận thêm chóng mặt, trong khi những nỗ lực buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của nước này vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chắc chắn.
Thẳng thắn đến tàn nhẫn
"Mọi người đều hiểu rằng đã có một số tiến bộ, và rằng cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore [ngày 12/62018] thực sự đã thay đổi giọng điệu đối thoại và mong rằng sẽ giúp tạo nền tảng cho một giải pháp hòa bình cho các vấn đề này" - Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan chia sẻ với AFP.
Nhưng Ngoại trưởng nước chủ nhà cũng phải thừa nhận, các cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân Triều Tiên tại ARF "thẳng thắn một cách tàn nhẫn".
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã chào đón ông Pompeo bằng một nụ cười niềm nở, nhưng sau đó lại không tiếc lời "tấn công" chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vì cách tiếp cận quá "nghèo nàn" đối với tiến trình đàm phán khi vẫn tiếp tục các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Ông Ri khẳng định, Triều Tiên sẽ không bị ép buộc hành động một cách đơn phương, đồng thời yêu cầu Mỹ phải có các biện pháp "xây dựng lòng tin" nếu muốn các cuộc đàm phán thành công.
Sau khi ông Pompeo tiếp tục cảnh báo rằng sẽ không có một lệnh trừng phạt nào được dỡ bỏ cho đến khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, ông Ri Yong-ho tuyên bố đanh thép ngay tại ARF rằng, Triều Tiên sẽ không để bị "bắt nạt" đến mức phải nhượng bộ.
"Lòng tin không phải là thứ cảm giác được tạo dựng chỉ trong 1 đêm" - ông Ri nhấn mạnh. "Để xây dựng được lòng tin hoàn toàn giữa Triều Tiên và Mỹ thì cả 2 bên cần phải điều chỉnh hành động và có những bước tiến theo từng giai đoạn để lần lượt làm những gì có thể, từng thứ một".
Nhà ngoại giao hàng đầu Triều Tiên khẳng định: "Chỉ khi nào Mỹ đảm bảo rằng chúng tôi có thể thoải mái và xích lại gần với họ thì chúng tôi mới có thể có suy nghĩ cởi mở với Mỹ và chứng minh cho họ thấy bằng hành động".
Chiêu li gián?
Thế nhưng Mỹ trước đó đã bác bỏ lời kêu gọi tiếp cận theo từng giai đoạn mà kiên định rằng, các lệnh trừng phạt cần phải được duy trì cho đến khi Triều Tiên hoàn thành cam kết của nước này.
Dù Washington cũng gợi ý rằng, một số bước tiến khác có thể khả thi, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho cũng tỏ ra kiên định không kém, đồng thời cáo buộc một liên minh ngầm trong chính phủ Mỹ đang cản trở mong muốn đàm phán của Tổng thống Trump bằng việc tỏ ra cứng rắn với các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.
"Điều đáng báo động là có những động thái rất cứng đầu trong nội bộ nước Mỹ để quay trở lại với con đường cũ, xa rời ý định của nhà lãnh đạo của họ" - ông Ri Yong-ho nêu rõ. Thay vì đáp lại một cách tích cực việc Bình Nhưỡng đình chỉ các cuộc thủ nghiệm hạt nhân và phòng tên lửa cùng các cử chỉ thiện chí khác như việc trao trả những hài cốt được cho là lính Mỹ chết trong chiến tranh liên Triều (1950-1953), Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự thù địch với Triều Tiên.
"Mỹ, thay vì đáp lại các biện pháp đó, lại lớn tiếng yêu cầu duy trì các trừng phạt đối với Triều Tiên và thể hiện thái độ rút lui ngay cả đối với tuyên bố kết thúc chiến tranh, một bước tiến chính và cơ bản để đem lại hòa bình cho Bán đảo Triều tiên" - ông Ri Yong-ho nhấn mạnh.
Ông Ri Yong-ho cũng cáo buộc Mỹ có "các động thái cực kỳ không phù hợp" khi khuyến khích các nước khác không cử các phái đoàn cấp cao tới Triều Tiên nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước vào tháng 9 tới.
"Bóng" lại về "sân" Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã rời khỏi ARF để đến Indonesia lúc ông Ri Yong-ho đưa ra những tuyên bố trên.
Khi ông Pompeo đặt chân đến Jakarta, Bộ Ngoại giao Mỹ mới thông báo rằng, ông Poompeo đã giám sát việc chuyển bức thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lờithư của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi hồi đầu tuần trước. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert không công bố nội dung bức thư của ông Trump.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim (trái), người dẫn đầu các cuộc đàm phán hậu cần với Triều Tiên về cam kết phi hạt nhân hóa của nước này, đã trao lá thư của ông Trump gửi ông Kim.
Cũng "ngoài ấm, trong lạnh" như Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, Ngoại trưởng Pompeo chia sẻ rằng ông đã có cuộc trao đổi khá thoải mái với người đồng cấp Ri Yong-ho, thậm chí còn nói chuyện bông đùa với ông Ri.
Ông Pompeo chia sẻ trên Twitter: "Tôi đã có cơ hội nói chuyện với người đồng cấp Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yon-ho tại diễn đàn khu vực ASEAN hôm nay. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh và lịch thiệp. Phái đoàn Mỹ cũng đã có cơ hội chuyển thư trả lời của Tổng thống Mỹ đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un".
Nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng đã cáo buộc Triều Tiên và một số nước, trong đó có Nga và Trung Quốc, tiếp tục vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Cáo buộc đưa ra trong bối cảnh Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho rằng Triều Tiên vẫn chưa dừng chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này và điều đó là vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, trong đó có lệnh cấm vận chuyển dầu lửa bằng tàu biển.
Ông Pompeo đã "đá quả bóng" về phía Bình Nhưỡng khi nhấn mạnh rằng, tốc độ phi hạt nhân hóa Triều Tiên phụ thuộc vào nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
"Quyết định là của ông ấy" - ông Pompeo nêu rõ. "Ông ấy đã đưa ra cam kết và chúng tôi rất hy vọng rằng trong những tuần tới, tháng tới, chúng ta có thể đạt được tiến bộ rõ rệt và đưa người dân Triều Tiên vào lộ trình hướng tới một tương lai tương sáng hơn một cách nhanh chóng hơn".
Trước nghi ngại rằng việc không đặt ra thời hạn cho tiến trình này khiến dư luận đặc biệt lo lắng, ông Pompeo khẳng định, "thế giới nên bớt phải hồi hộp hơn" so với trước khi xảy ra cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12/6 ở Singapore./.
Theo Diệu Hương/VOV.VN
Những hình ảnh đầu tiên nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Singapore Chiều 10.6, máy bay chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hạ cánh ở sân bay Changi, Singapore. Ra sân bay đón đoàn là Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan. Máy bay của hàng không Trung Quốc Air China chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Changi. Ảnh: Reuters Ra sân bay đón nhà lãnh đạo...