Ấn Độ, Bangladesh lo ngại tác động từ dự án siêu đậ.p của Trung Quốc
Dự án đậ.p thủy điện của Trung Quốc ở Tây Tạng lớn gấp 3 lần đậ.p Tam Hiệp đang khiến các nước láng giềng như Ấn Độ, Bangladesh lo ngại.
Đậ.p Tam Hiệp của Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Reuters ngày 26/12 đưa tin, Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng đậ.p thủy điện lớn nhất thế giới, một dự án đầy tham vọng ở rìa phía Đông của cao nguyên Tây Tạng.
Theo ước tính của Tổng công ty xây dựng điện lực Trung Quốc, đậ.p này sẽ nằm ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo, có thể sản xuất 300 tỷ kWh điện mỗi năm. Con số này gấp hơn 3 lần công suất thiết kế 88,2 tỷ kWh của đậ.p Tam Hiệp, hiện là đậ.p lớn nhất thế giới, ở miền Trung Trung Quốc.
Kinh phí xây dựng đậ.p, bao gồm cả chi phí kỹ thuật, cũng dự kiến vượt qua đậ.p Tam Hiệp có chi phí 254,2 tỷ nhân dân tệ (gần 35 tỷ USD). Chi phí này bao gồm việc tái định cư 1,4 triệu người dân phải di dời và cao gấp 4 lần ước tính ban đầu là 57 tỷ nhân dân tệ.
Video đang HOT
Một đoạn của sông Yarlung Zangbo có độ dốc lớn tới 2.000m trong phạm vi ngắn 50km, mang lại tiềm năng thủy điện lớn.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Bangladesh đã nêu lên mối lo ngại về con đậ.p vì dự án có khả năng làm thay đổi không chỉ hệ sinh thái địa phương mà còn cả dòng chảy ở hạ lưu.
Sông Yarlung Tsangpo chảy qua cao nguyên Tây Tạng. Sau khi qua khu tự trị Tây Tạng, Yarlung Tsangpo nhập vào sông Brahmaputra, chảy về phía Nam vào các bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ và cuối cùng vào Bangladesh.
Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất thủy điện trên thượng nguồn sông Yarlung Zangbo, chảy từ phía Tây sang phía Đông Tây Tạng. Họ đang lên kế hoạch cho nhiều dự án ở thượng nguồn.
Theo giới chức Trung Quốc, các dự án thủy điện ở Tây Tạng, nơi nắm giữ hơn 1/3 tiềm năng thủy điện của Trung Quốc, sẽ không có tác động lớn đến môi trường hoặc nguồn cung cấp nước hạ lưu.
Hãng thông tấn Xinhua đưa tin, dự án có nhiệm vụ giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu về trung hòa carbon, thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan như kỹ thuật, đồng thời tạo việc làm tại Tây Tạng.
Ấn Độ dừng hoạt động đường hàng không, đường sắt với Bangladesh
New Delhi lo ngại bạo lực có thể lan rộng khiến chính phủ ở nước láng giềng bị lật đổ.
Đụng độ xảy ra giữa hàng chục nghìn người biểu tình và những người ủng hộ Chính phủ Bangladesh ngày 4/8/2024 làm ít nhất 91 người thiệ.t mạn.g và hàng trăm người bị thương. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, Ấn Độ đang chuẩn bị đối phó với hậu quả có thể xảy ra từ Bangladesh - quốc gia hiện đang chứng kiến cuộc biểu tình rầm rộ lan nhanh thành bạo loạn và buộc Thủ tướng phải từ chức, chạy khỏi đất nước.
Trong một thông báo ngày 6/8, Đường sắt Ấn Độ cho biết họ đang tạm dừng hoạt động đi lại xuyên biên giới với nước láng giềng phía Đông. Quyết định này ảnh hưởng đến Maitree Express và Bandhan Express, hai dịch vụ đường sắt chính kết nối hai quốc gia.
Trong khi đó, các hãng hàng không Ấn Độ, bao gồm hãng hàng không Air India và hãng hàng không giá rẻ IndiGo, đã hủy các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Dhaka của Bangladesh.
Cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì cuộc họp Ủy ban Nội các An ninh (CCS) - bộ phận đã thông báo cho ông về tình hình đang diễn ra ở Bangladesh.
Tham gia cuộc họp có Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh, Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman, Thư ký Nội các Rajiv Gauba, Thư ký chính của Thủ tướng PK Mishra, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ravi Sinha và Giám đốc Cục Tình báo Tapan Deka.
Lực lượng An ninh Biên giới đã được tăng cường hiện diện ở phía Ấn Độ trải dài biên giới 4.000 km với Bangladesh. Lãnh đạo tạm quyền của Lực lượng An ninh Biên giới, Tướng Daljit Singh Chaudhary và nhân sự cấp cao của ông đã di chuyển tới Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal - bang tiếp giáp hơn một nửa chiều dài biên giới Ấn Độ-Bangladesh. Cơ quan này cho biết họ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt phản ứng nhanh của Ấn Độ trước nguy cơ khủng hoảng xảy ra tại Bangladesh.
Cảnh sát ở New Delhi đã chuẩn bị cho những sự cố có thể xảy ra xung quanh Cao ủy Bangladesh, đại sứ quán nước này ở Ấn Độ. Có lo ngại cho rằng tòa nhà nằm ở khu ngoại giao Chanakyapuri có thể trở thành mục tiêu sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina tới Ấn Độ trong ngày 5/8.
Trong tuyên bố ngày 5/8, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khuyến cáo công dân không nên đến Bangladesh cho đến khi có thông báo mới. Cảnh báo cho biết những công dân Ấn Độ đang ở Bangladesh nên hết sức thận trọng, hạn chế di chuyển và giữ liên lạc với các nhà ngoại giao Ấn Độ.
Tình trạng hỗn loạn đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp Ấn Độ. Cụ thể, Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ (LIC), công ty bảo hiểm lớn nhất Ấn Độ, cho biết các văn phòng của họ ở Bangladesh sẽ đóng cửa ít nhất cho đến ngày 7/8.
Các cuộc đụng độ vào ngày 4/7 là một trong những cuộc đụng độ nguy hiểm nhất kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra vào tháng trước, với hơn 90 người ước tính thiệ.t mạn.g dựa trên báo cáo của cảnh sát, quan chức và y tế. Làn sóng biểu tình dẫn tới bạo lực đã cướp đi sinh mạng của khoảng 300 người cho đến nay.
Ấn Độ được dự báo tiếp tục dẫn đầu thị trường gạo thế giới Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng, Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế. Công nhân vận chuyển gạo tại khu chợ ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN USDA cho rằng, Ấn Độ sẽ xuất khẩu...