Ấn Độ cấm xuất khẩu vaccine COVID-19
Hôm 3/1, người đứng đầu viện Huyết thanh của Ấn Độ cho biết nước này sẽ cấm xuất khẩu vaccine COVID-19 của đại học Oxford- AstraZeneca trong vài tháng.
Trước tình trạng các quốc gia giàu có dự trữ hầu hết các loại vaccine COVID-19 được sản xuất trong năm nay, nguồn cung cấp vaccine chủ yếu cho các nước đang phát triển sẽ là viện Huyết thanh Ấn Độ. Tuy nhiên, việc nước này cấm xuất khẩu vaccine có thể khiến các quốc gia nghèo hơn phải chờ hàng tháng để bắt đầu tiêm chủng.
Ông Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành viện Huyết thanh Ấn Độ, cho biết vaccine do viện phát triển đã được cấp phép để đưa vào sử dụng hôm 3/1. Nhưng để đảm bảo rằng các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở Ấn Độ được ưu tiên tiêm chủng, loại vaccine này không được phép xuất khẩu và bị cấm buôn bán trên thị trường tư nhân.
Để đảm bảo rằng các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở Ấn Độ được ưu tiên tiêm chủng, nước này sẽ cấm xuất khẩu vaccine COVID-19 trong vài tháng. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
” Hiện giờ chúng tôi chỉ có thể cung cấp (vaccine) cho chính phủ Ấn Độ “, ông Poonawalla nói.
Do đó, việc viện Huyết thanh xuất khẩu vắc xin vaccine cho Sáng kiến COVAX, nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 của mọi quốc gia, cũng bị trì hoãn.
Ông Poonawalla cho biết viện Huyết thanh đang trong quá trình ký một hợp đồng lớn với COVAX để xuất khẩu 300 – 400 triệu liều vaccine, thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong những tuần tới. Dự định, 200 – 300 triệu liều thuốc sẽ được cung cấp cho COVAX vào tháng 12/2021.
100 triệu liều vaccine COVID-19 đầu tiên của Ấn Độ đang được bán cho chính phủ nước này với “giá đặc biệt” là 200 rupee (2,74 USD) mỗi liều, sau đó giá sẽ cao hơn. Vaccine sẽ được bán trên thị trường tư nhân với giá 1.000 rupee (13,68 USD) mỗi liều.
Giám đốc Poonawalla thừa nhận viện Huyết thanh sẽ phải cân đối việc phân phối vaccine giữa Ấn Độ và COVAX.
Ông nói thêm rằng ngay cả khi kế hoạch của tất cả các nhà sản xuất vaccine trên thế giới thành công, vaccine COVID-19 vẫn có thể thiếu hụt trên toàn cầu trong năm tới.
Ấn Độ có thể cấm thuê tàu dầu Trung Quốc
Ấn Độ cấm các công ty dầu quốc doanh thuê tàu Trung Quốc để vận chuyển dầu mỏ khi quan hệ hai nước căng thẳng, các nguồn tin cho biết.
Nguồn tin am hiểu vấn đề hôm qua cho hay các tàu mang cờ và thuộc sở hữu của Trung Quốc đã bị cấm tham gia đấu thầu những hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển dầu thô tới Ấn Độ, hoặc xuất khẩu các sản phẩm như dầu diesel ra khỏi nước này.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi Ấn Độ tháng trước bổ sung quy định giao dịch với các quốc gia chung biên giới, ám chỉ Trung Quốc và Pakistan, nhưng không nêu đích danh, các nguồn tin nói thêm.
Một tàu chở dầu tại cảng ở Khải Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hồi tháng 8/2013. Ảnh: Reuters.
Quyết định của Ấn Độ cấm các công ty thuê tàu chở dầu Trung Quốc được đánh giá là không tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại của nước này. Hai giám đốc điều hành giấu tên hoạt động trong ngành dầu khí Ấn Độ cho biết hầu hết tàu chở dầu nước ngoài họ dùng hoặc thuê đều mang cờ Liberia, Panama và Mauritius. Việc sử dụng các tàu Trung Quốc bị hạn chế, chủ yếu để vận chuyển khí hóa lỏng.
Tuy nhiên, động thái này được cho là sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa hai trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á, sau vụ đụng độ nghiêm trọng ở khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya hồi tháng 6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc không công bố thương vong trong vụ ẩu đả.
Vụ ẩu đả giữa binh sĩ Ấn - Trung tại biên giới đã làm dấy lên làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cũng đã cấm hàng chục ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok. Tuy nhiên, New Delhi được cho là vẫn lo ngại về hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế nếu hành động quá quyết liệt với Bắc Kinh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay.
Hậu xung đột biên giới, Ấn Độ tính lập liên minh đối phó Trung Quốc Đứng trước một Trung Quốc ngày càng được vũ trang tốt hơn, Ấn Độ đang tính đến việc mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ và đồng minh của Washington. Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tiến trình rút quân một cách thận trọng tại một số địa điểm ở phía đông Ladakh, sau vụ đụng độ dữ dội tại...