Ấn Độ cấp quyền khẩn cho quân đội chống Covid-19
Bộ trưởng Quốc phòng Singh cho phép quân đội sử dụng tài chính khẩn cấp để thiết lập và vận hành cơ sở cách ly cùng bệnh viện.
“Bộ trưởng Quốc phòng hôm nay viện dẫn điều khoản đặc biệt nhằm cấp quyền hạn tài chính khẩn cấp cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ để trao quyền và tăng tốc nỗ lực của họ trong cuộc chiến chống đợt bùng phát Covid-19 trên toàn quốc”, trang Twitter của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đăng ngày 30/4.
Quyết định của Bộ trưởng Rajnath Singh cho phép các chỉ huy quân đội thiết lập và vận hành cơ sở cách ly cùng bệnh viện, mua sắm trang thiết bị, mở rộng kho chứa, đồng thời cung cấp các dịch vụ và công trình khác nhằm hỗ trợ nỗ lực chống Covid-19.
Nhân viên y tế Ấn Độ chuyển thi thể người nhiễm nCoV tới nhà xác tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi ngày 24/4. Ảnh: Reuters .
Bộ trưởng Rajnath Singh ra quyết định trong bối cảnh Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19 với gần 19 triệu ca nhiễm và gần 210.000 ca tử vong. Thống kê ngày 30/4 của AFP cho biết số ca nhiễm mới tại Ấn Độ trong 24 giờ qua là khoảng 350.000, mức kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện.
Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết hỗ trợ y tế cho Ấn Độ. Không quân Mỹ điều vận tải cơ C-5M chuyển hơn 400 bình oxy, gần một triệu bộ xét nghiệm và các thiết bị bệnh viện khác đến Ấn Độ hôm 30/4. Cộng đồng Ấn Độ ở nước ngoài thu gom vật tư cần thiết để giúp bạn bè, người thân và đồng bào trong nước.
Số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ tăng cao được cho do nước này chưa triển khai được chương trình vaccine cần thiết. Tới nay tại Ấn Độ, chỉ các “nhân sự tuyến đầu” như nhân viên y tế cùng nhóm người trên 45 tuổi hoặc có bệnh nền mới được tiêm vaccine AstraZeneca hoặc Covaxin do nước này phát triển.
Giới chức Ấn Độ quyết định tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người trưởng thành từ ngày 1/5, đồng nghĩa thêm 600 triệu người đủ điều kiện sẽ được tiêm. Tuy nhiên, một số bang Ấn Độ cảnh báo họ thiếu nguồn dự trữ vaccine và mở rộng chương trình tiêm chủng gặp trở ngại do vấn đề hành chính, nhầm lẫn giá cả và trục trặc kỹ thuật trên nền tảng theo dõi của chính phủ.
Hơn 1,3 triệu người chết vì nCoV, châu Âu và Mỹ lên kế hoạch tiêm chủng
Châu Âu và Mỹ bắt đầu lên kế hoạch tiêm chủng sau đột phá về vaccine Covid-19, khi toàn cầu đã ghi nhận hơn 1,3 triệu người chết vì nCoV.
Video đang HOT
Thế giới ghi nhận thêm 11.258 ca tử vong do Covid-19 hôm 17/11, nâng số người chết vì đại dịch lên 1.342.603. Tổng số ca nhiễm hiện là 55.913.112, tăng 610.560 ca, trong khi 38.922.486 người đã bình phục.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 11.679.463 ca nhiễm và 254.075 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 141.013 và 1.396 trường hợp.
Tình trạng virus lây lan tại nước này không có dấu hiệu suy giảm khi một triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng chưa đầy một tuần, buộc nhiều bang phải áp dụng các biện pháp kiểm soát mới, trong khi giới chuyên gia cảnh báo các gia đình tránh tụ tập đông người trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.
Công tác phòng chống dịch tại Mỹ càng thêm khó khăn khi Tổng thống Donald Trump vẫn chưa công nhận Joe Biden là tổng thống đắc cử và từ chối tiến hành các thủ tục chuyển giao quyền lực. Vì vậy, Biden cùng đội ngũ của ông không thể phối hợp với quan chức chính phủ trong các vấn đề quan trọng, bao gồm chống đại dịch và kế hoạch phân phối vaccine Covid-19.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một cơ sở lưu động ở Marseille, Pháp, hôm 12/11. Ảnh: AFP .
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 38.532 ca nhiễm và 472 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.912.704 và 131.031.
Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại New Delhi, nơi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Chính quyền thủ đô đã lên kế hoạch khôi phục một số biện pháp hạn chế nếu cần thiết, như đóng cửa các khu chợ. Ấn Độ hy vọng 5 loại vaccine được thử nghiệm tại nước này sẽ giúp họ kiểm soát đại dịch thành công.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 632 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 166.699. Số người nhiễm nCoV tăng 35.018 ca trong 24 giờ qua, lên 5.911.758.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc điều trị thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Pháp báo cáo 2.036.755 ca nhiễm và 46.273 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 14.524 ca nhiễm và 625 ca tử vong. Bất chấp lệnh phong tỏa mới trên phạm vi toàn quốc áp dụng từ ngày 30/10 giúp số ca nhiễm nCoV mới giảm mạnh, Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, vẫn trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt mốc 2 triệu ca nhiễm nCoV.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hôm qua cho biết nước này đang lấy lại đà kiểm soát nCoV, nhưng chưa sẵn sàng nới lỏng các biện pháp hạn chế. Mặc dù số ca nhiễm hàng ngày đã thấp hơn, số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 lại lên mức cao kỷ lục.
Chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron đặt mục tiêu kết thúc lệnh phong tỏa vào ngày 1/12, nhưng có thể kéo dài thêm nếu tình hình không cải thiện đủ nhanh.
Nga, vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, ghi nhận thêm 22.410 ca nhiễm nCoV và kỷ lục 442 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.971.013 và 33.931.
Giới chức Nga cho biết các biến chủng nCoV đang xuất hiện ở vùng Siberia của nước này, đồng thời cảnh báo chúng có thể khiến dịch bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, Rinat Maksyutov, tổng giám đốc Viện virus học Vector của Nga, nhấn mạnh các biến chủng không thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19.
Anh báo cáo thêm 20.051 ca nhiễm và 598 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.410.732 và 52.745. Anh đang là một trong những vùng dịch lớn nhất châu Âu cũng như thế giới, khiến chính phủ tái áp đặt phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, đánh dấu một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang tự cách ly sau khi tiếp xúc một người được xác nhận dương tính nCoV. Kết quả xét nghiệm hôm qua cho thấy ông âm tính với virus, nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục cách ly, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách.
Đức ghi nhận 16.206 ca nhiễm mới và 357 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 833.732 và 13.248. Mặc dù đồ thị số liệu Covid-19 đang bằng phẳng hơn, giới chức đánh giá các số liệu hàng ngày vẫn quá cao.
Từ ngày 2/11 đến 30/11, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch". Trường học và các cửa hàng vẫn được mở cửa, nhưng tất cả nhà hàng, quán bar, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết nước này có thể kéo dài các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 trong 4-5 tháng nữa. Trong khi đó, Thủ tướng Angela Merkel thúc đẩy những biện pháp phòng dịch chặt chẽ hơn, như đeo khẩu trang tại tất cả trường học và trong những lớp học quy mô nhỏ hơn.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 754.256 ca nhiễm và 20.432 ca tử vong, tăng lần lượt 1.987 và 118 ca.
Nam Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 42.461 người chết, tăng 482, trong tổng số 788.473 ca nhiễm, tăng 13.352. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Ngay cả giới chức Iran cũng thừa nhận số liệu chính thức dường như thấp hơn so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở nước này. Họ đang xem xét áp dụng các biện pháp chống virus mới trên phạm vi toàn quốc từ ngày 21/11.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 474.455 ca nhiễm, tăng 3.807 so với hôm trước, trong đó người chết là 15.393, tăng 97 ca.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuần trước cho biết nước này dự định bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng sau, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước quốc hội hôm qua, lãnh đạo cơ quan phụ trách thực phẩm và dược phẩm Indonesia cảnh báo họ không thể cấp phép kịp cho hoạt động này đúng thời hạn tháng 12, do dữ liệu lúc đó được cho là vẫn chưa hoàn thành.
Philippines báo cáo 410.718 ca nhiễm và 7.862 ca tử vong, tăng lần lượt 1.148 và 23 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Mặc dù các con số có xu hướng giảm trong vài tuần gần đây, Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario hôm 16/11 cảnh báo không được chủ quan. Công tác chống Covid-19 tại Philippines còn gặp nhiều khó khăn do bão lớn liên tiếp đổ bộ, khiến người dân phải đi sơ tán tại các địa điểm đông người và thiếu biện pháp phòng dịch an toàn.
Toàn cầu đang tràn đầy hy vọng đánh bại Covid-19 sau khi hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna thông báo vaccine tiềm năng của họ đạt hiệu quả gần 95%. Trước đó, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech, công ty công nghệ sinh học Đức, cũng công bố vaccine Covid-19 của họ đạt hiệu quả phòng ngừa trên 90%.
Moderna dự kiến có khoảng 20 triệu liều vaccine sẵn sàng phân phối tại Mỹ vào cuối năm, trong khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể phê duyệt cả hai loại vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech vào đầu tháng tới. Moncef Slaoui, người đứng đầu Chiến dịch Thần tốc nhằm phát triển vaccine Covid-19 của chính phủ Mỹ, cho biết từ tháng 1 năm sau, 25 triệu người sẽ được tiêm chủng mỗi tháng.
Pháp cũng tuyên bố họ đang bắt đầu xây dựng chương trình tiêm chủng để tháng 1 năm sau có thể khởi động. Tuy nhiên, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, lưu ý cần chú trọng việc thuyết phục người dân đi tiêm phòng, đặc biệt tại Mỹ, nơi phong trào bài vaccine đang gia tăng.
Sáng kiến Kinh tế Xanh IORA thúc đẩy tăng trưởng bền vững Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại phiên thảo luận thứ 8 với chủ đề "Phát triển Hàng hải bền vững: Sức mạnh tương lai của đại dương" trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, chuyên gia Ang Chin Hup - chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hàng...