Ăn cơm xong, bố chồng gọi tôi vào phòng đưa cho cuốn sổ tiết kiệm trị giá gần 4 tỷ và than một câu khiến tôi hốt hoảng
Bố chồng bảo sẽ viết cái di chúc, giờ sổ vẫn đứng tên ông, chỉ cần ông chết thì tôi được thừa kế cuốn sổ này.
Chủ nhật vừa rồi vợ chồng tôi cho con cái về quê thăm ông bà. Ăn cơm trưa xong, trong lúc chồng tôi đưa con cái đi câu cá, bố chồng gọi tôi vào phòng và đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm. Mở ra mà tôi giật mình, trong đó có gần 4 tỷ đồng. Bố chồng bảo ông bán 2 mảnh đất từ lâu rồi, cứ gửi trong ngân hàng, được bao nhiêu lãi lại cộng vào, vài năm nay không tiêu một đồng trong đó nên để dành được từng ấy.
Tôi nghe mà hốt hoảng lắm. Nhà cửa tềnh toàng, ông bà sống bằng lương hưu của ông nên ăn uống đạm bạc. Vợ chồng tôi thì cũng xoay xở mãi mới mua được căn chung cư trên thành phố, vẫn còn nợ 1 ít nhưng trước kia vì nghĩ bố mẹ chồng không có nên cũng chưa từng mở miệng hỏi vay mượn gì. Giờ bất ngờ biết bố chồng có món tiền to thế này, đúng là dở khóc dở cười.
Tôi hỏi bố chồng sao đưa sổ cho mình. Ông bảo đợt này thấy hay đau đầu chóng mặt, không muốn ăn uống, có lẽ chẳng sống được lâu nữa nên sợ chết đột ngột không ai biết cuốn sổ này thì uổng phí. Ông có 2 người con nhưng con gái lấy chồng, cả năm chẳng về thăm bố mẹ được một lần. Còn con trai – chồng tôi – thì hay rượu chè quá, ông mà đưa cho là thế nào cũng ném vào mua sắm ăn chơi nên đưa tôi giữ là tốt nhất.
Giờ cầm cuốn sổ tiết kiệm trong tay mà tôi thấy nặng nề quá. (Ảnh minh họa)
Tôi bảo ông dùng tiền này đưa ông đi khám xem bệnh tật như thế nào. Nếu chữa được thì hết nửa tiền cũng phải chữa, nửa còn lại thì để an dưỡng tuổi già cho sướng. Tội gì phải để đau đớn bệnh tật trong khi có tiền. Nhưng bố chồng cứ than: “Bệnh người già, chữa sao hết, chữa nay thì mai lại đau, chỉ tốn tiền. Thôi con cứ cầm, đến khi bố chết thì con làm gì với số tiền này thì làm nhưng nhớ phải giữ cho thằng Bún với con Chanh. Tốt nhất là mua cho chúng nó căn nhà ngoài thành phố làm của để dành”. Bún, Chanh là tên gọi ở nhà của con trai và con gái tôi, hai cháu năm nay cũng vào cấp 2 cả rồi.
Suy nghĩ của ông thật khiến tôi không theo kịp. Ông bảo sẽ viết cái di chúc, giờ sổ vẫn đứng tên ông, chỉ cần ông chết thì tôi được thừa kế cuốn sổ này. Nhưng việc này chỉ được tôi và ông biết, ông không cho tôi nói với chồng vì sợ anh lấy mất.
Video đang HOT
Tôi còn muốn nói với ông nhiều lắm nhưng ông khăng khăng như vậy nên tôi chẳng biết khuyên bảo thế nào nữa. Giờ cầm cuốn sổ tiết kiệm trong tay mà tôi thấy nặng nề quá. Sao bố chồng lại phải khổ như thế, để cả mẹ chồng và các con khổ theo. Tôi không có quyền đi rút tiền để làm bất cứ điều gì cho ông bà nên chỉ có thể khuyên bố chồng thôi, song ông cố chấp như vậy thì khuyên kiểu gì? Mong mọi người tư vấn cho tôi.
(phamvt…@gmail.com)
Ông nội tôi vừa qua đời, cả nhà nhận được tin nhắn với nội dung ai cũng phải thất thần
Tôi vội vàng đi sang phòng bố mẹ và đưa tin nhắn đó cho bố tôi xem. Ngay lập tức, chúng tôi đã liên hệ với người đã nhắn tin cho ông tôi.
Gia đình tôi sống cùng với ông bà nội, ngay từ nhỏ, tôi đã luôn được ông yêu quý. Ông luôn cho tôi những thứ quà mà tôi ưa thích. Nhất là từ khi bà nội mất, tình yêu thương ông luôn dành cả cho tôi.
Bố mẹ tôi đi làm suốt ngày tận tối mới về, thành ra ngoài giờ học ở trường, mỗi khi về nhà thì ông luôn là người bạn thân duy nhất của tôi.
Ông tôi là người đam mê công nghệ và tin học, mặc dù đã gần 80 tuổi, nhưng ông vẫn sử dụng thành thạo điện thoại và máy tính. Những gì được coi là khó khăn đối với những người già khác, thì ông tôi coi như là chuyện nhỏ.
Ảnh minh họa.
Do gần gũi ông, nên tôi biết, hàng ngày ông vẫn nhận được điện thoại và tin nhắn của bạn bè, mà ông nói là thân thiết. Cũng có khi, ông đi cafe hoặc đi đâu đó đến nửa ngày mới về. Có thể nói, ông tôi chẳng khác mấy với ngày ông còn đi làm. Nguồn năng lượng của ông có thể nói rất dồi dào!
Khi tôi đã dần khôn lớn, thì mới hiểu những phức tạp của người lớn. Gần đây, tôi thấy bố mẹ luôn thở dài khi nói chuyện với nhau trong phòng. Họ nói về chuyện chú Nam và cô Mai (là em ruột của bố tôi) đang yêu cầu ông nội tôi viết di chúc về việc thừa kế ngôi nhà mà gia đình tôi đang ở mấy thế hệ ở đó. Nhưng ý bố mẹ tôi chưa muốn nói với ông về chuyện đó, bởi ông đã già rồi, sức khỏe chưa nói trước được điều gì. Bố mẹ tôi chưa muốn ông nội nghĩ ngợi nhiều về câu chuyện nhạy cảm đó.
Thành ra, từ mấy tháng nay, giữa bố mẹ tôi và các cô chú trong nhà đang trong tình trạng "bằng mặt mà không bằng lòng". Mỗi lần đến thăm ông nội, các cô chú đều bóng gió xa xôi nói về chuyện thừa kế và di chúc.
Thậm chí đôi lần cô út còn nói thẳng với mẹ tôi: "Anh chị đừng hòng lừa gạt sự cả tin thương người của bố để chiếm đoạt ngôi nhà này". Không khí trong đại gia đình tôi có lúc căng như dây đàn.
Là đứa cháu nội gần gũi ông nhất, tôi hiểu rằng, có thể ông biết được điều ấy, nên đôi lúc tôi thấy ông thoáng thở dài như suy nghĩ điều gì. Có lần tôi thấy ông trao đổi với ai đó những câu chuyện rất dài, rồi hẹn gặp trực tiếp để bàn bạc.
"Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già", một ngày ông tôi lâm bệnh. Những lúc ông nằm tại chỗ vì mệt mỏi, ông vẫn có đủ minh mẫn để trả lời điện thoại và nhắn tin với bạn bè.
Ông tôi ra đi thanh thản, nhẹ nhàng như là người đi ngủ vậy. Buổi trưa hôm đó đi học về, tôi vào phòng ông gọi mãi mà ông không trả lời. Tôi hoảng hốt lay gọi thì thấy ông không biết gì nữa. Ông đã ra đi khi con cháu không có ai ở bên cạnh.
Sau khi cả nhà đã tổ chức tang lễ cho ông xong xuôi, tối đó tôi vào phòng ông, định thu dọn lại đồ đạc ông để lại thì chợt thấy điện thoại của ông có tin nhắn.
Tôi vội mở ra xem và bất ngờ khi đọc: "Bác ơi, cháu đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý theo đúng nguyện vọng của bác rồi đấy ạ. Lúc nào cháu mời bác qua văn phòng cháu, để cháu gửi bác ạ". Người nhắn tin cho ông, trong danh bạ ông đặt là luật sư Trung.
Tôi vội vàng đi sang phòng phòng bố mẹ và đưa tin nhắn đó cho bố tôi xem. Chúng tôi đã liên hệ với ngay luật sư Trung trong tối đó. Sau khi biết tin ông nội tôi đã mất được 2 ngày nay, luật sư Trung nói: "Ông đã viết một bức di chúc quan trọng và sáng mai tôi muốn gặp toàn thể gia đình để nói chuyện đó".
Ảnh minh họa
Sáng hôm sau là Chủ nhật, cả nhà tôi đều có mặt đông đủ. Luật sư Trung đã công bố di chúc của ông. Cả bố mẹ tôi và các cô chú đều ngạc nhiên, hóa ra ông đã biết tất cả mọi chuyện lục đục trong nội bộ gia đình tôi và đã có những quyết định từ trước rồi.
Ông viết để lại cho bố mẹ tôi căn nhà đang ở, để lại cho chú Nam căn nhà dưới quê cùng với 200m đất vườn thuộc ngôi nhà đó.
Còn cô Mai được ông cho căn nhà chung cư gần nhà cô chú với diện tích gấp đôi căn nhà cũ là 120 mét. Cuối cùng ông tôi còn căn dặn: "Khi bố mất đi rồi, bố mong các con luôn đoàn kết thương yêu nhau, mọi thứ của cải vật chất dù lớn hay nhỏ, đều không mua được thứ linh thiêng nhất đó là tình máu mủ ruột thịt các con ạ.
Bố rất buồn khi thời gian gần đây, các con đã có những hiểu lầm và cư xử chưa đúng mực với nhau. Hãy yêu thương nhau, kể cả khi bố không còn ở bên các con nữa, các con nhé!".
Cả bố mẹ tôi và các cô chú đều khóc nấc lên khi luật sư Trung đọc bản di chúc của ông. Mọi người có lẽ ai cũng hiểu ra những sai lầm của mình. Chẳng ai bảo ai, tất cả mọi người đều ngước mắt về phía bàn thờ ông nội tôi và chắp tay thành kính, như thầm hứa với ông sẽ nhớ và thực hiện đúng như lời ông dặn.
Trên bàn thờ, bức ảnh ông nội tôi vẫn đang mỉm cười rất tươi, như đã hiểu được những lời hứa đó của mọi người...
Vợ đòi 'nằng nặc' thừa kế mảnh đất 100m mới chịu đưa 600 triệu cho tôi nộp viện phí cho bố Tôi quá thất vọng với vợ mình, cô ấy ích kỷ quá, trong khi lẽ thường phải chạy vạy tiền để lo cho bố, cô ấy chỉ 'chăm chăm' đến lợi ích cá nhân, lại còn bắt bố mẹ làm di chúc... Tôi là con thứ hai, trên tôi có một anh cả nữa, chúng tôi đều đã lập gia đình và có...