Ấn Độ đề xuất hiện đại hóa các chiến hạm săn ngầm cho Việt Nam
Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga cho biết, Ấn Độ đã đề xuất hiện đại hóa 5 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159A/AE cho Hải quân Việt Nam.
Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) của Nga ngày 12/11 cho biết, Tập đoàn liên doanh giữa công ty “Larson End Turbo” và công ty nhà nước “Bharat Electronics Limited” của Ấn Độ đã đề xuất hiện đại hóa 5 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159A/AE cho Hải quân Việt Nam.
Tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Janes Navy International, đại diện Tổ chức Nghiên cứu và Chế tạo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, hướng hiện đại hóa chính cho các chiến hạm săn ngầm của Hải quân Việt Nam sẽ là nâng cao khả năng chống tàu ngầm, trong đó chú trọng thay thế các trạm thủy âm trên tàu và vũ khí chống ngầm.
Theo nguồn tin trên, hiện nay các chiến hạm của Việt Nam thuộc các dự án trên được trang bị trạm thủy ấm MG-311. Công ty “Bharat Electronics Limited” đề xuất thay thế MG-311 bằng trạm thủy âm tích hợp trên tàu HMS-X2 – phiên bản xuất khẩu của trạm HMS-X.
Trạm thủy âm này thích hợp với các chiến hạm cỡ nhỏ. Trên thực tế, nó đã được lắp đặt trên các tàu hộ tống lớp Aung Zeya của Hải quân Myanmar.
Hệ thống HMS-X2 gồm giao diện điều khiển, khối cung cấp điện, khối khuếch đại công suất, thiết bị ngoại vi, khối xử lý thông tin và anten hình trụ thích ứng với trạm thủy âm của chiến hạm. Hệ thống HMS-X2 bảo đảm khả năng tự động theo dõi một vài mục tiêu ngầm, có khả năng làm việc ở tần số thấp hoặc trung bình.
Trong trường hợp ký hợp đồng thành công, DRDO sẽ tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo cùng với phía Việt Năm nhằm thích ứng trạm thủy âm với các yêu cầu của Hải quân Việt Nam và tích hợp với các hệ thống trên khoang của chiến hạm.
Hệ thống pháo Ak-726 và cụm 5 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm..
Nếu đề xuất này của Ấn Độ được Việt Nam chấp nhận thì đây sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự tiếp tục phát triển hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Tháng 12/2007, Ấn Độ đã chuyển giao cho Việt Nam lô hàng lớn phụ tùng (5000 đơn vị) dùng cho việc nâng cấp các tàu tuần tiễu dự án 159A/AE của Hải quân Việt Nam.
Các phụ tùng này được tháo rỡ từ các chiến hạm cùng lớp của Hải quân Ấn Độ mà nước này mua của Liên Xô trong giai đoạn cuối những năm 1960 – đầu những năm 1970. Các chiến hạm này phục vụ trong biên chế của Hải quân Ấn Độ đến năm 2003 và sau đó được thay thế bằng các tàu hộ vệ săn ngầm lớp “Kamorta” (dự án 28).
Video đang HOT
Được biết, vào những năm 1980, Việt Nam đã nhận viện trợ từ Liên Xô 5 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159 (NATO định danh là Petya) có lượng giãn nước trên 1.000 tấn. Trong số này có 3 chiếc mang số hiệu SKR-141, SKR-130, SKR-135 (Việt Nam gọi lại là HQ-13, HQ-15 và HQ-17) thuộc dự án 159A (Petya-II). Và 2 chiếc còn lại mang số hiệu SKR-82, SKR-96 (Việt Nam gọi lại là HQ-9 và HQ-11) thuộc dự án 159AE (Petya-III).
Để thực hiện nhiệm vụ tác chiến mặt nước, tàu được trang bị 2 ụ pháo AK-726 nòng kép 76,2mm ở mũi tàu và đuôi tàu cùng hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B đạt tốc độ bắn 45 phát/phút, tầm bắn tối đa 18,3km. Ak-726 cũng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ 500-6.000m với tốc độ 350-650m/s.
Ảnh minh họa.
Để tác chiến chống tàu ngầm, Petya được trang bị hệ thống rải bom chìm BB-1 ở đuôi tàu, các cụm phóng rocket chống ngầm RBU-2500 (sử dụng bom chìm RGB-25) và RBU-6000 (sử dụng bom chìm RGB-60) với hệ thống điều khiển Burya.
Trong khi tàu Petya-II được trang bị 2 cụm phóng PTA-40-159 (mỗi cụm 5 ống phóng dùng ngư lôi SET-40UE 400mm), thì tàu Petya-III lại có 1 cụm phóng TTA-53-57 bis với 3 ống phóng ngư lôi SET-53M.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Tên lửa hành trình Kalibr-NK: Câu trả lời xứng đáng cho Tomahawk
4 chiến hạm 'bé hạt tiêu' của Nga đã phóng tới 26 quả tên lửa hành trình KalibrNK sang Syria. Đây có thể coi là sự đáp trả với Tomahawk của Mỹ.
4 chiến hạm "hạt tiêu" Nga phóng 26 tên lửa hành trình sang Syria
Hãng truyền hình NTV dẫn nguồn từ hãng thông tấn Nga TASS cho biết, Hải quân nước này đã chính thức tham gia chiến dịch tấn công Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria và Nga cũng lần đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên biển để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Ngày 7-10, 4 chiến hạm Nga thuộc các lớp tàu hộ vệ hạng trung và tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Hạm đội Caspian đã phóng tổng cộng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK, vượt quãng đường 1500km tấn công chính xác những mục tiêu đã định của lượng khủng bố IS ở Syria.
Chỉ 4 chiến hạm từ hạng trung trở xuống của Nga đã đã tổ chức đội hình biên đội phía tây nam biển Caspian và thể hiện uy lực tấn công cực kỳ mạnh mẽ khi phóng quả tên lửa hành trình Kalibr-K từ vùng biển này, qua lãnh thổ Iran và Iraq để tiêu diệt lực lượng khủng bố IS ở Syria.
Được biết, tên lửa được phóng đi từ tàu hộ vệ tên lửa mang tên Dagestan (số hiệu 693), thuộc Project 11.661, lớp Gepard 3.9 và các khinh hạm tên lửa dự án 21.631 (lớp Buyan-M) lần lượt mang tên và số hiệu là Grad Sviyazhsk (021), Uglich (022) và Veliki Ustyug (106).
Cuộc tấn công kết hợp của lực lượng không quân và hải quân, bao gồm 4 tàu chiến và 23 máy bay chiến đấu trong ngày 7-10 đã tiêu diệt 19 sở chỉ huy, điều hành tác chiến; 12 kho vũ khí quân sự; 71 xe tăng thiết giáp, các nhà máy và xưởng chế tạo chất nổ, vật liệu nổ tự tạo.
Khinh hạm thuộc dự án 21.631 (lớp Buyan-M) mang tên và số hiệu là Grad Sviyazhsk (021) phóng tên lửa Kalibr NK
Cuộc tấn công đã thành công mỹ mãn, tất cả các mục tiêu đều bị tiêu diệt, không ảnh hưởng gì tới các công trình dân sự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét: "Thực tế chiến trường cho thấy, các chiến hạm của Hải quân Nga trên vùng biển Caspian, đã tiến hành phóng tên lửa hành trình có độ chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu đã định của IS, từ khoảng cách lên tới 1500km".
Ông nhận xét, điều này cho thấy, các cơ sở công nghiệp quốc phòng đã hoạt động rất tốt để chế tạo ra các vũ khí tấn công tầm xa uy lực và có độ chính xác cao, còn lực lượng vũ trang Liên bang Nga cũng đã rèn luyện được chiến thuật và kỹ năng tác chiến thành thạo, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Điều đáng nói là các chiến hạm "hạt tiêu" của Nga có lượng giãn nước cao nhất là Dagestan chỉ trên dưới 2000 tấn (3 tàu còn lại vẻn vẹn 949 tấn) nhưng có khả năng tấn công tên lửa hành trình hạng nặng với mỗi tàu là 8 quả tên lửa thuộc hệ thống Kalibr NK là 3M-14T (SS-N-30A).
Tên lửa 3M-14 và 3M-14T: Sự đáp trả Tomahawk của Mỹ
Dòng tên lửa Kalibr do Viện OKB Novator ở Yekaterinburg nằm trong Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei phát triển. Đây là một họ tên lửa với nhiều biến thể dành cho quân đội Nga và khách hàng nước ngoài.
Kalibr có đầy đủ các các biến thể dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân Nga (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Trong hệ thống tên lửa Kalibr, ngoài các loại ngư lôi và tên lửa chống ngầm, phiên bản đối hạm cơ sở được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất cơ sở là 3M-14.
Từ trước đến nay, chúng ta thường biết đến phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa tấn công mặt đất này là Klub 3M-14E với tầm phóng vẻn vẹn 300km. Tuy nhiên, phiên bản tấn công mặt đất được sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng siêu xa từ 1500-2500km.
Tên lửa 3M-14, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A. Đây là một biến thể tấn công mặt đất dẫn đường quán tính triển khai cho các tàu ngầm Nga, có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Nó có chiều dài cơ bản là 6,2 m (20 ft), với đầu đạn nặng 450 kg (990 lb), phạm vi tấn công là 1,500-2,500 km (930-1,550 mi), tốc độ hành trình cận âm Mach 0,8.
Tên lửa 3M-14T cũng có định danh DOD là SS-N-30A, được triển khai cho các tàu mặt nước với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp. Chiều dài cơ bản của nó là 8,9 m (29 ft), các tham số khác cũng tương tự như 3M-14.
Trong tương lai Nga sẽ xây dựng khả năng tấn công tên lửa hành trình rất mạnh để tạo đối trọng với Mỹ
Phiên bản xuất khẩu 3M-14E được Bộ Quốc phòng Nga định danh là SS-N-30B, được phóng từ tàu ngầm. Chiều dài cơ bản của nó là 6,2 m (20 ft), với 450 kg (990 lb) đầu đạn. Phạm vi tấn công là 300km (190 mi), với tốc độ tương tự như tên lửa nguyên bản.
Hiện Mỹ đang triển khai tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk trên 2 loại tàu mặt nước là tuần dương hạm lớp Ticonderoga (với số lượng tối đa là 26 quả) và các khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, với số lượng tối đa là 56 quả.
Tuy số lượng tên lửa hành trình mà chiến hạm Mỹ mang được là rất lớn, nhưng các tuần dương hạm và khu trục hạm Aegis của Mỹ đều có lượng giãn nước siêu lớn, khoảng trên dưới 10.000 tấn, trong khi các chiến hạm Nga chỉ chưa tới 1000 tấn cũng có thể mang được tới 8 quả.
Do thiếu kinh phí, Nga đang từ bỏ các thiết kế hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ có khả năng mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr-NK 3M-14T. Hiện Nga đã có gần 10 tàu được trang bị khả năng này.
Nga đang ồ ạt triển khai Kalibr-NK trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa. Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, nhưng theo một đường lối khác hẳn Mỹ.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Đông Nam Á đẩy mạnh hải quân, nguy cơ xung đột trên Biển Đông gia tăng Các quốc gia Đông Nam Á đang ưu tiên nâng cao năng lực hải quân trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng. Tuy nhiên, khi năng lực hải quân của các nước càng mạnh, càng khó để kiềm chế khả năng nổ ra một cuộc xung đột trên các vùng biển tranh chấp. Các nước Đông Nam Á tăng...