Ấn Độ cảnh báo bệnh nấm hiếm gặp làm bệnh nhân COVID-19 tử vong
Các bác sĩ tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, thủ đô New Delhi của Ấn Độ cho biết ít nhất 10 bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 đã nhiễm một loại nấm nghiêm trọng, 5 người sau đó đã tử vong.
Ấn Độ cảnh báo bệnh nấm hiếm gặp khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong sau khi hồi phục. Ảnh: Reuters
Theo kênh RT (Nga), các bác sĩ cảnh báo bệnh nấm Mucormycosis, thường có khả năng lây lan từ 15 đến 30 ngày, đã xuất hiện ở những bệnh nhân từng mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 đến 3 ngày.
Bệnh nấm này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí Mucormycosis có thể lây lan trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh nhân nhiễm nấm Mucormycosis có thể phải cắt bỏ mũi, xương hàm và cũng có thể mất thị lực vĩnh viễn. Tỉ lệ tử vong đối với những bệnh nhân bị nấm lan lên não là khoảng 50%.
Trong hai tuần qua, các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Ganga Ram đã phải phẫu thuật cho 10 bệnh nhân để loại bỏ các mô nhiễm trùng. Một nửa số bệnh nhân nhiễm nấm mất thị lực, trong khi 5 người trong số họ đã tử vong.
Tiến sĩ Manish Munjal, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng cấp cao tại bệnh viện Ganga Ram, giải thích với hãng tin ANI của Ấn Độ rằng nấm Mucormycosis sẽ lây lan cho những bệnh nhân từng mắc COVID-19, những người có hệ miễn dịch đã suy yếu rất nhiều.
Loại nấm này dường như xâm nhập vào cơ thể vật chủ bằng cách lợi dụng các phản ứng Cytokine của hệ miễn dịch, được kích hoạt bởi liều lượng lớn steroid thường dùng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Video đang HOT
“Nó cho phép Mucormycosis di chuyển qua gốc mũi đến mắt và não. Nếu không bị phát hiện, nó có thể dẫn đến hơn 50% trường hợp tử vong trong số các trường hợp nhiễm nấm”, ông Munjal nói với hãng ANI.
Theo Tiến sĩ Atul Patel, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Ấn Độ, trong ba tháng qua, đã có 19 trường hợp nhiễm nấm Mucormycosis trong số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục. Con số này đã tăng đáng kể.
“Con số này cao gấp 4,5 lần so với những tác động được báo cáo trước đại dịch. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và các bệnh viện nên thật cẩn trọng”, ông Patel nói.
Điều quan trọng là bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nấm cần được phát hiện sớm, ở giai đoạn có thể can thiệp phòng ngừa lâm sàng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các triệu chứng của bệnh nhiễm nấm Mucormycosis có thể bao gồm sưng một bên mặt, đau đầu, sốt, nghẹt mũi và xuất hiện ngày càng nhiều các đốm đen trên mũi hoặc bên trong miệng,
Mới 'ráo mực' với Đức, Bhutan thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, hàm ý tới Trung Quốc?
Bhutan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào ngày 12/12, chưa đầy hai tuần sau khi trao đổi công hàm về thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức.
Đại sứ Bhutan tại Ấn Độ Vetsop Namgyel và Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka trao đổi công hàm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ngày 12/12 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Times of Israel)
Đại sứ Bhutan tại Ấn Độ Vetsop Namgyel và Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka đã trao đổi công hàm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong buổi lễ được tổ chức tại Đại sứ quán Israel ở New Delhi.
Tuyên bố chung của hai nước nêu rõ: "Việc thiết lập quan hệ ngoại giao không chỉ dựa trên mối quan hệ gần gũi vốn có mà còn mở ra con đường hợp tác lớn hơn và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước cũng như giao lưu nhân dân".
Đại sứ Vetsop Namgyel và Đại sứ Ron Malka "ghi nhận những cam kết ngày càng tăng giữa Bhutan và Israel và hoan nghênh việc thiết lập quan hệ ngoại giao" giữa hai nước.
"Ngoài hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế, công nghệ và nông nghiệp, hai Đại sứ nhấn mạnh rằng quan hệ giữa người dân hai nước thông qua giao lưu văn hóa và du lịch cũng sẽ được tăng cường hơn nữa", theo tuyên bố chung.
Sau buổi lễ, Ngoại trưởng Bhutan Tandi Dorji và người đồng cấp Israel Gabi Ashkenazi đã gửi thông điệp chúc mừng lẫn nhau.
Israel và Bhutan phát triển tình hữu nghị và hợp tác, ngay cả khi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Israel đã hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Bhutan kể từ năm 1982, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nông nghiệp đã mang lại lợi ích cho hàng trăm thanh niên Bhutan.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở đường cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quản lý nước, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học nông nghiệp...
Tuyên bố chung không cho biết liệu hai nước có mở đại sứ quán tại thủ đô của nhau hay không. Hiện Bhutan mới chỉ có 3 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là Ấn Độ, Bangladesh và Kuwait.
Ấn Độ chưa đưa ra phản ứng chính thức về sự phát triển mới trong quan hệ Bhutan-Israel. Trước đó, New Delhi hoan nghênh việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Đức và Bhutan vào ngày 25/11 vừa qua.
Đáng chú ý là hoạt động mở rộng đối ngoại của Bhutan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền mới đối với các phần lãnh thổ của Bhutan gần bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Như vậy, Bhutan hiện có quan hệ ngoại giao với 54 quốc gia và Liên minh châu Âu. Đáng chú ý là quốc gia nhỏ bé trên dãy Himalaya đến nay vẫn chưa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bhutan cũng là nước láng giềng duy nhất mà Bắc Kinh chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo Asia Times , việc thiết lập quan hệ ngoại giao Thimphu-Bắc Kinh không thể thực hiện nếu không có "sự chấp thuận ngầm" của New Delhi, quốc gia vẫn có ảnh hưởng đáng kể đối với vương quốc 800.000 dân.
Nông dân Ấn Độ đổ về thủ đô phản đối chính sách nông nghiệp mới Hàng chục ngàn nông dân đã lái máy kéo, đầu kéo từ khắp nơi đổ về thủ đô New Delhi để phản đối các chính sách nông nghiệp mới của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi. Xe đầu kéo và xe tải do người biểu tình kéo đến tập trung trên đoạn xa lộ gần thủ đô New Delhi ngày 29-11 - Ảnh:...