Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên cấm mạng di động trên điện thoại
Cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông Ấn Độ, (viết tắt là TRAI), vừa giới thiệu một số sửa đổi dành cho chính sách phát triển dịch vụ viễn thông, qua đó tập trung vào việc cắt giảm các cuộc gọi và tin nhắn ‘rác’ (spam) trong nước.
Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên cấm mạng 2G, 3G, 4G trên iPhone để hạn chế cuộc gọi spam và tin nhắn ‘rác’
Một phần của chính sách đó là yêu cầu mà nhà cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng tải xuống ứng dụng ‘Không làm phiền’. Với ứng dụng này, khách hàng có thể gửi báo cáo và liên hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng khi điện thoại của họ nhận được các cuộc gọi spam và tin nhắn ‘rác’.
Tuy nhiên, điều đáng nói là Apple từ lâu đã từ chối cho phép các dịch vụ trên App Store có liên quan tới quyền riêng tư của người dùng. Về cơ bản, một ứng dụng yêu cầu quyền truy cập và nhật ký cuộc gọi, hay tin nhắn trên điện thoại là điều mà Apple không sẵn sàng cung cấp.
Bất chấp thông lệ này, TRAI vẫn đang tiếp tục triển khai quy định mới, cho phép người dùng tải về các ứng dụng ‘Không làm phiền’. mặt khác họ yêu cầu các công ty và hãng truyền thông có tối đa 6 tháng để đảm bảo tất cả smartphone đều cài đặt và chấp nhận dịch vụ.
Video đang HOT
TRAI cũng cho biết nếu các công ty như Apple phản đối lại quyết định nêu trên, họ sẽ buộc các nhà mạng phải loại bỏ thiết bị đó ra khỏi mạng di động để khắc phục hoàn toàn tình trạng tin nhắn ‘rác’. Điều này có nghĩa là – về mặt lý thuyết, tất cả iPhone và iPad tại Ấn Độ sẽ mất quyền truy cập vào 3G, 4G và tính năng đàm thoại.
Nếu như bị chặn mạng di động, chiếc điện thoại về cơ bản vẫn có thể kết nối với Wi-Fi và liên hệ thông qua các ứng dụng OTT.
“Mọi nhà cung cấp dịch vụ đều phải đảm bảo trong vòng 6 tháng tới, tất cả các thiết bị smartphone đã đăng ký trên mạng của mình đều được hỗ trợ những dịch vụ cần thiết theo quy định mới đề ra”, TRAI cho biết. “Nếu như không đảm bảo được điều này, các nhà cung cấp sẽ bị buộc phải loại bỏ thiết bị đó ra khỏi mạng của mình.”
Tại thời điểm hiện nay vẫn chưa rõ Apple sẽ xử lý tình huống trên như thế nào.
Được biết, “nạn” tin nhắn ‘rác’ đã là một trong những vấn đề gây đau đầu với chính phủ Ấn Độ trong nhiều năm trở lại đây. Xu thế tăng mạnh của các thiết bị di động kết hợp cùng việc các nhà mạng thỏa sức “tung hoành” để kiếm thêm doanh thu khiến thị trường di động tại Ấn Độ trở thành một mớ “hỗn độn” và hơn bao giờ hết cần sự can thiệp mạnh tay.
Năm ngoái, Apple được cho là sẽ tạo ra một ứng dụng chống tin nhắn ‘rác’ dành riêng cho này.Tuy nhiên dường như những nỗ lực này đã bị đình trệ trong nhiều tháng trở lại đây.
Theo: Dantri
Starbucks khẳng định sẽ không có chuyện mua cà phê bằng Bitcoin
Tuy nhiên Starbucks lại đang hợp tác để phát triển một nền tảng thanh toán, chuyển đổi Bitcoin thành USD.
Hôm thứ sáu tuần trước, Starbucks và một số công ty khác bao gồm Microsoft, Intercontinental Stock Exchange, BCG đã thông báo thành lập một liên minh có tên gọi là Bakkt. Liên minh này được thành lập với mục đích tạo ra một mạng lưới toàn cầu dựa trên giải pháp đám mây của Microsoft, để quản lý và sử dụng tài sản kỹ thuật số, bao gồm tiền mã hóa.
Chính thông tin này đã rộ lên suy đoán rằng Starbucks sẽ sớm cho phép thanh toán bằng tiền mã hóa và Bitcoin tại chuỗi cửa hàng của mình. Tuy nhiên đại diện của Starbucks đã đính chính lại thông tin này, và khẳng định không có chuyện mua cà phê tại Starbucks bằng Bitcoin.
"Điều quan trọng là phải làm rõ rằng, chúng tôi không chấp nhận các tài sản kỹ thuật số tại Starbucks. Thay vào đó, nền tảng này sẽ chuyển đổi các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin thành đô la Mỹ, để có thể thực hiện thanh toán".
Đại diện của Starbucks khẳng định thêm: "Khách hàng sẽ không thể trả tiền cho một cốc Frappuccino bằng Bitcoin".
Tuy nhiên nền tảng mà Bakkt đang phát triển sẽ có thể giúp chuyển đổi các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin thành đô la Mỹ, để thực hiện việc thanh toán tại các cửa hàng. Chính vì vậy mà nền tảng này mang một ý nghĩa rất lớn, giúp Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác có thể sử dụng như một hình thức thanh toán mà không phải lo ngại các nhược điểm của chúng.
Nguyên nhân là do Bitcoin có nhược điểm rất lớn khi sử dụng để thực hiện các giao dịch nhỏ, như mua một cốc cà phê. Phí giao dịch có thể cao hơn giá tiền cốc cà phê nhiều lần, đó là chưa kể đến việc một giao dịch có thể mất hàng tiếng đồng hồ để hoàn tất.
Nền tảng của Bakkt có thể giải quyết các vấn đề này, khi thực hiện việc chuyển đổi Bitcoin thành USD rồi sau đó mới thanh toán. Nó mở ra một cơ hội mới, cho việc sử dụng Bitcoin để thanh toán giống như thẻ ngân hàng.
Theo: Gizmodo
Vì sao Samsung không đợi Android P ra mắt rồi mới tung Galaxy Note9? Dù có thể bán ra sau khi Android P ra mắt và không được tích hợp phiên bản Android mới nhất nhưng cách làm này của Samsung với Galaxy Note9 là hoàn toàn có cơ sở. Giới công nghệ trước nay đều biết rằng, dòng Galaxy Note của Samsung thường chạy phiên bản Android cũ hơn so với phiên bản Android mà Google...