Ấn Độ: Chất lượng không khí tại thủ đô New Delhi ở ngưỡng ‘nguy hiểm’
Chất lượng không khí ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào sáng 3/11 đã ở ngưỡng “nguy hiểm” khi khói từ hoạt động đốt rơm rạ tại miền Bắc kết hợp với các chất gây ô nhiễm khác tạo ra màn khói bụi màu xám độc hại bao trùm siêu đô thị này.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 3/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo công ty giám sát chất lượng không khí IQAir, chỉ số bụi mịn PM2.5, loại độc hại nhất có thể đi vào máu, ở mức 588 vào sáng 3/11, cao gấp gần 40 lần so với ngưỡng giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Người dân có thể cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, thường xuyên chảy nước mắt và ngứa cổ họng sau khi đi ngoài đường nhiều giờ đồng hồ.
Vào mùa Đông hàng năm, thời tiết mát mẻ hơn, người dân đốt rơm rạ gây khói kết hợp với khí thải của các phương tiện giao thông và các nguồn phát thải khác đã tạo ra màn khói bụi độc hại đặc quánh bao trùm New Delhi, làm giảm tầm nhìn của thành phố gồm 20 triệu dân này.
Tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch ở bang Punjab và các bang khác vẫn diễn ra hàng năm bất chấp những nỗ lực của chính quyền thuyết phục người nông dân sử dụng các biện pháp khác. Theo Bộ trưởng Môi trường Bhupender Yadav, hiện số vụ đốt rơm rạ ở bang Punjab đã tăng hơn 19% so với năm 2021. Giới chức thủ đô New Delhi cũng đã đưa ra những kế hoạch khác nhau nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay như tạm ngừng các hoạt động xây dựng, nhưng biện pháp này ít hiệu quả.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet hồi năm 2020, trong năm 2019, tại Ấn Độ có khoảng 1,67 triệu người người tử vong vì ô nhiễm không khí, trong đó gần 17.500 người ở New Delhi.
Indonesia: Thêm nhiều trẻ tử vong do tổn thương thận
Bộ Y tế Indonesia ngày 21/10 thông báo tính đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 241 ca tổn thương thận nghiêm trọng (AKI) tại 22 tỉnh, trong đó số ca tử vong đã lên tới 133 ca.
Siro ho thu giữ tại Banjul, Gambia ngày 6/10/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin, cho biết phần lớn bệnh nhi dưới 5 tuổi. Ông xác nhận một số loại thuốc siro ở Indonesia có chứa ethylene glycol và diethylene glycol - những thành phần có liên quan tới các trường hợp trẻ em bị AKI dẫn tới tử vong.
Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán và kê đơn tạm thời tất cả các loại thuốc siro. Bên cạnh đó, nước này cũng nhanh chóng thành lập một nhóm chuyên gia gồm các quan chức y tế và chuyên gia nhi địa phương cùng các đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để làm rõ sự việc.
Cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm của Indonesia (BPOM) đã đưa ra danh sách 5 dược phẩm sản xuất trong nước có thành phần ethylene glycol vượt mức cho phép, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm này.
Chính phủ Gambia cũng đang điều tra 70 ca tử vong vì AKI có liên quan đến loại siro có thành phần paracetamol được bán tại nước này, do công ty Maiden Pharmaceuticals (có trụ sở tại New Delhi) sản xuất. Ấn Độ cũng đang điều tra công ty này. Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (BPOM) của Indonesia cho biết các sản phẩm của hãng dược Maiden không được bán tại Indonesia.
Indonesia cấm các thành phần trong siro ho liên quan đến trường hợp tử vong ở trẻ em Indonesia thông báo cấm các thành phần trong siro ho được cho là liên quan 70 trường hợp trẻ em tử vong ở Gambia (châu Phi), trong bối cảnh nước này đang điều tra bệnh tổn thương thận cấp khiến hơn 20 trẻ ở thủ đô Jakarta tử vong. Cơ sở sản xuất của Công ty dược Maiden Pharmaceuticals ở ngoại ô New...