Ấn Độ đẩy nhanh các thỏa thuận quốc phòng, trong đó có S-400
Phiên họp sắp tới của Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ xem xét lần cuối một số thỏa thuận quốc phòng quan trọng vốn chưa được định đoạt rõ ràng do một số vấn đề liên quan.
Hội đồng mua sắm quốc phòng (DAC) do Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đứng đầu sẽ có cuộc thảo luận mang tính quyết định về các dự án trị giá hơn 15 tỷ USD vào ngày 25-6 tới. Nổi bật trong chương trình nghị sự là kế hoạch mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo và máy bay không người lái.
Các nguồn tin quân sự nước này từng cho rằng, Ấn Độ muốn đẩy nhanh các chương trình mua sắm quan trọng này do một số dự án đã bị trì hoãn quá lâu.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được biên chế tại khu vực Moscow
Video đang HOT
Hồi tháng 4 vừa qua, Nga đã chính thức đề xuất cung cấp cho Ấn Độ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. DAC đã không tổ chức một cuộc họp nào trong 3 tháng vừa qua, nhưng hồi tháng 5-2016, Bộ trưởng Parrika bóng gió tại quốc hội rằng, kế hoạch mua sắm này sẽ sớm được thực hiện.
“5 đơn vị tên lửa phòng không tầm xa S-400 có kế hoạch sẽ được biên chế trong không quân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022″, ông Parrika khẳng định.
Trong phiên họp hôm 17-12-2015, DAC đã phê chuẩn thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, cùng tên lửa và các thiết bị kèm theo trị giá ước tính 6 tỷ USD.
Trong cuộc họp tới, các chi tiết quan trọng về thỏa thuận này như thư chấp nhận sẽ được đưa ra thảo luận.
UAV Heron TP vũ trang của Israel cũng là một chương trình mua sắm quan trọng khác vẫn chưa được ký kết sau nhiều tháng được DAC phê chuẩn. Loại bỏ những rào cản trong việc biên chế phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp DAC này.
Đối với lục quân, DAC có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch sản xuất hàng loạt pháo Dhanush phát triển trong nước sau nhiều lần thử nghiệm thành công. Số phận của dòng pháo dã chiến siêu nhẹ M777 do Mỹ chế tạo cũng sẽ được DAC quyết định trong phiên họp tới.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ muốn Philippines đẩy nhanh thỏa thuận chia sẻ căn cứ
Những người ủng hộ một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở Philippines đang hy vọng tân tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte sẽ tôn trọng thỏa thuận này, dù ông từng phản đối sự ảnh hưởng của Mỹ và hứa hẹn rằng thay đổi chính sách ngoại giao khi nhậm chức vào tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến Philippines hồi tháng 4
Washington và Manila vẫn chưa thống nhất được những chi tiết của thỏa thuận chia sẻ căn cứ, trong đó kêu gọi phát triển 5 căn cứ quân sự để lực lượng quân đội Mỹ luân phiên đồn trú.
Nhưng những người ủng hộ kế hoạch này lo ngại, chính quyền của ông Duterte có thể trì hoãn hay vô hiệu hóa nó.
Những lựa chọn của ông Duterte về người đứng đầu các cơ quan như quốc phòng, ngoại giao và tài chính sẽ tiết lộ nhiều dự định của ông Duterte về kế hoạch chia sẻ căn cứ, ông Virginia Bacay Watson - một giáo sư thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu nhận định.
Mỹ và Philippines đã tuyên bố về thỏa thuận chia sẻ căn cứ hồi tháng 2 theo các điều khoản của Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng ký kết năm 2014.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Bill Urban, cho biết: "Mỹ đang làm việc với Philippines để phát triển các đề xuất tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự hiện tại tại 5 căn cứ, để đây trở thành nơi huấn luyện có giá trị và ảnh hưởng cao đối với các lực lượng vũ trang của Philippines cũng như Bộ chỉ huy Thái Bình Dương".
Thỏa thuận chia sẻ căn cứ đánh dấu một kỷ nguyên mới cho mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines. Quân đội Mỹ rút khỏi Philippines vào đầu những năm 1960 sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ về việc mở rộng hợp đồng cho thuê các căn cứ.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ nói mua được S-400, Nga phủ nhận Ngay sau khi Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit Singh cho biết, Moscow - New Delhi đã kí hợp đồng mua bán S-400, giám đốc tập đoàn Rostec (Nga), ông Sergey Chemezov đã phủ nhận việc này. Theo hãng tin Sputniknews, ông Inderjit đã chính thức xác nhận việc Ấn Độ kí thỏa thuận mua bán S-400 với...