Ăn đậu phụ giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh, hãy tăng cường ăn đậu phụ vì thực phẩm này có chứa hàm lượng cao isoflavone – chất giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ăn đậu phụ hơn 1 lần/tuần giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tim, so với 12% ở những người ăn đậu phụ ít hơn 1 lần/tháng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Isoflavone là một loại polyphenol có trong đậu nành, đậu xanh, quả hồ trăn, đậu phộng cùng các loại hạt, trái cây khác.
Trong nghiên cứu được công bố trên chuyên san Circulation, các nhà khoa học thuộc Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham & Women’s (Mỹ) khảo sát dữ liệu liên quan tới hơn 200.000 người.
Kết quả cho thấy những người ăn đậu phụ hơn 1 lần/tuần giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tim, so với 12% ở những người ăn đậu phụ ít hơn 1 lần/tháng.
“Đậu phụ và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu isoflavone khác là nguồn protein tuyệt vời và các chất thay thế cho protein động vật”, trưởng nhóm nghiên cứu Qi Sun nói thêm.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan đáng kể giữa uống sữa đậu nành và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tim, bao gồm tập thể dục, lịch sử gia đình và thói quen lối sống, theo các chuyên gia.
Mai Duyên
Đậu phụ vừa ngon vừa bổ, có thể ngăn ngừa ung thư nhưng có 3 nhóm người không nên ăn nó để tránh bị phản tác dụng
Đậu phụ vốn là loại thực phẩm rất quen thuộc của nhiều gia đình bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng chính vì có nhiều chất dinh dưỡng nên 3 nhóm người này không nên ăn đậu phụ nếu không muốn bệnh tình trở nặng thêm.
Tác dụng thần kỳ của đậu phụ
1. Tăng cường canxi, giúp phát triển xương
Đậu phụ là loại sản phẩm đậu nành rất phổ biến. Không thể phủ nhận rằng giá trị dinh dưỡng của đậu phụ thực sự rất cao, đặc biệt là hàm lượng canxi. Trong mỗi 100g đậu phụ chứa tới 140-160 mg canxi.
2. Là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng, giảm cân
Ngoài ra, đậu phụ chứa một lượng lớn protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Như vậy, có thể thấy đây là loại thực phẩm ít calo, ít chất béo nhưng giàu protein, cực kì thích hợp cho những người muốn sử dụng nó để ăn kiêng giảm cân, giữ dáng.
3. Ngăn ngừa ung thư
Y học phương Đông tin rằng đậu phụ có tính hàn, có thể nuôi dưỡng khí, giải độc. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng, isoflavone đậu nành trong đậu phụ có tác dụng ngăn ngừa, chống và điều trị ung thư. Ngoài ra, đậu phụ có chứa một lượng lớn sterol và stigmasterols, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nó đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa ung thư vú ở nữ giới do isoflavone đậu nành trong đậu phụ còn được gọi là phytoestrogen, có tác dụng điều chỉnh mức estrogen ở phụ nữ.
4. Thay thế protein từ thịt, giúp sống lâu
Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho thấy, nếu bạn thay thế thịt bằng đậu phụ, bạn có thể kéo dài tuổi thọ. Điều này là do protein thực vật trong đậu phụ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Theo dữ liệu từ hơn 70.000 người tại Nhật Bản, thay thế 3% protein thịt đỏ bằng protein thực vật giúp giảm một phần tư nguy cơ tử vong. Tiến sĩ Hu Bingchang của Đại học Harvard cũng tin rằng protein thực vật như đậu phụ thay vì thịt đỏ và thịt chế biến là rất tốt cho sức khỏe.
3 nhóm người không nên ăn đậu phụ
Mặc dù đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng có 3 nhóm người không phù hợp để tiêu thụ nó:
1. Giá trị purine của đậu phụ rất cao, do đó những bệnh nhân bị bệnh gút hoặc những người có axit uric cao nên chú ý đến lượng đậu phụ ăn vào bởi nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Do đậu phụ có tình hàn nên những người có dạ dày bị lạnh, lá lách và thận thiếu dương khí, thường phát xạ về đêm cũng không nên ăn đậu phụ.
3. Những người dễ bị đầy hơi và tiêu chảy không nên tiêu thụ quá nhiều đậu phụ.
Pem
Protein thực vật có tốt hơn protein động vật? Protein thực vật và động vật đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách chọn loại protein phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân. Protein là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người, giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì...