Ấn Độ bắt giữ tàu chống cướp biển của Mỹ
Con tàu chống cướp biển của Mỹ đã bị cảnh sát biển Ấn Độ bắt giữ cùng nhiều vũ khí đạn dược khi xâm nhập trái phép vào lãnh thổ nước này.
Ngày 18/10, cảnh sát thành phố cảng Tamil Nadu của Ấn Độ đã bắt giữ toàn bộ thủy thủ trên một con tàu của Mỹ vì đã xâm nhập trái phép lãnh hải Ấn Độ cùng một lượng lớn vũ khí và đạn dược trên tàu.
Cảnh sát biển Ấn Độ đã kéo tàu Seaman Guard Ohio về canh giữ tại một bến cảng ở thành phố này, đồng thời bắt giam 8 thuyền viên và 25 nhân viên bảo vệ trên tàu sau khi họ không xuất trình được các giấy phép sử dụng vũ khí.
Tàu Seaman Guard Ohio bị giữ tại cảng Ấn Độ
Công ty bảo vệ AdvanFort ở bang Virginia, Mỹ là chủ sở hữu con tàu này, và họ cho biết toàn bộ vũ khí đạn dược trên tàu đều đã được cấp phép và là những công cụ cần thiết để nhân viên của họ thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển trên Ấn Độ Dương.
Ông William Watson, chủ tịch công ty AdvanFort cho biết: “Toàn bộ vũ khí trên tàu đều là hợp pháp, được sử dụng để bảo vệ các con tàu qua lại trên những vùng biển có nguy cơ cướp biển cao.”
Video đang HOT
Thuyền trưởng của chiếc tàu này khai với các điều tra viên rằng họ chuyên thực hiện nhiệm vụ hộ tống các tàu buôn qua lại những vùng biển thường xuyên bị cướp biển hoành hoành ở Ấn Độ Dương. AdvanFort cho biết con tàu này được sử dụng làm căn cứ cho các nhân viên bảo vệ hộ tống tàu buôn.
AdvanFort cũng cho biết các nhân viên hộ tống này được cấp đồng phục, thiết bị bảo vệ và súng đạn để chống lại bọn cướp biển. Cảnh sát Ấn Độ đã thu giữ 35 khẩu súng tự động và gần 5.700 viên đạn trên chiếc tàu này.
Cảnh sát Ấn Độ dẫn giải các nhân viên bảo vệ lên bờ
Công ty AdvanFort cho biết chiếc tàu này bị bắt khi đi vào một bến cảng Ấn Độ để tiếp nhiên liệu khi gặp thời tiết xấu trên biển. Cảnh sát Ấn Độ nói rằng các thủy thủ và nhân viên bảo vệ trên tàu đều hợp tác với các điều tra viên, và họ đã chia sẻ thông tin với đại sứ quán Mỹ tại New Delhi.
Vùng biển từ phía đông châu Phi tới Ấn Độ đang là địa bàn hoạt động của các nhóm cướp biển từ Somalia khiến những con tàu vận tải đi qua vùng biển này thường xuyên lo sợ. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý và Anh đã cử tàu chiến tới khu vực này để chống cướp biển. Tuy nhiên, các công ty an ninh tư nhân đang ngày càng được ưa chuộng và tỏ ra hiệu quả hơn trên mặt trận chống cướp biển.
Ấn Độ luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực đa quốc gia để ngăn chặn nạn cướp biển, tuy nhiên họ cũng đang ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với các hành động xâm nhập lãnh hải trái phép.
Theo Fox News
Taliban tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Afghanistan
Quân nổi dậy Taliban đã tấn công lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Herat, miền tây Afghanistan, ngay trước bình minh ngày thứ sáu 13/9, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương
Theo hãng tin BBC dẫn nguồn tin của Taliban, một kẻ đánh bom liều chết đã cho kích hoạt khối thuốc nổ bên ngoài tòa nhà lãnh sự vào trước bình minh. Sau đó, các tay súng khác đã xả đạn vào tòa lãnh sự. Nhiều cảnh sát Afghanistan được cho là đã bị thiệt mạng và bị thương trong vụ đấu súng.
Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công trước khi binh lính tham chiến nước ngoài rút khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Một phát ngôn viên của quân đội Afghanistan cho biết, vụ nổ ban đầu đã gây hư hại hàng rào bên ngoài của tòa lãnh sự, cho phép những kẻ tấn công đột nhập vào vòng trong và bắn vào tòa lãnh sự. Quả bom đã được cài đặt trên một chiếc xe.
Các phóng viên tại hiện trường cho biết, cuộc đọ súng kéo dài khá lâu. Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do NATO dẫn đầu (ISAF) cho biết trên trang Twitter vào 4h GMT sáng nay rằng lãnh sự quán đã được bảo toàn, với "tất cả lực lượng thù địch đã bị tiêu diệt".
Theo BBC, 2 cảnh sát Afghanistan và một nhân viên bảo vệ tòa lãnh sự đã thiệt mạng trong vụ đấu súng. 17 dân thường, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, bị thương.
"Tất cả nhân viên lãnh sự đều an toàn", một phát ngôn viên sứ quán Mỹ cho biết với hãng thông tấn AP.
Peter Bezaorowajnyj, làm việc tại Afghanistan, cho biết với hãng thông tấnBBC rằng, ông nhìn thấy khói bốc lên từ vụ nổ. Vụ nổ "rung chuyển tòa nhà tôi đang đứng", ông cho hay.
Herat, thành phố nằm gần biên giới Iran, khá bình yên trong những năm gần đây.
Vụ tấn công xảy ra khi nước Mỹ kỷ niệm vụ tấn công khủng bố 11/9 vào năm 2001. Đây là bằng chứng cho thấy phiến quân vẫn hoành hành, 12 năm sau vụ khủng bố trên đất Mỹ.
Vào đầu tháng này Taliban cũng tấn công căn cứ Mỹ Torkham ở miền đông Afghanistan, và có một cuộc đọ súng kéo dài với lực lượng Mỹ. 3 chiến binh đã bị tiêu diệt trong vụ việc.
Phan Anh
Theo BBC
150 người bị bắt cóc ở Bộ Tài chính Iraq Bộ trưởng Tài chính Iraq Rafa al-Essawi. (Ảnh: NY Times) Bộ trưởng Tài chính Iraq Rafei al-Essawi cho biết "một lực lượng phiến quân" đã tập kích nhà riêng của ông cùng trụ sở của Bộ Tài chính ở Baghdad và bắt đi 150 người. Bộ trưởng al-Essawi khẳng định Thủ tướng Nuri al-Maliki phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của...