Ấn Độ bác tin Việt Nam muốn có siêu tên lửa BrahMos
Lãnh đạo liên doanh BrahMos Aerospace đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc Việt Nam quan tâm mua tên lửa siêu thanh BrahMos.
Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng quốc tế Defexpo 2014, Tạp chí RIR đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai (liên doanh giữa Nga – Ấn hợp tác sản xuất tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos) về mẫu tên lửa nổi tiếng mà hãng này đang phát triển, sản xuất.
Đặc biệt, trong cuộc phỏng vấn này, khi phóng viên RIR đề cập tới việc “Việt Nam thể sự quan tâm đến việc mua tên lửa BrahMos”, ông này đã tuyên bố rằng: “Không hề có tin gì như vậy. Hiện nay, chúng tôi chưa có thêm ý định gì cả. Bạn có thể cho tôi biết tin tức mà bạn có là gì không?.
Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace Sivathanu Pillai.
PV: Có nghĩa là không hề có bất kỳ cuộc thảo luận nào với các khách hàng nước ngoài về tên lửa BrahMos thưa ông?
Ông Pillai: Chính phủ Ấn Độ không tham gia cuộc thảo luận với bất kỳ quốc gia nào về tên lửa BrahMos, kể cả Chính phủ Nga cũng vậy”.
Video đang HOT
Như vậy, vị lãnh đạo cấp cao của BrahMos Aerospace đã khẳng định chính thức rằng không hề có việc đàm phán cung cấp BrahMos giữa Việt – Ấn như tin đã đưa trước đó.
Tuy nhiên, ông Pillai cũng nói một thông tin đầy ẩn ý khi phóng viên RIR hỏi “Điều đó có nghĩa là, trong một hoặc hai năm tới, sẽ không có khách hàng nước ngoài nào mua tên lửa BrahMos thưa ông?”.
Ông Pillai trả lời rằng: “Không, không phải như vậy. Tôi chưa hề kết luận như bạn nói. Chúng tôi sẽ mang tới cho bạn một sự ngạc nhiên. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Bạn hãy nhớ rằng, chúng tôi sẽ cho bạn một sự ngạc nhiên, nhưng không phải ngay bây giờ”.
Tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ vượt âm thanh BrahMos.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.
Theo Kiến Thức
14 nước muốn mua tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ
Cho đến nay 14 quốc gia đã bày tỏ tâm đến việc mua tên lửa "BrahMos" do Nga-Ấn Độ sản xuất.
Ngày 30/7, Chủ tịch liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai, đã thông báo thông tin nói trên trước báo giới. Tuy nhiên, ông Pillai từ chối nêu đích danh các khách hàng tiềm năng.
Tàu khu trục Ấn Độ bắn thử tên lửa BrahMos. (Ảnh: brahmos.com)
Ông Sivathanu Pillai cho biết tổng trị giá các đơn hàng đặt mua nhiều phiên bản khác nhau của loại tên lửa siêu thanh BrahMos do liên doanh này phát triển đã đạt tới 250 tỷ rupi (4,2 tỷ USD).
Tại hội nghị về quan hệ đối tác quốc doanh-tư nhân trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ, ông Pillai cho biết các đơn hàng đặt mua tên lửa mà liên doanh này nhận được là từ hải quân, không quân và lục quân Ấn Độ.
Theo ông Pillai, tới năm 2015, dự kiến tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ lên tới 450 tỷ rupi (7,5 tỷ USD).
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu chiến, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.
Nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 290km, đạt vận tốc 2,5-2,8 Mach, tức là nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.
Loại tên lửa này được đưa vào phiên chế của lục quân và hải quân Ấn Độ.
Theo VTC
Giám đốc Tata Motor của Ấn Độ tự tử tại Thái Lan Cảnh sát Thái Lan hôm 27/1 cho biết họ nghi ngờ việc một doanh nhân người Anh rơi từ tầng 22 tại một khách sạn hạng sang ở thủ đô Bangkok là do tự tử. Nạn nhân được xác định là ông Karl Slym, Giám đốc điều hành của Tata Motor, gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất xe hơi Ấn Độ....