Ấn Độ chi 5 tỷ USD mua S-400, Mỹ tính sao?
Trừng phạt Ấn Độ vì S-400, Mỹ sẽ đối măt với nguy cơ hoàn toàn bị trống chân tại Ấn Độ Dương, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường…
Ấn Độ quyết định sở hữu S-400, phớt lờ việc Mỹ đe doạ trừng phạt
Sputnik ngày 27/9 đưa tin, Ủy ban An ninh Ấn Độ (CCS) đã phê chuẩn việc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi mua 5 hệ thống phòng không tiên tiến S-400 của Nga, với tổng trị giá thương vụ lên đến hơn 5 tỷ USD.
Quyết định của CCS được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa áp lệnh trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong động thái cũng liên quan đến việc mua hệ thống S-400 của Nga.
Thực tế đó khiến nhiều luồng dư luận nhìn nhận rằng New Delhi có thể trì hoãn thoả thuận với Moscow về việc sở hữu S-400. Tuy nhiên, “CCS đã quyết định mua S-400″, một quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận.
S-400 đang khiến Mỹ rơi vào tiến thoái lưỡng nan trong hành xử với đối tác-đồng minh
Sự chấp thuận của CCS là yêu cầu bắt buộc cho bất kỳ việc giao dịch quân sự nào của New Delhi. Điều này đã phá tan sự hoài nghi khả năng Ấn Độ có thể lưỡng lự trong việc thỏa thuận với Nga về S-400 nhằm tránh trừng phạt của Mỹ.
Ngày 18/9 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết đàm phán về việc chuyển giao S-400 đã ở giai đoạn cuối cùng, nhưng vẫn chưa biết liệu nó có được ký hay không. Nay với sự chấp thuận của CCS, sự việc đã được khẳng định.
Theo thoả thuận, Ấn Độ sẽ trả trước 15% số tiền cho Nga ngay tại thời điểm hai bên ký hợp đồng, số tiền còn lại sẽ được thanh toán theo tiến độ chuyển giao hệ thống S-400 từ phía Nga.
“Hợp đồng cuối cùng sẽ được ký kết. Việc sở hữu S-400 là một sự tăng cường rất quan trọng cho khả năng phòng thủ của Không quân Ấn Độ trong việc bảo vệ an ninh quốc gia”, Nguyên soái không quân Ấn Độ Anil Chopra nhận định.
Như vậy, chính phủ của Thủ tướng Modi đã thể hiện tính độc lập của mình, bất chấp đe doạ của Washington sẽ áp dụng Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA).
Nên biết rằng chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra hai điều kiện để miễn trừ áp dụng CAATSA cho Ấn Độ và yêu cầu New Delhi phải đáp ứng ít nhất một điều kiện. Đó là giảm phụ thuộc vào Nga và tăng cường hợp tác với Mỹ.
Hai điều kiện của Washington được các chuyên gia quân sự phương Tây nhận diện là New Delhi sẽ đáp ứng dễ dàng. Bởi 3 năm qua, Ấn Độ đã mua vũ khí Mỹ với tổng giá trị đạt 3,14 tỷ USD, trong khi với Nga chỉ là 1,21 tỷ USD.
Video đang HOT
Không những vậy, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng cho biết bất cứ biện pháp trừng phạt nào của Mỹ đối với Ấn Độ cũng sẽ kéo lùi mối quan hệ song phương đến hàng thập kỷ.
Trump không thể cứng rắn vói Modi
Tuy nhiên, New Delhi đã không đáp ứng ít nhất một điều kiện của Washington khi quyết sở hữu bằng được S-400, thậm chí giá trị của thương vụ này còn gấp tới 1,6 lần tổng giá trị các giao dịch quân sự với Mỹ trong cả 3 năm qua.
Rõ ràng. như giới phân tích đã nhận định, nếu không đe doạ tấn công quân sự thì Mỹ không thể ngăn các quốc gia khác quyết sở hữu hệ thống phòng không hiện đại S-400, dù nó chưa một lần khai hoả trên chiến trường.
Thậm chí, việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì S-400 còn được xem động lực cho các quốc gia khác sở hữu hệ thống phòng không tầm xa này. Lý do không chỉ là tính năng kỹ thuật của S-400 mà còn nằm ở khác biệt chiến lược quốc phòng Nga-Mỹ.
Sự khác biệt thể hiện rõ nhất là tính hiệu quả trong chính sách quốc phòng của Nga tỏ ra vượt trội so với chính sách quốc phòng của Mỹ, điều đó giúp tiết kiệm và hợp lý trong mua sắm và trang bị vũ khí.
Với ngân sách chi cho quốc phòng chỉ bằng 1/12 – 1/11 so với Mỹ, nhưng hoạt động quân sự của Nga thì không thua kém gì Mỹ, thậm chí cả Mỹ và NATO. Nga là thực thể duy nhất có thể thách thức Mỹ-NATO trong cuộc chạy đua vũ trang.
Khi Tổng thống Putin giới thiệu Học thuyết quân sự mới và hiện thực hoá qua cuộc tập trận lớn nhất lịch sử quân sự Nga – thậm chí cả với Mỹ-NATO- thời hậu Chiến tranh Lạnh – Vostok 2018 – đã khiến đồng minh-đối tác Mỹ mê mệt.
Điều này lý giải tại sao S-400 chưa khai hoả mà đã “đắt như tôm tươi” và việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc liên quan đến sở hữu S-400 không thể là rào cản với các đồng minh-đối tác của Mỹ, bởi lợi ích quốc gia luôn là trên hết.
Ngoài ra, qua việc sở hữu vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga, đồng minh-đối tác cũng hiệu chỉnh Mỹ để có bình đẳng trong quan hệ và giao dịch-hợp tác quân sự, chứ không phải chỉ nhất nhất mang tiền của quốc gia làm giàu cho “các tay lái súng Mỹ”.
Ông Putin có thể giúp ngài Modi hoàn thành ước nguyện
Liệu Washington có trừng phạt New Delhi vì quyết tâm sở hữu S-400?
Theo giới phân tích, Mỹ có thể trừng phạt Bắc Kinh vì sở hữu vũ khí chiến lược của Nga, trong đó có hệ thống phòng không S-400, song Washington sẽ không áp trừng phạt New Delhi trong động thái tương tự. Tại sao vậy?
Điều đầu tiên nhất có thể nhận diện là trong bối cảnh hiện nay nếu trừng phạt Ấn Độ vì S-400, Mỹ sẽ đối măt với nguy cơ hoàn toàn bị trống chân tại Nam Á và Ấn Độ Dương, điều này sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường với chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Hiện nay, Pakistan – một đồng minh chiến lược lâu năm của Mỹ ở Nam Á – gần như đã hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, khi lực hút từ những đồng nhân tệ mạnh hơn sức hút từ những đồng đô la Mỹ.
Nếu Mỹ trừng phạt Ấn Độ trong phi vụ S-400 với Nga thì có thể đẩy New Delhi ngả hẳn về phía Moscow, mà điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra khi Nga ngày càng có nhiều ưu ái cho Ấn Độ.
Ngoài việc sẵn sàng hợp tác – chuyển giao kỹ thuật quân sự, Nga còn dành cho Ấn Độ những ưu đãi về kinh tế, trong đó đặc biệt là việc giảm giá khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho Ấn Độ trong một hợp đồng cung ứng kéo dài tới 20 năm.
Do vậy, nếu tạo ra sự lệch pha với New Delhi thì Washington có thể tự mình gạt dần “yếu tố Mỹ” ra khỏi quốc gia Nam Á này, bởi điều đó chẳng khác nào ngăn việc hiện thực hoá ý tưởng “biến rào cản lịch sử thành cây cầu lợi ích” của Thủ tướng Modi.
Mặt khác, càng cấm đoán thì Washington càng như quảng bá miễn phí cho S-400 và trong bối cảnh Nga-Mỹ đang chiếm lĩnh hai vị trí đầu tiên trên thị trường vũ khí thế giới thì với vũ khí Nga không có gì tuyệt vời hơn là được Washington quảng bá giúp.
Để bán THAAD cho đối tác thì Mỹ không nên chọn cách cấm đối tác sở hữu S-400
Việc trừng phạt Trung Quốc nằm ở một khía cạnh khác – dù cũng là màn quảng cáo cho vũ khí Nga nhưng hiệu ứng thấp hơn – khi Nga-Trung đang hình thành liên minh chống Mỹ, nên việc chuyển giao S-400 cho Trung Quốc không chỉ là một thương vụ.
Trong khi đó Ấn Độ đang là đối tác với cả Nga và Mỹ, nếu Washington trừng phạt New Delhi về thương vụ S-400 thì sẽ khó có cách giải thích nào hợp lý hơn là sự lo ngại của Washington về vũ khi Mỹ không cạnh tranh được với vũ khí Nga.
Như vậy, S-400 đang khiến Mỹ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, dù Washington đã đoán biết sự nguy hại nên sớm ban hành CAATSA. Rõ ràng, Học thuyết Quân sự mới của Putin đã bắt đầu phát tác hiệu, thể hiện cả về chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
TQ dọa đáp trả khi bị Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị quân đội chủ chốt
Trung Quốc mới đây đã lên tiếng đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quân đội nước này, trong thương vụ vũ khí hàng tỉ USD ký với Nga.
Trung Quốc bị Mỹ "tuýt còi" khi tìm đến Nga mua chiến đấu cơ Su-35 và tên lửa S-400.
Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói Washington "không có quyền can thiệp" vào thỏa thuận vũ khí giữa hai quốc gia có chủ quyền.
Tuyên bố của ông Dương được đưa ra sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt nhằm vào Cục phát triển thiết bị của Trung Quốc (EED), đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc, vì "tích cực" mua vũ khí của công ty Nga Rosoboronexport.
"Cách tiếp cận của Mỹ đe dọa đến những điều cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế, thể hiện âm mưu bá chủ, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, hai quân đội", ông Dương nói.
Ông Dương cảnh báo Washington phải hứng chịu "hậu quả" nếu không ngừng cấm vận ngay lập tức.
Hôm 20.9, Chính phủ Mỹ đã áp đặt trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Nga.
Washington nói rằng việc EED mua vũ khí của Nga đã vi phạm lệnh trừng phạt Nga của Mỹ có hiệu lực từ năm 2017.
Cả EED và Giám đốc của cơ quan này Li Shangfu đều có tên trong lệnh trừng phạt của Washington. Mỹ cấm vận Trung Quốc dựa trên hai thỏa thuận mua 10 máy bay Su-35 và các tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Bắc Kinh là đối tác đầu tiên của Nga bị Mỹ trừng phạt vì mua tên lửa S-400, sau nhiều tháng Mỹ thuyết phục đồng minh không mua loại vũ khí này.
Bất chấp cảnh báo của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thông qua thương vụ S-400, dù rằng nước này có thể bị cấm vận.
Ngoài ra, hai đồng minh của Mỹ là Ả Rập Saudi và Qatar cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến "rồng lửa" S-400.
Theo Danviet
Liên tiếp "đòn giáng" Mỹ, Ấn Độ quyết mua S-400 từ Nga Ấn Độ sẽ vẫn tiến hành mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga bất chấp những đe doạ trừng phạt từ Washington. Hãng thông tấn Ấn Độ PTI đưa tin, tại các cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng theo thể thức "2 2" đầu tiên sắp diễn ra, Ấn Độ sẽ thông báo với Mỹ về quyết định tiến hành mua hệ...