Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?
Nhiều người hay áp dụng các mẹo như uống trà gừng, ăn cháo trắng, bánh mì để giải rượu, vậy ăn trái cây có giúp giải rượu không?
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sử dụng trái cây sau khi uống bia rượu, đặc biệt là các loại thuộc họ cam, quýt, bằng cách ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống, sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ giải rượu hiệu quả.
Cam, quýt hay bưởi đều là những loại trái cây chứa nhiều nước và tác dụng lợi tiểu. Người say rượu có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống để làm loãng nồng độ cồn trong cơ thể, từ đó giúp đào thải cồn nhanh hơn. Đây cũng là lý do nhiều chuyên gia khuyến nghị bổ sung nhiều nước để giải rượu.
Theo nguyên lý, nồng độ cồn trong má.u được đào thải qua hai con đường chính: Hơi thở và nước tiểu. Vì vậy, khi cơ thể được cung cấp đủ nước hoặc các thực phẩm lợi tiểu sẽ giúp giảm nồng độ cồn nhanh chóng.
Cam và quýt còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp giải khát, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể phục hồi sau khi uống rượu bia. Bạn có thể chế biến chúng thành các loại nước ép giải khát để làm mát cơ thể, tăng năng lượng, giúp tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
Cam, quýt hay bưởi đều là những loại trái cây chứa nhiều nước. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, cam và quýt chứa các axit hữu cơ có khả năng kết hợp với ethanol trong rượu, tạo thành este, từ đó hỗ trợ giải rượu hiệu quả. Để sử dụng, bạn chỉ cần ép hoặc cắt 3-5 quả cam, quýt tươi cho người say rượu uống, ăn trực tiếp. Nếu có thể, hãy thêm một ít vỏ cam hoặc quýt khi ép để tăng hiệu quả giải rượu.
Trong đông y, vỏ quýt phơi khô, còn gọi là trần bì, cũng được sử dụng như vị thuố.c giải rượu. Bạn có thể dùng 30 g vỏ quýt sao thơm, tán vụn, kết hợp với hai quả mơ chua bỏ hạt, thái nhỏ. Đem hỗn hợp này sắc với 360 ml nước trên lửa nhỏ trong 30 phút, sau đó lọc bỏ bã, lấy nước cho người say uống. Thêm một chút gừng vào hỗn hợp sẽ giúp tăng hiệu quả giải rượu nhanh hơn.
Ngoài phương pháp trên, bạn cũng có thể giải rượu với rau má, bằng cách dùng 100 g rau má tươi, hai quả chanh, 1 g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối, mỗi lần uống 150-300 ml.
Video đang HOT
Có thể dùng một quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả. Uống nhiều nước sau khi uống rượu là biện pháp đơn giản để giải rượu.
Khi uống rượu, bạn nên ăn đầy đủ, không để bụng rỗng, uống từ từ giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, gan kịp oxy hóa, ăn nhiều rau xanh.
Cách tốt nhất để nhanh giảm nồng độ cồn trong má.u là uống ít rượu hơn. Lưu ý, khi uống rượu, tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ gây hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa mưa bằng những loại trái cây này
Bạn có thể thêm trái lựu, cam, đu đủ, lê, chuối... vào chế độ ăn trong mùa mưa để tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Những loại trái cây trên giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp nước.
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và K, kali giúp chống lại các gốc tự do và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Quả lựu
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và K, kali. Các chất dinh dưỡng này giúp giảm viêm, chống lại các gốc tự do và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường cơ chế phòng vệ của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễ.m trùn.g thường gặp trong mùa mưa tốt hơn.
Quả cam
Cam là nguồn vitamin C dồi dào, rất cần thiết cho chức năng miễn dịch. Chúng cũng chứa flavonoid có đặc tính chống viêm. Ăn cam có thể giúp sản xuất tế bào bạch cầu, rất quan trọng để chống lại nhiễ.m trùn.g và cải thiện sức khỏe làn da bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen.
Đu đủ
Đu đủ được biết đến với lợi ích tiêu hóa nhờ enzyme papain, giúp phâ.n hủ.y protein và dễ tiêu hóa. Chúng cũng giàu vitamin A, C và E, tất cả đều là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và tăng cường khả năng miễn dịch.
Quả lê
Lê là nguồn chất xơ tốt, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng cung cấp vitamin C và đồng, cả hai đều hỗ trợ chức năng miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa.
Quả chuối
Chuối giàu kali, vitamin B6 và vitamin C. Kali giúp duy trì cân bằng điện giải, rất quan trọng trong mùa gió mùa khi nguy cơ mất nước tăng cao. Vitamin B6 hỗ trợ sức khỏe não bộ và điều hòa tâm trạng, trong khi vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch.
Quả vải
Vải thiều có nhiều vitamin C, kali và chất chống oxy hóa. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và cung cấp nước. Các chất chống oxy hóa trong vải thiều cũng giúp chống lại các gốc tự do và giảm viêm, ngăn ngừa nhiễ.m trùn.g.
Táo giàu vitamin và chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Táo
Táo giàu chất xơ, vitamin A và C, và nhiều chất dinh dưỡng thực vật. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột, trong khi vitamin và chất dinh dưỡng thực vật tăng cường hệ miễn dịch.
Quả mận
Mận là nguồn cung cấp vitamin C và K, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường khả năng miễn dịch, trong khi chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và tình trạng viêm.
Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu vitamin A và C, chất xơ và chất chống oxy hóa như anthocyanin. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và cải thiện tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa trong quả anh đào cũng thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Quả mận đen Ấn Độ
Jamun hoặc mận đen (còn gọi là blackberry Ấn Độ) giàu vitamin C, sắt và chất chống oxy hóa. Nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện mức hemoglobin và hỗ trợ tiêu hóa.
Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu má.u do thiếu sắt Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu má.u do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thiếu má.u...