Ăn chay trường trong 10 năm, người phụ nữ suýt bị mất trí nhớ
Hiện nay, có rất nhiều người thích ăn chay, nhưng cần phải ăn chay ở mức độ nhất định và không nên ăn trường kỳ, bởi nó có tác hại rất lớn đối với sức khỏe.
Người phụ nữ 40 tuổi cấp cứu vì thường xuyên ăn chay
Cô Ly năm nay 40 tuổi là người ăn chay trường và tuyệt đối không động vào đồ ăn mặn. Mỗi ngày thực phẩm chính cô Ly tiêu thụ gồm ngũ cốc như: cơm, cháo,…, rau quả và một lượng nhỏ sản phẩm từ đậu. Thói quen ăn chay của này đã đi theo cô 10 năm nay.
Tuy nhiên, gần đây cô Ly thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ăn không ngon miệng, thường xuyên ưu tư, trí nhớ không được tốt như trước, thị lực giảm, nghiêm trọng hơn là cô còn xuất hiện tình trạng da vàng và ngứa.
Cho đến một hôm đang nấu ăn, cô Ly bị tê cứng chân tay và nhào ngã xuống đất. Gia đình thấy vậy vội đưa đến Bệnh viện thành phố Hàng Châu để cấp cứu.
Cô Ly bị tê cứng chân tay và vàng da vì ăn chay nhiều năm (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Lưu Khiếm – người điều trị cho cô Ly sau một lúc hỏi về thói quen sống và tiền sử bệnh tật trước đây đã kết luận: việc ăn chay trong thời gian dài đã khiến cô Ly thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng.
Các xét nghiệm máu cũng xác nhận điều này: giá trị của vitamin B12 trong huyết thanh người bình thường là 138-652pmol/L, trong khi đó của cô Ly chỉ là 101pmol/L. Đồng thời, chỉ số vàng da của cô Ly rõ ràng đang tăng, thuộc nhóm vàng da chi phối. Do đó, mới xuất hiện các tình trạng vàng da và ngứa.
Thiếu vitamin B12 có tác hại gì?
Bác sĩ Lưu Khiêm giải thích rằng, chức năng chính của vitamin B12 là thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của các tế bào máu đỏ, ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính, tham gia vào sự hình thành lipoprotein trong mô thần kinh và ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh não.
Vì vậy, nếu thiếu vitamin này, nó sẽ làm cho các tế bào hồng cầu trở nên giòn, giải phóng bilirubin và làm vàng da.
Ăn chay nhiều năm dễ khiến cơ thể bị thiếu chất
Sự phá hủy các tế bào máu đỏ sẽ dẫn đến thiếu máu. Lại phát triển tiếp, thì sẽ phá hoại chức năng và hình thái bình thường của tế bào thần kinh, dẫn đến trầm cảm, cảm xúc thất thường, trí nhớ suy giảm, gây tê bàn tay hoặc bàn chân,… Nếu tổn hại của tế bào thần kinh lớn, cuối cùng sẽ dẫn đến mất trí hoàn toàn.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 còn có thể gây giảm thị lực. Lượng B12 trong cơ thể ở mức thấp có thể dẫn đến các căn bệnh về thần kinh thị giác gây giảm thị lực. Nghiên cứu gần đây cho thấy, sự kết hợp của Vitamin E, DHA, và Vitamin B12 giúp cải thiện thị giác và độ nhạy võng mạc ở những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp.
Cũng giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào tạo xương của cơ thể. Thiếu vitamin có thể dẫn đến chứng loãng xương khiến xương yếu và dễ gãy. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn bất kỳ nhóm đối tượng nào, đó là lý do tại sao nên xét nghiệm máu thường xuyên.
Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, được phân bố rộng rãi trong các loại thức ăn động vật như trứng, sữa, thịt, cá và gan động vật. Đối với hầu hết mọi người, chỉ cần có chế độ ăn uống bình thường, ít có khả năng thiếu vitamin B12.
Video đang HOT
Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,…
Tuy nhiên, nếu ăn chay trong thời gian dài, nó rất dễ gây thiếu hụt vitamin B12. Cô Ly sau khi thấy tác hại của việc ăn chay đối với cơ thể, cô rất hối hận. Với sự giúp đỡ của bác sĩ Lưu, cô Ly được kịp thời bổ sung vitamin B12. Sau một thời gian, cơ thể của cô Ly đã tốt hơn nhiều và trí nhớ của cô cũng đã được cải thiện.
Bác sĩ nhắc nhở: Mọi người đều cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý. Mỗi người ở độ tuổi khác nhau phải bổ sung dinh dưỡng khác nhau. Cảnh báo việc ăn chay trong thời gian quá dài sẽ có thể mất trí nhớ vĩnh viễn.
Bổ sung vitamin B12 thông qua thực phẩm
- Ngao, hàu và trai: Ngao chứa lượng B12 cao nhất, với 74,2 mcg B12/75g. Ngoài trai, các loài khác như sò và trai chứa một lượng vitamin B12 khá cao.
- Gan bò, lợn và gà: Gan bò, gan lợn và gan gà rất giàu vitamin B12. Cứ 75g gan bò chứa 52,9 mcg B12, trong khi cùng một lượng gan gà chứa 12,6 mcg.
- Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi: Mỗi 75g gan của cá thu đại dương nấu chín cho 14,3 mcg B12. Các loại cá khác giàu vitamin B12 là cá trích Đại Tây Dương (9,8 mcg), cá ngừ vây xanh (8,2 mcg), cá mòi đóng hộp trong dầu (6,7 mcg), cá hồi nấu chín (5,6 mcg).
Các loại cá biển là nguồn cung cấp vitamin B12 phổ biến
- Cua, tôm hùm, tôm: Hải sản như cua và tôm hùm là những nguồn cung cấp giàu vitamin B12. Cứ 75g thịt cua chứa gần 8.6 mcg B12. Các loài giáp xác khác như tôm hùm gai (3 mcg), tôm càng (2.32 mcg) và tôm nói chung (1.1 mcg) cũng là những nguồn cung cấp vitamin B12 phong phú.
- Thịt bò: Mỗi 75g thịt bò chứa 2,4-2,7 mcg B12. Bên cạnh thịt bò, thịt cừu cũng là một nguồn B12 tuyệt vời.
- Trứng ngỗng, vịt, gà: Trứng ngỗng có lượng vitamin B12 cao nhất, với 1 quả trứng chứa 7,3 mcg vitamin B12. Tiếp theo là trứng vịt, với 1 quả trứng có chứa 3,8 mcg. Một quả trứng gà chứa khoảng 0,6 mcg B12, trong khi 1 quả cút có 0,1 mcg.
- Sữa, sữa chua: Cả sữa nguyên chất và sữa ít béo đều chứa một lượng đáng kể B12. Một tách sữa (250 ml) mang 1,3 mcg B12, trong khi 1 cốc sữa béo 3,25% có 1,1 mcg. Sữa chua là một nguồn vitamin B-12 đặc biệt tốt, nó cũng chứa các chất đạm, kali, canxi, vitamin B và vitamin D.
Theo vietnamnet.vn
Dù ăn kiêng hay ăn chay kiểu gì thì bạn cũng đừng quên bổ sung đủ 7 dưỡng chất này
Tiêu thụ rau là chìa khóa để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn loại thực phẩm này, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
Sharon Bergquist, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Emory cho biết, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn chay chặt chẽ, bạn sẽ mất khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất thiết yếu.
Do đó, mọi người nên chú ý tới các loại thực phẩm bản thân đang tiêu thụ và sử dụng thực phẩm bổ sung khi cần thiết. Nhu cầu cần bổ sung các chất có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm bạn đang tiêu thụ. Đồng thời, mọi người nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng bất kì loại thực phẩm bổ sung nào.
Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn chay chặt chẽ, bạn sẽ mất khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất thiết yếu.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một số thực phẩm bổ sung còn không chứa đủ lượng vitamin và khoáng chất được ghi trên nhãn. Để đảm bảo an toàn, mọi người nên mua chúng ở những nơi có uy tín và được các chuyên gia khuyến cáo.
Dưới đây là những loại vitamin và khoáng chất cơ thể cần thiết khi áp dụng chế độ dinh dưỡng thuần ăn chay:
Vitamin B12
Vitamin B12 hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động bình thường và giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu. Do đó, không hấp thụ đủ loại vitamin này sẽ gia tăng nguy cơ thiếu máu, làm xuất hiện tổn thương thần kinh. Các dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt vitamin B12 bao gồm mệt mỏi, ngứa rát, suy giảm trí nhớ và mất khả năng cân bằng.
Vitamin B12 hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động bình thường và giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu.
Vandana Sheth, chuyên gia dinh dưỡng về ăn chay kiêm người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và ăn uống Hoa Kỳ khẳng định, nhiều người ăn chay không hấp thụ đủ vitamin B12. Loại vitamin này hầu hết được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ động vật như cá, thịt, gia cầm, trứng và sữa.
Các bác sĩ có thể kiểm tra lượng vitamin B12 thông qua xét nghiệm máu. Nếu áp dụng chế độ thuần ăn chay lâu dài, mọi người nên kiểm tra mỗi năm một lần. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc, sản phẩm thay thế sữa và men dinh dưỡng có thể bổ sung một lượng nhất định vitamin B12. Hầu hết những người ăn chay đều phải sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường chất này.
Sắt
Cơ thể bạn cần sắt để vận chuyển oxy khắp cơ thể. Chất này có trong hemoglobin của các tế bào hồng cầu. Nếu không hấp thụ đủ sắt, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Protein động vật là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể tìm thấy chất này qua các sản phẩm thực vật như rau chân vịt, hoa quả khô, nước ép mận, cám lúa mì, bánh mì nguyên cám và đậu phụ. Tuy nhiên, sắt trong các thực phẩm này khó hấp thụ hơn trong thịt.
Cơ thể bạn cần sắt để vận chuyển oxy khắp cơ thể.
Theo Ana Maria Lopez, thạc sĩ, chuyên gia y khoa tại Trường cao đẳng y khoa Hoa Kỳ (ACP), mọi người có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tiêu thụ kèm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật với thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt. Hơn nữa, bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm bổ sung sắt khi bị thiếu hụt. Hầu hết những người thuần ăn thuần chay thường tiêu thụ các loại đậu để đảm bảo đủ chất này.
Nếu lo ngại về nồng độ sắt trong máu, bạn có thể đi kiểm tra thường xuyên.
Kẽm
Hấp thụ đủ chất này sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chữa lành vết thương, tái tạo ADN và phân chia tế bào.
Thịt đỏ, gia cầm, sữa và hải sản là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Ngoài ra, chất này cũng có thể được tìm thấy trong bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, rau đậu và các loại hạt.
Hầu hết những người ăn chay đều có thể bổ sung đủ chất này thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Họ cần bổ sung gấp đôi lượng kẽm so với người của người bình thường vì axit phytic trong ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu làm giảm khả năng hấp thu kẽm.
Nếu bạn đang mắc các triệu chứng thiếu hụt kẽm như chán ăn, giảm cân, vết thương hồi phục chậm và mệt mỏi, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia.
Vitamin D
Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi hấp thụ vitamin D dù ăn chay hay không.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ hệ miễn dịch. Cá hồi và cá ngừ là một trong những nguồn cung cấp vitamin này dồi dào nhất. Ngoài ra, sữa chua, trứng, nấm cũng có thể bổ sung chất này.
Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi hấp thụ vitamin D dù ăn chay hay không. Theo Viện Y tế Hoa Kỳ, cơ thể con người cần bổ sung tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày. Chuyên gia Bergquist đề nghị người lớn nên hấp thụ từ 500 đến 600 IU chất này mỗi ngày.
Omega-3
Axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, đóng vai trò ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm tiểu đường, tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh viêm ruột (IBS) và ung thư.
Cá hồi, cá thu và cá ngừ là nguồn cung cấp chất này dồi dào. Một số chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hấp thụ 200-300 mg omega-3 mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung nếu thấy cần thiết.
Iốt
Tuyến giáp sử dụng iốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Loại hormone này giúp kiểm soát nhiệt độ, duy trì quá trình trao đổi chất và tăng cường năng lượng trong cơ thể. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển hệ thần kinh của trẻ em.
Tuyến giáp sử dụng iốt để tạo ra hormone tuyến giáp.
Hầu hết mọi người có thể bổ sung chất này thông qua các loại muối iốt. Bạn chỉ nên cho một nửa thìa cà phê loại muối này vào thực phẩm khi chế biến. Ngoài ra, iốt cũng có thể được tìm thấy trong các nguồn khác như sữa chua và cá. Thiếu hụt iốt sẽ gây nên tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp, có thể dẫn đến suy giáp.
Canxi
Canxi không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp mà còn rất cần thiết để tái tạo cơ bắp, hỗ trợ hệ thần kinh và tim.
Những sản phẩm đến từ thực vật như cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt, đậu phụ, hạnh nhân, đậu, mè và sữa đậu nành có thể cung cấp canxi. Tuy nhiên, áp dụng chế độ thuần ăn chay sẽ rất khó để bổ sung đủ chất này.
Trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung, bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia. Dư thừa chất này có thể làm canxi lắng đọng trong mạch máu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 500-600 mg là lượng canxi các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung mỗi ngày.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
"Tất tần tật" điều bạn điều cần nhớ khi đi ăn chay để giữ gìn sức khỏe Khi ăn chay, cơ thể sẽ không thể nhận được một số vitamin, protein và khoáng chất. Để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh khi ăn chay, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng dưới đây. 1. Chất béo lành mạnh Chất béo giúp hấp thụ các vitamin "tan trong chất béo" - vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin...