Ấn Độ: 40 ngày một mình đào giếng cho vợ ở nơi khô cằn
Bất chấp bị cho là điên, anh Tajne quyết tâm tìm bằng nước nguồn nước ở nơi không ai tin là có nước, để vợ con đỡ khổ nhục.
Những người phụ nữ lấy nước ở một cái giếng sắp cạn khô ở Ấn Độ
Trong tình hạn hán nghiêm trọng, nguồn nước khan hiếm, người dân thuộc những tầng lớp thấp của Ấn Độ đang phải chật vật kiếm tìm nguồn nước.
Do bị khinh miệt và không được phép lấy nước ở một cái giếng gần nhà, anh Tajne đã quyết tâm đào một cái giếng một mình. Đây là công việc cần sự hỗ trợ của 4-5 người.
Tajne là một công nhân nghèo ở làng Kalambeshwar, quận Washim, Ấn Độ thuộc tầng lớp Dalit, giai cấp xã hội bị coi thường nhất tại vùng nông thôn Ấn Độ. Anh đã “tức nước vỡ bờ” vì vợ mình bị sỉ nhục khi đi xin nước. Mặc dù anh chưa bao giờ đào giếng, nhưng anh vẫn quyết tâm dành 6 tiếng mỗi ngày trong 40 ngày liên tiếp cho đến khi tìm được nguồn nước. Không một ai, kể cả gia đình giúp đỡ anh. Mọi người đều nghĩ anh bị điên.
Video đang HOT
Anh Tajne quyết tâm đào giếng một mình trong suốt 40 ngày
Dân làng không tin anh có thể tìm thấy nước ở một nơi có địa hình núi đá, đặc biệt là khi 3 giếng gần đó đã cạn khô. Họ chế nhạo Tajne nhưng anh vẫn tuyệt đối tập trung vào nhiệm vụ của mình không hề nao núng.
“Tôi làm vậy vì thấy những người ở giai cấp khác sỉ nhực chúng tôi vì chúng tôi nghèo và chúng tôi thuộc tầng lớp Dalit. Tôi vẫn nhớ vào tháng 3, tôi đã trở về nhà và suýt khóc. Tôi quyết định sẽ không bao giờ đi xin nước từ người khác nữa. Tôi đã đến thị trấn Malegaon và mua dụng cụ. Một tiếng sau tôi bắt đầu đào giếng”, Tajne nói.
Giờ đây, toàn bộ người dân trong làng đều lấy nước từ giếng của anh Tajne, không cần phải phụ thuộc vào nguồn nước của những giai cấp khác.
Giếng sâu 4,6m của anh Tanje đang “cứu sống” dân làng
Tanje chọn vị trí đào giếng theo bản năng, không hề có tính toán khoa học hay thủy văn nào. “Tôi cầu nguyện với Chúa trước khi bắt đầu công việc. Tôi rất biết ơn vì nỗ lực của tôi đã được đền đáp,” anh nói.
Tajne không thể bỏ công việc hàng ngày để đào giếng. Vì thế, anh đào giếng khoảng 4 tiếng trước khi đi làm, và 2 tiếng sau khi về nhà, cứ như thế liên tục suốt 40 ngày. “Tôi chỉ muốn mang nước về cho cả làng, để những người Dalit chúng tôi không phải cầu xin nước từ người khác nữa”, người công nhân đang học năm cuối đại học cho biết.
Vợ của anh, Sangita đã rất hối hận vì đã trách anh. “Tôi không hề giúp đỡ chồng cho đến khi anh tìm thấy nguồn nước. Giờ thì cả gia đình, trừ 2 đứa nhỏ, đều giúp đỡ anh mở rộng và đào sâu cái giếng hơn nữa. Nó đang sâu 4,6m và rộng gần 2m. Chúng tôi muốn nó sâu thêm 1,5 m nữa”, cô nói thêm.
Người dân Ấn Độ đang phải đối mặt với đợt nắng nóng và hạn hán kỷ lục khiến hàng trăm người chết
Theo Danviet
Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đang "một mình chống lại IS"
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa lên tiếng cáo buộc liên minh quôc tế chống lại tổ chức khủng bố IS ở Syria đang bỏ rơi đất nước của ông, khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải một mình chống lại các tay súng thánh chiến.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc chiến IS
"Họ đã để chúng tôi một mình trong cuộc chiến chống lại IS, trong khi tổ chức này vẫn đang gây ra thảm cảnh đổ máu cho chúng tôi thông qua các vụ đánh bom tự sát và tấn công vào Kilis", Tổng thống Erdogan bày tỏ, và đã đề cập rõ tới thị trấn biên giới Kilis thường phải hứng chịu đạn rocket từ phía Syria.
"Tại Syria hiện nay, không có nước nào trong số những quốc gia tuyên bố chiến đấu với IS phải đối mặt với những tổn thất mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng chịu. Không có ai phải trả giá đắt như chúng tôi", ông Erdogan cay đắng cho biết thêm.
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong tình trạng báo động cao nhất, sau hàng loạt vụ tấn công do IS thực hiện trong những tháng gần đây nhắm vào Ankara, Istanbul và một số thành phố khác.
Hồi mùa hè năm ngoái, Ankara bắt đầu chiến dịch không kích các tay súng thánh chiến ở khu vực biên giới.
Thị trấn biên giới Kilis mà ông Erdogan đề cập thường phải hứng chịu rocket từ phía Syria dội sang, và đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đáp trả bằng đạn pháo.
Phía Ankara cũng cho phép các máy bay của Mỹ sử dụng căn cứ không quân ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ để không kích IS.
Là một thành viên của NATO và liên minh chiến đấu chống IS do Mỹ dẫn đầu, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đang cố gắng tăng cường tấn công, bắn phá các mục tiêu của IS tại Syria.
Theo_An ninh thủ đô
Những vụ xả thải thủy ngân khốc hại trên thế giới Thủy ngân trong không khí và nguồn nước đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng con người và hệ sinh thái - điều này đã được chứng minh trong nhiều vụ bê bối thải thủy ngân diện rộng trên thế giới. Bệnh nhân mắc bệnh Minamata, căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân tại Nhật Bản Việc phát hiện thủy ngân trong không...