Ấn Độ đối mặt thách thức và cơ hội lớn từ siêu đập lớn nhất hành tinh
Đập Medog khi đi vào vận hành sẽ tạo ra 300 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm, gấp ba lần công suất của đập Tam Hiệp, hiện là đập lớn nhất thế giới.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc mở cửa xả lũ năm 2020. Ảnh: THX/TTXVN
Việc Trung Quốc phê duyệt dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới tại sông Yarlung Tsangpo, được gọi là sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Jamuna ở Bangladesh, đã gây ch ấn động trong lĩnh vực hạ tầng thủy điện toàn cầu.
Được thiết kế để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo, dự án Đập Medog không chỉ góp phần vào mục tiêu trung hòa carbon của Trung Quốc mà còn tái định hình địa chính trị tài nguyên nước tại Nam Á. Tuy nhiên, dự án cũng đặt ra những thách thức lớn đối với sự ổn định khu vực và hợp tác xuyên biên giới.
Đập Medog: Một công trình vĩ đại
Đập Medog tọa lạc trên cao nguyên Tây Tạng hẻo lánh, nơi sông Yarlung Tsangpo đổ xuống qua hẻm núi sâu nhất thế giới. Dự án này sẽ sản xuất 300 tỷ kilowatt mỗi năm, gấp ba lần công suất của đập Tam Hiệp, hiện là đập lớn nhất thế giới. Với chi phí vượt 137 tỷ USD, đây là công trình hạ tầng có chi phí tốn kém nhất toàn cầu, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc đối với năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, vị trí của đập tại khúc quanh lớn của sông, nơi có độ dốc tự nhiên hơn 2.000 m trong một khoảng cách ngắn, mang lại tiềm năng khai thác năng lượng chưa từng có. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm phụ thuộc vào than đá và thúc đẩy Trung Quốc đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
Dự án Đập Medog mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Nguồn điện khổng lồ từ con đập sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra hàng ngàn việc làm tại khu vực Tây Tạng. Ngoài ra, việc điều tiết dòng chảy có thể giảm thiểu lũ lụt tại hạ lưu, một vấn đề thường xuyên đe dọa hàng triệu người.
Tuy nhiên, dự án cũng khiến các quốc gia hạ nguồn như Ấn Độ và Bangladesh lo ngại. Việc Trung Quốc kiểm soát dòng chảy sông Brahmaputra có thể ảnh hưởng đến nguồn nước của các quốc gia này, vốn phụ thuộc vào sông cho nông nghiệp, nước sinh hoạt và năng lượng. Thêm vào đó, công trình nằm trong vùng địa chấn cao, tiềm ẩn nguy cơ thảm họa nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chuyển những lo ngại của mình tới Bắc Kinh, thúc giục Trung Quốc đảm bảo rằng lợi ích của các quốc gia hạ lưu không bị tổn hại.
Video đang HOT
Một con sông tại Tây Tạng đóng băng khi mùa Đông đến. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ và bài toán hợp tác khu vực
Trước dự án Đập Medog, Ấn Độ đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo vệ lợi ích nước của mình và các quốc gia láng giềng. Để giảm thiểu rủi ro, Ấn Độ cần xây dựng một khuôn khổ hợp tác mạnh mẽ trong lưu vực sông Hằng-Brahmaputra-Meghna (GBM).
Việc này đòi hỏi sự đồng thuận từ Bangladesh, Bhutan và Nepal, nhằm đưa ra một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc.
Các quốc gia trong lưu vực GBM cần ưu tiên chia sẻ dữ liệu thủy văn, thiết lập cơ chế giám sát chung và triển khai các sáng kiến quản lý nước bền vững. Những hành động này không chỉ giúp xây dựng lòng tin mà còn tăng cường sức mạnh đàm phán tập thể trước Trung Quốc.
Đập Medog là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới. Với Ấn Độ, đây là cơ hội để lãnh đạo các sáng kiến khu vực, tập trung vào hợp tác quản lý nước và giảm thiểu rủi ro từ các dự án của Trung Quốc.
Các sáng kiến như dự báo lũ lụt chung, thực hành tưới tiêu bền vững và đầu tư hạ tầng nước có thể mang lại lợi ích kinh tế và sinh thái to lớn.
Một báo cáo năm 2022 của Oxfam cho thấy, hợp tác tốt hơn trong lưu vực GBM có thể tiết kiệm ít nhất 14,2 tỷ USD mỗi năm thông qua quản lý lũ lụt, tăng hiệu quả nông nghiệp và cải thiện khả năng chống chịu thiên tai.
Đồng thời, Ấn Độ cần thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc, đề xuất thỏa thuận chia sẻ dữ liệu dưới khuôn khổ quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Nước. Dù Trung Quốc chưa ký kết công ước này, việc nhấn mạnh các nguyên tắc quốc tế có thể củng cố vị thế ngoại giao của Ấn Độ.
Trung Quốc "bật đèn xanh" xây siêu đập mới sản lượng gấp 3 lần Tam Hiệp
Trung Quốc thông qua dự án siêu đập thủy điện mới có khả năng sản xuất điện gấp 3 lần Tam Hiệp, đập lớn nhất quốc gia Đông Á vào thời điểm hiện tại.
Đập Tam Hiệp (Ảnh: Xinhua).
Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng một dự án thủy điện khổng lồ trên con sông dài nhất của Tây Tạng, dự kiến có khả năng sản xuất năng lượng gấp 3 lần so với đập Tam Hiệp, hãng thông tấn nhà nước Xinhua đưa tin hôm 25/12.
Dự án thủy điện khổng lồ này sẽ được xây dựng trên sông Yarlung Tsangpo tại khu tự trị Tây Tạng và nó đối mặt với những thách thức kỹ thuật chưa từng có.
Tổng mức đầu tư vào đập mới này có thể vượt qua 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD), lớn hơn bất kỳ dự án hạ tầng đơn lẻ nào khác trên thế giới.
Sông Yarlung Tsangpo chảy qua cao nguyên Tây Tạng, tạo ra hẻm núi sâu nhất trên Trái đất với độ chênh lệch về chiều cao là 7.667m , trước khi đổ vào Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.
Đập sẽ được xây dựng ở một trong những khu vực mưa nhiều nhất tại Trung Quốc đại lục.
Dự án dự kiến sẽ sản xuất gần 300 tỷ kWh điện mỗi năm. Để so sánh, đập Tam Hiệp - hiện có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới - được thiết kế để sản xuất 88,2 tỷ kWh.
Năm 2020, ông Yan Zhiyong, khi đó là chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc, cho biết khu vực này trên sông Yarlung Tsangpo là một trong những nơi giàu tài nguyên thủy điện nhất thế giới.
"Khu vực hạ lưu có độ chênh cao 2.000m trên đoạn dài 50km, mang lại gần 70 triệu kilowatt tài nguyên có thể khai thác - nhiều hơn 3 lần so với đập Tam Hiệp với công suất lắp đặt 22,5 triệu kilowatt", ông nói.
Tuy nhiên, dự án đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật.
Để khai thác tiềm năng thủy điện của con sông, Trung Quốc sẽ cần khoan 4-6 đường hầm dài 20km xuyên qua núi Namcha Barwa để chuyển hướng một nửa dòng chảy của sông, khoảng 2.000m3 mỗi giây.
Ngoài ra, địa điểm xây dựng nằm dọc theo ranh giới mảng kiến tạo, nơi có nguy cơ xảy ra động đất, và địa chất của cao nguyên khác biệt đáng kể so với các vùng đồng bằng. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho Trung Quốc.
Theo một báo cáo năm 2023, nhà máy thủy điện này dự kiến sản xuất hơn 300 tỷ kWh điện mỗi năm, số lượng đủ đáp ứng nhu cầu hàng năm của hơn 300 triệu người.
Xinhua cho biết dự án thủy điện sẽ ưu tiên bảo vệ môi trường sinh thái.
"Thông qua các cuộc khảo sát địa chất rộng rãi và những tiến bộ kỹ thuật, một nền tảng vững chắc đã được xây dựng để phát triển dự án một cách khoa học, an toàn và chất lượng cao", bài báo viết.
Đập cũng sẽ thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mặt trời và gió gần đó, góp phần vào cơ sở năng lượng sạch của khu vực, theo Xinhua.
"Đây là một bước tiến lớn trong chuyển đổi năng lượng xanh và carbon thấp của Trung Quốc. Nó cũng rất quan trọng đối với chiến lược trung hòa carbon của đất nước, cũng như đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu", Xinhua cho biết.
Bài báo không nêu rõ khi nào việc xây dựng sẽ bắt đầu, và vị trí chính xác của dự án vẫn chưa được tiết lộ.
Ấn Độ, Bangladesh lo ngại tác động từ dự án siêu đập của Trung Quốc Dự án đập thủy điện của Trung Quốc ở Tây Tạng lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp đang khiến các nước láng giềng như Ấn Độ, Bangladesh lo ngại. Đập Tam Hiệp của Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã). Reuters ngày 26/12 đưa tin, Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới, một dự án đầy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025