Ăn cua như thế nào mới đúng?
Hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong cua; khi nấu thêm bia, gừng giúp tăng hương vị, khử khuẩn và làm ấm dạ dày.
Thịt cua giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết cách ăn cua đúng. Dưới đây là các lưu ý khi ăn cua, theo Life Time.
Trên thị trường có rất nhiều loại cua. Tùy vào loại nước được nuôi, cua có thể phân loại thành cua biển và cua nước ngọt.
Về góc độ dinh dưỡng, cua biển và cua nước ngọt đều là thực phẩm có hàm lượng protein cao, ít chất béo. Tuy nhiên, cua biển chứa nhiều axit béo không no hơn còn cua nước ngọt hàm lượng choresterol cao hơn.
Ảnh: MF.
Cách ăn cua hợp lý
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong xương cua có những vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus và Paragonimiasis dễ gây ngộ độc, dị ứng. Do đó trước khi ăn cua cần nấu chín.
Video đang HOT
Hấp là cách tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua. Khi hấp, bạn có thể kết hợp với bia, gừng, hành tây. Như vậy, bạn vừa tăng hương vị cho món cua lại vừa khử trùng hoàn toàn các vi khuẩn đồng thời làm ấm dạ dày vào mùa thu đông.
Lưu ý, mỗi bữa chỉ nên ăn từ 40 đến 75 g hải sản, tức khoảng 1-2 con cua. Cua chứa nhiều protein nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gây dị ứng.
Trường hợp nên và không nên ăn nhiều cua
Một số người cho rằng cua không nên ăn kèm với cà chua vì vitamin C trong cà chua có thể khiến các asen hữu cơ trong cua chuyển thành asen vô cơ có hại. Tuy nhiên, thông qua khảo sát và thí nghiệm, Trung tâm Giám sát An toàn Thực phẩm Bắc Kinh (Trung Quốc) kết luận việc kết hợp cà chua và cua không hề ảnh hưởng gì tới quá trình chuyển hóa chất.
Ngoài ra, cua là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, protein, omega-3, vitamin nhóm B, hỗ trợ chắc xương và chắc răng. Phụ nữ mang thai chỉ cần chú ý ăn cua vừa phải và tuyệt đối tránh các món cua sống như gỏi cua.
Bệnh nhân viêm gan, phù nề dạ dày niêm mạc, rối loạn bài tiết mật, suy giảm chức năng tiêu hóa không nên ăn cua vì cua dễ gây khó tiêu, đầy bụng nôn mửa. Gạch cua nhiều cholesterol, không thích hợp cho người mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân gout và người hay dị ứng với hải sản cũng nên hạn chế ăn nhiều cua.
Nguyễn Xuân
Theo Vnexpress
Lý do mẹ bầu nên lựa chọn dầu vừng thay vì dầu ăn thông thường
Dầu vừng rất tốt cho phụ nữ có thai bởi nhiều lý do khác nhau.
Phụ nữ mang thai có nên ăn dầu vừng không?
Dầu vừng rất giàu vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ giảm, ăn dầu vừng suốt thai kỳ không những giúp tăng cao khả năng miễn dịch mà còn giúp các mẹ bầu ăn ngon hơn. Ngoài ra, dầu vừng giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da, giảm táo bón. Các mẹ bầu bị táo bón nên uống 1 thìa dầu vừng vào sáng sớm và vào trước bữa tối.
Tác dụng của dầu vừng đối với phụ nữ mang thai
- Dầu vừng giúp ngăn ngừa, điều trị xơ cứng động mạch. Ngoài ra, dầu vừng rất giàu các axit béo không no tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Dầu vừng có thể đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
- Dầu vừng cũng giúp mẹ bầu dưỡng giọng, trị viêm họng
- Tiêu thụ dầu vừng trong một thời gian dài có thể giúp các bà mẹ mang thai giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp trong thai kỳ.
- Dầu vừng giúp chống lão hóa, ngăn ngừa rạn da và giúp mẹ bầu có được làn da mịn màng.
Cách ăn dầu vừng
Ngoài việc thay thế dầu ăn thông thường, bạn có thể dùng dầu vừng để làm các món salad.
Thêm một vài giọt dầu vừng khi nấu canh, canh của bạn sẽ thơm ngon hơn.
Chú ý: Mẹ bầu nên tránh tiêu thụ dầu vừng khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, viêm dạ dày, kiết lỵ.
Quỳnh Trang
Theo Trí Thức Trẻ
2 thói quen khi ăn kem nhiều người làm nhưng không hề biết rất dễ gây ngộ độc Có một vài sai lầm cơ bản khi ăn kem mọi người nên tránh để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta có lẽ còn nghi ngại việc ngộ độc khi ăn kem nhưng Amreen Bashir, giảng viên về môn khoa học y sinh của Đại học Aston (Anh) mới đây phát biểu trên tờ Mirror Online của Anh, về những...