Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số lượng thư rác điện tử
Các chuyên gia tại SophosLabs đã công bố báo cáo mới nhất ngày 23/4 có tên “tá bẩn” để đánh giá chi tiết các quốc gia có lượng thư rác máy tính xếp đầu thế giới, họ thấy chỉ trong vòng 1 năm Ấn Độ đã vượt qua Mỹ và trở thành “vua” trong vấn đề chuyển tải thư rác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: softpedia.com)
Các chuyên gia cho rằng nếu xuất hiện một thư rác trong hộp thư đến của bạn, thì có tới 1/10 khả năng thư đó đã được chuyển tiếp từ một máy tính Ấn Độ. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2012, Cơ quan trên đã chỉ ra 12 quốc gia có lượng chuyển tải thư rác hàng đầu thế giới gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Italy, Brazil, Ba Lan, Pakistan, Việt Nam, Đài Loan, Peru. Các quốc gia khác chiếm 41,7%.
Đại đa số các thư rác đến từ các máy tính gia đình bị tin tặc xâm nhập. Tin tặc từ một vùng xa xôi có thể gửi thư rác từ máy tính tuyển dụng, cũng như có thể ăn cắp thông tin hoặc cài đặt các mã độc hại khác.
Tuy nhiên tin tốt lành là tổng lượng các tin nhắn email rác trên toàn cầu đã giảm kể từ quý I/2011. Có được điều này là nhờ ISPs đã làm việc tốt hơn trên toàn thế giới, nhưng cũng phản ánh một sự thay đổi trong chiến thuật của bọn tội phạm mạng. Những kẻ gửi thư rác đang tăng cường tìm kiếm thư rác từ các mail truyền thống kém hiệu quả, sau đó chuyển sang các mạng xã hội để nhân rộng các chiến dịch thư rác tiếp thị thay thế.
Facebook và Twitter là hai mạng trước đây bị các spammer nhắm tới để tung các chiến dịch thư rác, nhưng gần đây nhất, mạng xã hội nóng Pinterest đã được tin tặc lợi dụng tối đa để phân phối các bài viết liên kết đến các trang web phục vụ cho việc bán hàng hóa, hoặc kiếm hoa hồng cho những kẻ gửi thư.
Trong khi thư rác tiếp thị cơ bản giảm, số lượng tin nhắn làm lây lan phần mềm độc hại hoặc những thủ thuật giả mạo tên, mật khẩu và thông tin cá nhân lại ngày càng tăng nhanh.
Video đang HOT
Các thống kê mới nhất chỉ ra rằng, những người lần đầu sử dụng Internet để đăng nhập trực tuyến tăng cao tại các nước đang phát triển, và họ không sử dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các lây nhiểm độc hại khiến PCs của họ bị rơi vào nạn thư rác trầm trọng.
Để máy tính của bạn không phải là một bộ phận đóng góp các thư rác vào kho thư rác toàn cầu, bạn cần phải bảo vệ nó bằng cách cập nhật các phần mềm diệt virus và cẩn thận với các đường link khi bạn nhấp chuột, ngay cả những phần mềm bạn đã cài đặt./.
Theo TTXVN
Spammer lợi dụng kỹ thuật mạng xã hội để kiếm chác
"Nhiều thư rác sử dụng kỹ thuật mạng xã hội đã và sẽ lợi dụng những sự kiện lớn sắp xảy ra để thu hút người dùng Internet mắc bẫy", thông tin được Symantec công bố ngày 13/2/2012.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Symantec vừa chính thức công bố phát hiện "chiêu" thuyết phục người dùng Internet "mắc bẫy" của những kẻ phát tán thư rác nhân dịp ngày nghỉ, ngày lễ hoặc các sự kiện lớn.
Cụ thể, để lôi kéo người dùng Internet mở những tin rác, những kẻ phát tán thư rác sử dụng những kỹ thuật mạng xã hội bằng cách thêm các thông số vào đường dẫn URL để người dùng tưởng nhầm là đường dẫn sẽ dẫn họ tới một trang mạng xã hội.
Các chuyên gia thuộc bộ phận Symantec Intelligence cũng dự báo những kẻ phát tán thư rác sẽ tìm mọi thủ đoạn để tận dụng những sự kiện lớn như Năm mới, ngày Lễ tình nhân 14/2...
Được biết dịp Tết vừa qua, Symantec đã phát hiện hơn 10.000 tên miền khác nhau bị tấn công bởi một đoạn mã chuyển hướng kết nối (redirect script) (viết bằng ngôn ngữ PHP) có chứa đường liên kết tới một tệp tin khác có nội dung Năm mới (New Year). Những đoạn mã chuyển hướng kết nối này có trong các trang web đã bị tấn công trước đó hoặc các liên kết links tới những trang này ở trong nội dung của thư rác gửi tới người dùng Internet.
Ông Raymond Goh, Giám đốc Kỹ thuật, phụ trách mảng Thiết kế hệ thống và Dịch vụ tư vấn khách hàng, Symantec khu vực Nam Á , cho biết thêm: "Symantec dự đoán sẽ xuất hiện nhiều thư rác và phần mềm độc hại lợi dụng những sự kiện thể thao chính trong năm. Hiện tại chúng tôi đã thấy có những dấu hiệu nhắm tới sự kiện thể thao Olympics mùa hè năm 2012 tại London với những thư lừa đảo kiểu phí trả trước, hay còn gọi là thư lừa đảo 419".
Lĩnh vực Giáo dục "đứng đầu bảng" về tỷ lệ thư rác
Cùng ngày 13/2, Symantec công bố những số liệu mới nhất trong bản Báo cáo bảo mật Intelligence Report tháng 1/2012.
Theo đó, trong tháng 1/2012, lĩnh vực Giáo dục trở thành lĩnh vực có tỷ lệ thư rác nhiều nhất, với tỷ lệ 71%; tiếp đến, Hóa chất & Dược phẩm là 69%; lĩnh vực Công 68,9%, Dịch vụ CNTT 68,7%; Bán lẻ 68,4%; Tài chính có tỷ lệ 68,2%.
Lĩnh vực công (Public Sector) vẫn là đối tượng mục tiêu hàng đầu của các hoạt động lừa đảo, cứ 99,1 email gửi tới thì có 1 email có chứa nội dung lừa đảo.
Trong tháng 12/2011, tổng tượng thư rác trên toàn cầu đã giảm xuống. Tuy nhiên, vào tháng 1/2012, lượng thư rác toàn cầu lại tăng lên mức tương đương với tháng 11/2011, con số này thấp hơn mức trung bình của năm 2011.
Ả Rập Xê-út là nước có tỷ lệ thư rác nhiều nhất trên thế giới - 75,5%. Hà Lan trở thành nước có tỷ lệ tấn công lừa đảo lớn nhất, cứ 62,6 email được gửi ra thì có 1 email có nội dung lừa đảo. Đồng thời cũng là quốc gia có tỷ lệ thư chứa nội dung độc hại lớn nhất, cứ 61,4 email được gửi ra thì có 1 email được xác định có chứa nội dung độc hại.
Một số điểm đáng lưu ý trong tháng 1/2012:
- Thư rác: Tỷ lệ thư rác toàn cầu trên tổng lưu lượng email tăng 1,3% so với tháng 12/2011, đạt 69,0% (cứ 1,45 email được gửi ra thì có 1 thư rác).
- Lừa đảo (phishing): Lượng thư rác lừa đảo tăng 0,06%, tương đương cứ 370 email được gửi ra thì có 1 email có nội dung lừa đảo (chiếm 0,27%).
- Các mối đe dọa ẩn trong email (Email-bourne Threats): Tỷ lệ các virus ẩn trong email trên tổng lưu lượng email trên toàn cầu là 1/295 email (tương đương 0,33%), giảm 0,02% so với tháng 12/2011. 29% mối đe dọa ẩn trong email có chứa đường liên kết độc hại tới các website chứa mã độc, tỷ lệ này không thay đổi so với tháng 12/2011.
- Các đe dọa độc hại trên web: Mỗi ngày có trung bình khoảng 2.102 websites có chứa mã độc và những chương trình tiềm ẩn nguy cơ bảo mật, gồm phần mềm gián điệp (spyware) và phần mềm quảng cáo (adware), tăng lên tới 77,4% so với tháng 12/2011.
- Mối đe dọa với các thiết bị đầu cuối: Phần mềm độc hại bị chặn nhiều nhất là WS.Trojan.H.
Theo ICTnew
5 năm nữa sẽ không còn cần tới hộ chiếu (Minh hoạ) 1. Bạn sẽ có thể cấp điện cho ngôi nhà của mình bằng năng lượng do chính bạn tạo ra. Bất cứ thứ gì di chuyển hoặc sinh nhiệt đều có tiềm năng tạo ra năng lượng có thể thu nạp được. Đi bộ. Chạy bộ. Đạp xe. Nhiệt sinh ra từ máy tính của bạn. Thậm chí là cả dòng...