Ấn Độ chứng minh sự “ấm nồng” với Nhật Bản
Ấn Độ sẽ ký hợp đồng mua 6 thủy phi cơ tuần tra của Nhật Bản trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Nhật vào đầu tháng 9 tới.
Vũ khí Nga thất thế tại Ấn Độ Ấn Độ đọ súng Pakistan: Trung Quốc tăng cường áp sát Hãng tin DNA INDIA dẫn nguồn tin từ các quan chức quốc phòng cao cấp Ấn Độ cho biết, quốc gia này sẽ trở thành khách hàng đầu tiên mua máy bay quân sự từ Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ II. Trong chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Nhật Bản (từ ngày 31/8 tới 3/9) tới đây, Delhi sẽ ký thỏa thuận mua 6 thủy phi cơ Utility Seaplan Mark 2 của Nhật.
Nhật Bản đã dừng toàn bộ việc xuất khẩu vũ khí từ sau Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, từ tháng 4/2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật và quốc gia này chính thức quay trở lại thị trường vũ khí sau nhiều năm im hơi lặng tiếng.
Với Ấn Độ, hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia này đang có nhu cầu rất lớn về thủy phi cơ phục vụ tuần tra và giám sát bờ biển Ấn Độ Dương, gồm cả các hòn đảo trên biển Andaman và quần đảo Nicobar. Và chiếc Utility Seaplan Mark 2 (US-2) hoàn toàn có thể đáp ứng mọi điều kiện của quân đội Ấn Độ.
US-2 được đánh giá có tính năng vượt trội hơn hẳn các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiền mà một số quốc gia châu Á đang sủ dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada…
Video đang HOT
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản cất cánh từ mặt nước
Chiếc US-2 có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện biển động với sóng cao 3m. Điều kiện chạy đà để cất cánh tùy tải trọng là từ 300 – 460m, hạ cánh là 220m với tải trọng 36 tấn.
US-2 được trang bị khoang bụng rộng, có thể đổ bộ 30 lính với đầy đủ trang thiết bị tác chiến. Ngoài ra, thủy phi cơ này có một ưu thế rất mạnh về khả năng trinh sát, tuần tra.
Ngoài việc mua thủy phi cơ US-2, Nhật Bản cũng đã mời Ấn Độ hợp tác sản xuất các trang thiết bị của loại máy bay này trên lãnh thổ Ấn Độ. Có thể thấy rằng mối quan hệ quốc phòng giữa hai quốc gia ngày càng ấm áp, đặc biệt sau khi Nhật thông qua việc xuất khẩu vũ khí sát thương và cho phép quân đội có quyền phòng vệ tập thể (tháng 7/2014).
Những thị trường chiến lược của Nhật Bản
Việc hợp tác với Ấn Độ là điều hoàn toàn dễ hiểu khi ngay từ thời điểm thông qua lệnh xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã xác định Ấn Độ sẽ là một thị trường tiềm năng. Hợp tác quốc phòng với Ấn Độ không chỉ mang lại quyền lợi kinh tế mà còn những tác động địa chính trị to lớn, làm gần gũi thêm mối quan hệ tốt đẹp của cả hai bên.
Ngoài Ấn Độ, Nhật Bản còn đang hướng tới một thị trường tiềm năng để xuất khẩu vũ khí là Đông Nam Á. Giới chức quốc phòng Nhật Bản nhận định, Đông Nam Á đang có nhu cầu được sở hữu những vũ khí tác chiến công nghệ cao, hiện đại, có uy lực với giá thành hợp lý, nhằm đảo bảo khả năng phòng thủ quốc gia trước những nguy cơ phức tạp từ bên ngoài.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản di chuyển trên mặt nước
Đặc biệt là các trang tàu chiến tuần duyên, tàu khu trục mang tên lửa hay các máy bay trinh sát, săn ngầm hiện đại… và những vũ khí đó Nhật Bản hoàn toàn có khả năng đáp ứng được cho Đông Nam Á.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera, bán vũ khí cho Đông Nam Á không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có những tác động quan trọng trong vấn đề xây dựng lòng tin chiến lược giữa các bên với nhau để theo đuổi những mục tiêu chung. Tháng 9 tới, Tokyo sẽ tổ chức hội thảo với các quan chức ASEAN để giới thiệu về vũ khí của mình và những mục đích chính trị mà họ muốn gửi gắm.
Hiện tại, Đông Nam Á và Ấn Độ là hai thị trường chiến lược mà Nhật Bản thực sự quan tâm. Nhưng có thể nhận thấy rằng, hai thị trường này đều là những khách hàng ruột của Nga, và tồn tại mâu thuẫn với Trung Quốc.
Theo Đất Việt