Ấn Độ điều tàu chiến, quyết so kè với Con đường tơ lụa y tế của Trung Quốc
Sau vụ đụng độ giữa các binh sĩ tại biên giới trên bộ với Trung Quốc, Ấn Độ mới đây đã tiếp tục triển khai một nhiệm vụ mới, được tiến hành bởi hải quân, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với sáng kiến Con đường tơ lụa y tế mà Trung Quốc đang thực hiện tại khu vực Ấn Độ Dương.
Ngày 11.5, tờ Sputnik đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã ra mắt nhiệm vụ mang tên SAGAR nhằm hỗ trợ chăm sóc y tế cho các quốc gia gần cận như Maldives, Mauritius, Seychelles, Madagascar và Comoros. SAGAR có mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành quốc gia dẫn đầu phản ứng về dịch Covid-19 tại khu vực.
SAGAR được triển khai trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gửi nhiều hỗ trợ y tế cho những quốc gia thuộc khu vực phụ cận Ấn Độ. Hành động của Trung Quốc nằm trong dự án Con đường tơ lụa y tế, một phần của sáng kiến Vành đai Con đường.
Trung Quốc đã đề xuất cùng WHO thành lập Con đường tơ lụa y tế tại Geneva, Thụy Sĩ từ tháng 1.2017, với tham vọng nâng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế của nước này trên toàn khu vực châu Á.
Nhằm chống lại nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ đã điều tàu chiến Kesari cùng nhiều đội hỗ trợ mang theo thuốc men, vật tư y tế và nhu yếu phẩm lên đường trợ giúp các quốc gia cùng khu vực đối phó Covid-19.
Tàu chiến Ấn Độ tập trận cùng tàu chiến Mỹ (ảnh: AP)
Các nhóm hỗ trợ y tế của Ấn Độ trước tiên sẽ được triển khai tại Mauritius và Comoros để giúp chính phủ những nước này xử lý Covid-19 và dịch sốt xuất huyết. Một nhóm nhân viên y tế Ấn Độ khác cũng đã lên đường tới Maldives để ứng phó đại dịch.
Mauritius, Madagascar, Comoros và Seychelles sẽ nhận được các loại thuốc điều trị Covid-19. Maldives sẽ được hỗ trợ 600 tấn thực phẩm từ Ấn Độ. Một lô vật tư y tế cũng đang được gửi sang Mauritius, theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đang cố gắng nâng tầm ảnh hưởng của mình khi viện trợ y tế cho nhiều quốc gia tại khu vực châu Á và châu Phi. Tại châu Á, các nước như Myanmar, Lào, Nepal và Pakistan đều đang phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ của Trung Quốc trong phòng chống Covid-19 – dịch bệnh được cho là xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc.
Video đang HOT
Hôm 10.5, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia vào một vụ ẩu đả dữ dội tại khu vực biên giới đất liền. Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc đã hành động “hung hăng”.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Tổng thống Putin nói về thử nghiệm thay đổi chế độ
Nga với quy mô lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, dân tộc nên cần duy trì chế độ Tổng thống với quyền lực đủ mạnh.
Hôm 22/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một cuộc họp với công chúng ở Vùng Lipetsk, miền tây nước này và có dịp trao đổi về các vấn đề liên quan đến sự thay đổi về lần sửa đổi Hiến pháp mà ông đã đề cập đến trong Thông điệp Liên bang.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ không thay đổi cơ chế chính trị nước Nga.
Theo Tổng thống Nga, về mặt lý thuyết, nước Nga hoàn toàn có thể chuyển từ chế độ Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa Nghị viện giống như một số nước châu Âu. Đức là một nước cộng hòa nghị viện, Pháp là một nước cộng hòa tổng thống. Trên thế giới, một trong những quốc gia lớn nhất thế giới như Ấn Độ, là một nước cộng hòa nghị viện, trong khi Mỹ là một nước cộng hòa tổng thống.
Tuy nhiên, thực tế, việc chuyển đổi sang hình thức này không phù hợp với nước Nga, quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn và đa tín ngưỡng, tôn giáo.
Chưa kể, trong hình thức một nước Cộng hòa Nghị viện, để nó có hiệu quả thì cần phải có một cơ cấu chính trị phát triển từ lâu, song ở Nga các Đảng lại có liên kết với một cá nhân cụ thể. Ông Putin trích dẫn ví dụ về đảng Dân chủ Tự do và nhà lãnh đạo của đảng này là Vladimir Zhirinovsky.
Việc Nga thử nghiệm thay đổi mô hình chính trị ở thời điểm này là không phù hợp. Ít nhất, nó cần 6 tháng để đưa ra các quyết định và sắp xếp. Đối với một đất nước không có Chính phủ trong 6 tháng, dường như là điều thảm họa.
Một số quốc gia, ngay cả những quốc gia có các đảng tồn tại lâu năm, hết 6 tháng vẫn không thể thành lập được chính phủ hoặc nội các và tạo ra các liên minh không ổn định từ các đảng với những mục tiêu khác nhau.
"Bạn có thể tưởng tượng nước Nga sống như thế nào nếu như không có chính phủ trong 6 tháng? Thảm họa. Tin tôi đi, điều này là không thể, đó sẽ là thiệt hại vô cùng lớn đối với nhà nước" - ông Putin cho biết.
Hơn nữa, quá trình vận hành cho thấy, ngay cả chế độ Cộng hòa Nghị viện cũng cho thấy những "thất bại" nhất định.
Tổng thống Nga cho biết, ông đã đọc ý kiến của các chuyên gia phương Tây và biết rằng chính họ nói chế độ đại nghị đang trải qua tình tình khủng hoảng và đang suy nghĩ về cách thức "hồi sinh" hệ thống và làm cho nó hiệu quả hơn.
Cuối cùng, Tổng thống Nga kết luận: "Chúng ta không nên thử nghiệm... Tôi nghĩ rằng đối với Nga, một đất nước có lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, đa dân tộc, chúng ta vẫn cần một chế độ cộng hòa tổng thống mạnh mẽ".
Nội dung cuộc họp có phần nhạy cảm liên quan đến chế độ chính trị ở Nga được tổ chức vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất một số sửa đổi Hiến pháp mang tính cải cách mạnh mẽ.
Hôm 15/1, trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang, ông Putin đã tăng cường vai trò của Duma Quốc gia trong quyền phê chuẩn Thủ tướng, cũng như các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng.
Tổng thống Nga cũng đề nghị nâng cao vị thế của Hội đồng Nhà nước, hiện là cơ quan cố vấn dưới quyền người đứng đầu nhà nước, và "tăng đáng kể vai trò của các Thống đốc trong việc phát triển và thông qua các quyết định ở cấp Liên bang".
Đến ngày 20/1, Tổng thống Putin giới thiệu dự luật tương ứng với Duma Quốc gia, theo đó, quyền hạn của Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang - các cơ quan sẽ nhận được quyền điều phối các ứng cử viên đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên - đang được mở rộng.
Tổng thống vẫn nên giữ quyền xác định các nhiệm vụ và ưu tiên cho các hoạt động của chính phủ, bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và lãnh đạo Lực lượng vũ trang, cũng như toàn bộ hệ thống thực thi pháp luật.
"Tổng thống nên giữ các quyền lực lớn, như quyền sa thải những người vi phạm pháp luật, những người thể hiện sự cẩu thả trong thực thi nhiệm vụ và liên quan đến việc mất lòng tin" - ông Putin nói.
Động thái của ông Vladimir Putin đã được giới quan sát phương Tây cho là tạo phương án hợp lý cho sự ra đi của ông sau năm 2024.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Đi xem đá gà bị gà đá chết Tai nạn đáng tiếc xảy đến vì món vũ khí chết người mà người ta "độ" vào chân gà. Theo các trang tin địa phương của Ấn Độ: Ông Saripalli Venkateswara Rao, 55 tuổi, đã bị chảy máu đến chết sau khi bị gà chọi tấn công. Cụ thể, một trong những con gà trống hung dữ, móng được "độ" thêm cựa sắt...