Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường, đe dọa nguồn cung toàn cầu
Theo nguồn tin của Economic Times, có khả năng Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu đường do tình hình lượng mưa giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến sản lượng của những cánh đồng mía.
Nông dân bán cây mía tại một khu chợ ở Madras, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lượng mưa vào mùa mưa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trị giá 3 nghìn tỷ USD của Ấn Độ. Mùa mưa hàng năm đóng góp gần 70% lượng nước mà đất nước này cần để tưới cây và bổ sung các hồ chứa.
Theo các nguồn tin giấu tên, quốc gia Nam Á này đang cân nhắc hạn chế xuất khẩu trong mùa vụ mới bắt đầu từ ngày 1/10 để đảm bảo nguồn cung trong nước. Quyết định cuối cùng sẽ sớm được ban hành và động thái này có thể thắt chặt nguồn cung đường toàn cầu.
Video đang HOT
Ấn Độ vừa trải qua mùa mưa thấp nhất trong vòng 5 năm qua do tác động của hình thái thời tiết El Nino. Các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, đường, đậu và rau củ đều chịu ảnh hưởng vì thiếu nước tưới tiêu.
Đáng chú ý, mọi rủi ro xảy ra trong ngành nông nghiệp đều sẽ gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trong nỗ lực kiểm soát lạm phát lương thực.
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường sẽ tác động mạnh đến thị trường và có khả năng thúc đẩy giá kỳ hạn ở New York và London.
Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Thương mại Ấn Độ hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận về vấn đề trên.
Sau gạo, thị trường lo ngại Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường
Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo để kiểm soát giá trong nước, các thương nhân lo ngại một mặt hàng thực phẩm khác có thể bị ảnh hưởng: đường.
Theo Bloomberg, thế giới ngày càng phụ thuộc vào đường Ấn Độ khi nguồn cung toàn cầu hạn hẹp. Lượng mưa không đồng đều trên các vành đai nông nghiệp của Ấn Độ đã làm dấy lên lo ngại rằng sản lượng đường sẽ giảm, có khả năng giảm năm thứ hai liên tiếp trong mùa vụ bắt đầu từ tháng 10.
Điều này có thể hạn chế khả năng xuất khẩu đường của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế bán lúa mì và một số loại gạo ra nước ngoài để bảo vệ nguồn cung trong nước và làm giá giảm, gây thêm căng thẳng cho thị trường lương thực toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và xung đột ngày càng tồi tệ ở Ukraine.
Ông Henrique Akamine, phụ trách bộ phận đường và ethanol tại Cơ quan Nghiên cứu Nhiệt đới, cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo là một tín hiệu rõ ràng rằng chính phủ Ấn Độ lo ngại về an ninh lương thực và lạm phát.
Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 2012. Trong những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ còn nhiều hơn tổng số gạo xuất khẩu của ba nước Thái Lan, Việt Nam và Pakistan.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường của Ấn Độ đã gây tâm lý lo lắng đối với những người tiêu dùng vốn đã quen sử dụng mặt hàng này trong chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận tình trạng các cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm và giới hạn lượng gạo cung cấp, trong bối cảnh người dân - chủ yếu là cộng đồng gốc Nam Á - đổ xô đi mua gạo để tích trữ.
Số liệu thống kê cho thấy giá gạo tẻ thường tại Ấn Độ đã tăng gần 10% trong tháng 7 vừa qua. Nếu như vào tháng 9 năm ngoái, một tấn gạo tẻ thường ở Ấn Độ có giá khoảng 330 USD, thì hiện tại đã lên tới 450 USD. Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu.
Ấn Độ đặt lô hàng máy bay không người lái chiến đấu đầu tiên từ Mỹ Lần đầu tiên, Ấn Độ quyết định mua 30 máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ. Máy bay không người lái điều khiển từ xa MQ-9 Reaper. Ảnh: Getty Images Hãng Bloomberg trích dẫn một số nguồn thạo tin cho biết Hội đồng Mua sắm Quốc phòng Ấn Độ ngày 15/6 đã thông...