Ăn để phòng và chữa bệnh
Thực phẩm có thể là một “bác sĩ” hay cho sức khỏe của bạn.
Ăn để… khỏi buồn
Thịt, cá, trứng và một số thực phẩm giàu protein có thể là vũ khí giúp bạn đương đầu với chứng trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu thực phẩm giàu chất tryptophan (một trong những “viên gạch” xây dựng nên protein) được cung cấp cho bệnh nhân trầm cảm sẽ giúp họ cải thiện tình trạng bệnh. Não rất cần omega-3 và cá luôn là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Nguồn omega-3 cũng có rất nhiều trong các loại hạt.
Khoảng 20% người trưởng thành không chịu ăn sáng nhằm mục đích giảm cân (Ảnh: Hồng Thúy)
Thực phẩm nguyên hạt cũng rất quan trọng cho bệnh nhân trầm cảm vì chúng có tác dụng ổn định đường huyết vốn gây ảnh hưởng đến tâm trạng con người.
Ăn sau khi… “chén chú chén anh”
Khi say, người ta nghĩ rằng ăn món giàu chất béo sẽ là một giải pháp. Thực ra, thức ăn giàu chất béo cần được dùng trước khi nâng ly vì chúng tạo ra một lớp màng ở thành dạ dày, có tác dụng ngăn cản bớt lượng rượu được hấp thu. Vì vậy, việc dùng thức ăn giàu chất béo sau khi đã “chén chú chén anh” trở nên vô nghĩa, thậm chí còn gây kích ứng dạ dày.
Khi say, cần tránh cà phê vì nó sẽ càng làm cho cơ thể bị mất nước. Thức ăn lý tưởng nhất là chuối và quả kiwi vì chúng giúp cơ thể giữ được chất potassium (kali). Trứng cũng rất hữu ích vì có chứa chất cysteine vốn có thể “giải tán” một chất độc sinh ra từ rượu là acetaldehyde.
Ăn để khỏe xương
Trẻ em rất cần dùng nhiều sữa và thực phẩm chế biến từ sữa nhằm cung cấp calcium cho cơ thể để cải thiện chất lượng xương. Nếu không đủ calcium ở tuổi thơ ấu thì khi đến tuổi trưởng thành, xương sẽ không được phát triển hoàn chỉnh.
Dinh dưỡng cũng rất quan trọng cho xương của người trưởng thành. Vitamin D rất cần cho sự phát triển của xương. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá, sữa, trứng… Vitamin D giúp cơ thể hấp thu calcium tốt hơn.
Vitamin K có trong bông cải xanh giúp vận chuyển calcium từ máu vào trong xương. Những thực phẩm giàu magnesium như đậu, khoai tây cũng có lợi trong việc củng cố xương.
Video đang HOT
Ăn để hạ huyết áp
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, mỗi ngày chúng ta đưa vào cơ thể quá nhiều muối, trong khi lượng muối được khuyến cáo là không vượt quá 6,25 g. Các nghiên cứu cho thấy potassium và magnesium được tìm thấy nhiều trong cải bó xôi, chuối, hạt… có thể giúp hạ huyết áp.
Thực phẩm nguyên hạt cũng rất quan trọng cho bệnh nhân trầm cảm vì chúng có tác dụng ổn định đường huyết vốn gây ảnh hưởng đến tâm trạng con người. (Ảnh minh họa)
Ăn để chống ung thư
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới, trên 1/3 trong 12 loại ung thư phổ biến có thể ngăn chặn qua những thay đổi về lối sống, trong đó có thay đổi thói quen ăn uống.
Không một thức ăn riêng lẻ nào có thể ngăn chặn ung thư. Tuy nhiên, sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm nguồn gốc thực vật có thể hỗ trợ nhau nhờ việc xác lập hệ thống các chất chống ôxy hóa. Những thực phẩm có lợi trong việc phòng chống ung thư gồm cà chua, đậu, hành, tỏi, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải…
Ăn để cung cấp năng lượng
Khoảng 20% người trưởng thành không chịu ăn sáng nhằm mục đích giảm cân. Tuy nhiên, việc không ăn sáng sẽ làm cơ thể thiếu năng lượng, mất tập trung. Vì thế, hiệu quả công việc, hiệu suất học tập sẽ giảm sút trong buổi sáng.
Thức ăn sáng lý tưởng nhất là thực phẩm giàu chất xơ và protein. Không nên ăn quá nhiều vào buổi trưa để giúp cơ thể duy trì năng lượng ở mức tối ưu.
Theo TNO
Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin..., nhất là đối với trẻ em. Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm mũi họng cấp. Ở trẻ em viêm mũi họng cấp xuất hiện có thể riêng biệt, nhưng thường có kèm theo viêm VA (amidan ở vòm mũi họng), viêm amiđan, đôi khi có viêm phế quản.
Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).
Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ, như: thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu.
Trẻ em dễ mắc bệnh viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi. Ảnh minh họa: dreamstime.
Một số triệu chứng điển hình:
- Đầu tiên bệnh nhân ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.
- Sau đó mũi bắt đầu nghẹt chảy nước trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.
- Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.
- Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.
- Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn viêm họng. Hơn thế khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập.
Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.
- Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt.
- Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.
- Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Theo bác sĩ Dũng, nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc.
Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol, sử dụng như sau:
- Trẻ nhũ nhi thì dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày
- Trẻ 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Với người lớn dùng theo nhu cầu.
Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây.
Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
Một số lưu ý để phòng bệnh
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
- Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin..., nhất là đối với trẻ em.
- Khi trẻ sốt cao không nên ủ ấm quá hoặc ở trong phòng máy lạnh dưới 25 độ C.
- Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
- Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi vì dễ gây chảy máu mũi.
Theo VNE
Phòng và chấm dứt viêm nhiễm phụ khoa Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa là rất cao. Những con số biết nói Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Đó là con số mà Trung tâm Giải phẫu tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai đưa ra sau khi khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng...