Ăn chung nồi lẩu có làm tăng nguy cơ nhiễm virus corona?
Nhiều nhà hàng bỏ lẩu ra khỏi thực đơn để tránh sự lây lan của virus corona. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng tụ tập đông người mới nhanh chóng làm nhiễm bệnh.
Tại Hong Kong, vụ việc nhiễm virus corona của nhóm thực khách đã đặt ra nghi vấn về việc ăn chung một nồi lẩu có thật sự làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Joseph Tsang Kay Yan, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho rằng lẩu có khả năng truyền dịch bệnh bởi nhiệt độ cao có thể khiến các giọt chứa virus bay lơ lửng và lan xa trong không khí.
Tuy nhiên, giáo sư David Hui Shu Choeng, chuyên gia về hô hấp của Đại học Hong Kong, lại nói rằng vấn đề là không nằm ở món lẩu, mà chính do việc tụ tập đông người.
Tụ tập những nơi đông người được xem là nguyên nhân khiến virus corona càng dễ lây lan. Ảnh: AFP.
Ít nhất 62 quốc gia đã đặt ra những hạn chế về nhập cảnh hoặc thường xuyên kiểm tra sức khỏe đối với công dân Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Video đang HOT
Thế nhưng, động thái này cũng không ngăn chặn một doanh nhân người Anh bị nhiễm virus corona. Thậm chí, ông còn không đến bất cứ đâu gần trung tâm bùng phát dịch bệnh.
Theo truyền thông Anh và Pháp, người đàn ông này đã nhiễm virus khi tham dự một hội nghị ở Singapore. Ông tiếp tục lây nhiễm cho những người khác trong chuyến đi đến khu trượt tuyết ở dãy Alps (địa phận nước Pháp) và trở về thị trấn Hove phía đông nam nước Anh, trước khi bị phát hiện dương tính với virus.
Guardian trích lời một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Cardiff cho biết người đàn ông này có thể được xem là “siêu lây lan”.
Ở Tây Ban Nha, theo truyền thông địa phương, một người đàn ông Anh được chẩn đoán nhiễm viêm phổi cấp sau khi tiếp xúc với các doanh nhân Pháp. Người này hiện được điều trị trên hòn đảo Mallorca (Tây Ban Nha), và là trường hợp thứ hai được xác nhận nhiễm virus ở nước này.
Trước đó, nhiều nhà hàng ở Hong Kong vừa tạm ngưng phục vụ các món lẩu trong thực đơn sau khi Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong xác nhận 11 trong số 19 thành viên của một đại gia đình dương tính với virus corona sau khi dùng chung lẩu và đồ nướng trong tiệc mừng tất niên.
Bác sĩ Chuang Shuk Kwan, trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm của trung tâm, cho rằng giải pháp cốt lõi là người dân nên giảm bớt các cuộc tụ họp trong khoảng thời gian này.
Người dân và nhiều nhà hàng Hong Kong bàng hoàng trước thông tin người nhiễm virus corona vì ăn lẩu. Ảnh: Eater San Diego.
Theo Zing
Chuyên gia chỉ cách phòng Corona khi trẻ đi học lại
Tình hình dịch do chủng virus Corona mới (nCoV) đang diễn biến phức tạp. Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 ca dương tính, như vậy đến lúc này có 12 trường hợp mắc virus Corona.
Học sinh đi học lại phòng virus Corona thế nào?
Nhiều trường học sẽ bắt đầu cho học sinh quay trở lại học tập vào tuần tới. Nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên lo lắng không biết trong tuần tới các con đi học sẽ như thế nào.
Theo PGS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, trong tuần này thời tiết còn lạnh, còn về tình trạng bệnh dịch chúng ta đang hết sức cố gắng tìm được ra phương pháp tốt nhất để hạn chế dịch, theo đó hạn chế tụ tập đông người. Tôi thấy hiện tại hầu hết các trường học, các thầy, các cô cũng không nghỉ ở nhà mà đến trường kiểm tra để đảm bảo được môi trường sạch nhất có thể từ không khí phòng học, lau bàn, lau ghế, vệ sinh...
PGS Điển cho biết tuần tới khi các cháu đi học thì đầu tiên đầu tiên là phải vệ sinh, phòng hộ cá nhân các cháu bé cần được đeo khẩu trang, thứ hai nữa là về cung cấp nước và xà phòng rửa tay là cực kỳ quan trọng có thể hết tiết 1-2 giờ các cháu đi rửa tay cùng nhau để giảm chất xuất tiết (ho) tay che lên thì sẽ sạch đi. Các cháu cần uống nước tăng cường để đảm bảo cơ thể khỏe hơn và giữa gìn mũi, họng (sau ăn thì cần đi đánh răng, súc miệng) đảm bảo sạch nhất có thể.
Tùy theo mỗi đối tượng mà áp dụng, PGS Điển cho biết các thầy cô và y tế nhà trường sẽ quan tâm đến học sinh và mỗi gia đình của mình cũng áp dụng biện pháp đưa ra của Bộ Y tế để phòng hộ tốt nhất, giảm bớt nguy cơ lây và trong đó giảm bớt những giọt bắn nước bọt của mình sang người khác (không nói hét) các thầy cô trong lớp cũng lưu ý giảm nguy cơ giọt bắn cho nhau.
PGS Điển cũng lưu ý, dịch nCoV là do virus và những bệnh nhiễm virus thì tất cả mọi người đều có thể bị lây, không loại trừ cả trẻ em và phụ nữ có thai. Với trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ sẽ cao hơn nếu có bệnh.
Và với phụ nữ có thai thì giải pháp cũng vẫn chung giống như mọi người là đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ, môi trường sinh hoạt an lành không đi ra tiếp xúc quá nhiều người vì không chỉ có một nguy cơ nCOV với phụ nữ mang thai mà còn rất nhiều virus,vi khuẩn khác nên phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với quá nhiều người thì có giải pháp đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau khi có tiếp xúc còn với trẻ em thì chúng ta hết sức giữ gìn, cố gắng giữ gìn hệ thống mũi họng cho trẻ em, kiểm soát các cháu trong lớp tốt, đeo khẩu trang, rửa tay, đảm bảo dinh dưỡng, uống nước đặc biệt khi thời tiết đang lạnh cần giữ ấm và khi thời tiết ấm lên cho các cháu ra sân chơi nhiều hơn.
PGS Điển khuyến cáo khi trời lạnh không ra sân chơi thì giữ ấm mũi họng và cổ cho các cháu để đảm bảo virut không xâm nhập và niêm mạc khu vực mũi họng các cháu không bị biến đổi để virut khó xâm nhập hơn.
Theo infonet
Chuyên gia cảnh báo bệnh nhân đã âm tính với virus corona có thể tái nhiễm Các chuyên gia y tế Trung Quốc cảnh báo những bệnh nhân đã được chữa khỏi virus corona vẫn có nguy cơ bị nhiễm trở lại. Một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona được chuyển lên xe cứu thương ở Vũ Hán. Ảnh: AFP Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mọi người nên tránh mọi cuộc tụ tập đông người, thậm...