Ấn Độ bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V cho người dân
Ngày 14/5, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Ấn Độ đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga cho người dân.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo RDIF, việc tiêm vaccine Sputnik V bắt đầu được triển khai tại thành phố Hyderabad, đánh dấu đây là loại “vaccine đầu tiên do nước ngoài sản xuất được sử dụng tại Ấn Độ”.
Lô vaccine đầu tiên của Sputnik V đã được đưa tới Ấn Độ vào ngày 1/5 vừa qua và dự kiến lô thứ hai sẽ được chuyển giao cho quốc gia Nam Á này trong những ngày tới.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev cho biết quỹ này sẵn sàng hỗ trợ các đối tác của Ấn Độ sớm triển khai tiêm phòng vaccine Sputnik V trên diện rộng.
Một số nhà sản xuất thuốc hàng đầu có trụ sở tại Ấn Độ, trong đó có Virchow Biotech và Hetero Biopharma, đã thỏa thuận sản xuất Sputnik V tại nước này nhằm sản xuất hơn 850 triệu liều mỗi năm. Theo RDIF, vaccine Sputnik V đã được đăng ký tại 65 quốc gia.
Video đang HOT
Ngày 12/5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận vaccine Sputnik V của Nga an toàn và đạt hiệu quả trong phòng ngừa bệnh COVID-19.
Tổng Thư ký Guterres đã nhấn mạnh vai trò “then chốt” của vaccine Sputnik V trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu. Ông cũng cho biết nhiều nhân viên LHQ đã được tiêm vaccine này.
Các chuyên gia kỹ thuật của WHO và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đang tiến hành vòng đánh giá tiếp theo về vaccine Sputnik V của Nga, từ ngày 10/5 đến tuần đầu của tháng 6. Trước đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vaccine Sputnik V vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp.
Tháng trước, nhà khoa học Nga Denis Logunov – người được xem là nhà phát triển hàng đầu vaccine Sputnik V, cho biết trong bản đánh giá dựa trên dữ liệu của 3,8 triệu người, loại vaccine này đạt hiệu quả tới 97,6% trong việc ngăn chặn COVID-19. Tỷ lệ trên cao hơn so với mức 91,6% đã được công bố trong báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 3 năm nay.
WHO và EU phối hợp đánh giá vaccine Sputnik V vào tháng 5
Các chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phối hợp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu vòng đánh giá tiếp theo đối với vaccine Sputnik V của Nga vào ngày 10/5 tới.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 22/4, WHO nêu rõ quá trình đánh giá sẽ kéo dài từ trung tuần tháng 5 tới tuần đầu của tháng 6. Một nhóm các chuyên gia của WHO và EMA đang đánh giá thực hành lâm sàng tốt (GCP) liên quan đến vaccine Sputnik V. GCP là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn cho việc thiết kế, tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát, kiểm tra, ghi chép, phân tích và báo cáo về thử nghiệm lâm sàng vaccine nhằm bảo đảm tính tin cậy, chính xác của dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ quyền, sự an toàn và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.
Về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vaccine Sputnik V, WHO cho biết tổ chức này vẫn đang tiếp nhận thông tin của nhà sản xuất.
Trước đó, Thứ trưởng Y tế Nga Sergei Vershinin đã có các cuộc thảo luận với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Geneva (Thụy Sĩ). Sau cuộc gặp, trên mạng xã hội Twitter, Tổng Giám đốc Ghebreyesus đã hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vaccine Sputnik V vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp.
Cùng ngày, người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết Nga đã chấp thuận trên nguyên tắc về đề nghị cung cấp vaccine Sputnik V cho quốc gia Đông Nam Á này. Chi tiết về số lượng vaccine, giá cả và thời gian giao hàng sẽ được quyết định trong các cuộc thảo luận tiếp theo giữa công ty nhập khẩu vaccine và Bộ Y tế Thái Lan.
Tại Ấn Độ, công ty phân phối Dr. Reddys Laboratories cho biết nước này sẽ nhận được vaccine Sputnik V vào cuối tháng 5, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu và điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ tiêm phòng của nước này.
Dự kiến vaccine Sputnik V sẽ được sản xuất tại Ấn Độ trong vài tháng tới. Nước này đã đặt mục tiêu có vaccine sản xuất trong nước từ quý II.
Theo báo cáo ngày 22/4 của Bộ Y tế Ấn Độ, nước này đã ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong một ngày đều tăng cao nhất từ khi đại dịch bùng phát. Trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận 314.835 ca nhiễm và 2.104 ca tử vong. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ có tổng cộng 15.930.965 ca nhiễm và 184.657 ca tử vong do COVID-19.
Tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Choi Ki-young cho biết nước này có thể phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay.
Phát biểu tại một phiên họp quốc hội, Bộ trưởng Choi Ki-young đánh giá khả năng phát triển một loại vaccine nội địa ngừa COVID-19 trong năm nay vẫn còn rất cao. Ông nêu rõ các công ty dược Hàn Quốc đang phát triển một số loại vaccine ngừa COVID-19 và giai đoạn thử nghiệm thứ ba của một loại vaccine nội địa có thể diễn ra vào cuối năm nay. Sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm tới.
Đầu năm nay, Bộ trưởng Choi Ki-young từng nhấn mạnh Hàn Quốc cần công nghệ vaccine nội địa để nhanh chóng đối phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vaccine nước ngoài nhập khẩu.
Hàn Quốc đã bảo đảm có đủ vaccine của các hãng nước ngoài để tiêm cho 79 triệu người trong khi dân số nước này là khoảng 52 triệu người. Tính đến ngày 21/4, có gần 2 triệu người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nước này đang gặp khó khăn về nguồn cung do mới chỉ chốt được lịch giao vaccine AstraZeneca và Pfizer/BioNTech.
Vaccine Sputnik V ngăn chặn bệnh hiệu quả 97,6% Nhà khoa học Nga Denis Logunov, người được xem là nhà phát triển hàng đầu vaccine Sputnik V, mới đây cho biết trong bản đánh giá thực dựa trên dữ liệu của 3,8 triệu người, loại vaccine này đạt hiệu quả 97,6% trong việc ngăn chặn COVID-19. Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Tỷ lệ trên cao hơn so với...